SKKN Biện pháp nâng cao tính tích cực hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non
Những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lưa tuổi mầm non cho thấy tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “Chơi mà học, học mà chơi”, thế giới xung quanh qua lăng kính chủ quan của trẻ có biết bao điều kì diệu và Vì sao lại thế? Hay vì sao thế?.. luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát được tìm tòi và khám phá. Có lẽ ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết cầm nắm các đồ vật trên tay, đến lúc chập chững biết đi, trong đầu trẻ đã muốn tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh.
Khám phá khoa học là tất cả sự vật, hiện tượng, con người xung quanh chúng ta bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, làm quen với khám phá khoa học là quá trình phát triển trẻ em như một nhân cách được bắt đầu từ thích ứng đến lĩnh hội và cải tạo môi trường.
Để trẻ lĩnh hội kiến thức một cách có hiệu quả nhất cần cho trẻ hoạt động với khám phá khoa học, vai trò của cô giáo là rất quan trọng trong quá trình hoạt động của trẻ. Cô chính là người định hướng cho trẻ, uốn nắn trẻ, mở rộng hiểu biết của trẻ giúp trẻ có hiểu biết sâu sắc về khám phá khoa học. Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu tìm ra một số biện pháp cho trẻ làm quen với khám phá khoa học giúp trẻ hứng thú và tiếp thu có hiệu quả.
Khám phá khoa học là tất cả sự vật, hiện tượng, con người xung quanh chúng ta bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, làm quen với khám phá khoa học là quá trình phát triển trẻ em như một nhân cách được bắt đầu từ thích ứng đến lĩnh hội và cải tạo môi trường.
Để trẻ lĩnh hội kiến thức một cách có hiệu quả nhất cần cho trẻ hoạt động với khám phá khoa học, vai trò của cô giáo là rất quan trọng trong quá trình hoạt động của trẻ. Cô chính là người định hướng cho trẻ, uốn nắn trẻ, mở rộng hiểu biết của trẻ giúp trẻ có hiểu biết sâu sắc về khám phá khoa học. Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu tìm ra một số biện pháp cho trẻ làm quen với khám phá khoa học giúp trẻ hứng thú và tiếp thu có hiệu quả.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao tính tích cực hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao tính tích cực hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1-2 I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 2 III/ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2 IV/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3-4 I/ CƠ LÝ LUẬN: 3 II/ THỰC TRẠNG: 4 1/ Thuận lợi. 4 2/ Khó khăn. 4 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 5-12 1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch cụ thể chọn bài dạy và đưa ra 5-6 phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ 2. Biện pháp 2: Đưa ra hình thức giáo dục linh hoạt, sáng tạo 6-8 trẻ thu hút trẻ. 3.Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ tích lũy kinh nghiệm về 8-9 khám phá khoa học ở mọi lúc mọi nơi 4.Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin 10 5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh 10 IV: HIỆU QUẢ SKKN 11 V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 12 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13-14 I/ KẾT LUẬN 13 II/ KIẾN NGHỊ 14 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 BP nâng cao tính tích cực hoạt động KPKH cho trẻ 4-5 tuổi tại trường MN động này để tiếp nhận một lượng kiến thức cũng như kinh nghiệm là cần thiết và quan trọng với trẻ trong xã hội hội hiện nay. Để trẻ luôn thấy hứng thú với hoạt động khám phá khoa học này tôi luôn học hỏi tìm tòi và luôn đưa các hình thức mới lạ lôi cuốn hấp dẫn trẻ nhằm tạo cho trẻ có một tâm lý thoải mái an tâm mà không lo sợ với giờ hoạt động Khám phá khoa học. Vậy làm thế nào để trẻ nhận thức được một lượng lớn kiến thức rất rộng như vậy mà không bị gò ép, căng thẳng lại không mang tính áp đặt khi làm quen với khám phá khoa học tôi đã chọn đề tài “ Biện pháp nâng cao tính tích cực hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non.” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình để áp dụng vào công tác giảng dạy tại lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Với đề tài này mục đích là giúp trẻ tích cực tham gia, hứng thú vào hoạt động khám phá khoa học. Giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh trẻ. III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Thời gian nghiên cứu 6 tháng ( Bắt đầu từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020 ) IV/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn cùng với đồng nghiệp nên tôi tập trung nghiên cứu 35 học sinh tại lớp MGN B2 tôi đang giảng dạy. 2/15 BP nâng cao tính tích cực hoạt động KPKH cho trẻ 4-5 tuổi tại trường MN xây dựng biện pháp giáo dục hay mới lạ cuốn hút trẻ để hình thành thói quen ham mê khám phá khoa học chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “ Biện pháp nâng cao tính tích cực hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non” để nghiên cứu tìm ra những biện pháp hay giúp trẻ học tốt hoạt động này. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi: - Nhà trường đã trang bị cơ sở vật chất, những trang thiết bị dạy học được cung cấp đầy đủ để trẻ có thể hoạt động một cách tốt nhất. - Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi kiến tập cho giáo viên về việc xây dựng các hoạt động động khám phá khoa học về môi trường xung quanh theo hình thức mới, lớp tôi được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường về mọi mặt và được nhà trường cử tham gia nhiều lớp tập huấn, kiến tập do Phòng giáo dục và nhà trường tổ chức. - Sĩ số lớp ổn định, trẻ tiếp thu nhanh, phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. - Giáo viên ở lớp phối kết hợp và thống nhất phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ. - Các cháu rất hiếu động, thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ, hứng thú trong các hoạt động cùng cô. - Đa số phụ huynh nhiệt tình sẵn sàng hỗ trợ và cùng cô giáo động viên khuyên khích trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học và môi trường xung quanh - Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự nghiên cứu tìm tòi các phương pháp mới lạ, luôn tâm huyết với nghề, thực sự yêu nghề mến trẻ, luôn học hỏi chuyên môn đồng nghiệp. 2. Khó khăn. - Đa số trẻ trong lớp còn có tính thụ động chưa mạnh dạn - Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử. - Vốn hiểu biết về môi trường xã hội còn hạn chế. - Trẻ chưa có tính độc lập, một số cháu chưa tự tin lắm, khi phát biểu cũng như khi quan sát làm thí nghiệm còn chưa tập trung hay chú ý ra ngoài. Vì vậy mà việc mở rộng kiến thức cho trẻ còn nhiều hạn chế. Ngay từ đầu năm học tôi đã dạy trẻ các hoạt động để khảo sát trẻ qua đó tôi thấy kết quả như sau: Phiếu 1: Bảng khảo sát thực tế tình hình trẻ đầu năm học 4/15 BP nâng cao tính tích cực hoạt động KPKH cho trẻ 4-5 tuổi tại trường MN ham học có hứng thú với hoạt động này hơn trước thể hiện sự suy nghĩ phán đoán trả lời câu hỏi của cô một cách chính xác Không những thế tôi cũng học tập chị em đồng nghiệp thêm các kĩ năng kĩ xảo để làm những hình ảnh sống động trên giáo án điện tử để trẻ thêm phần hứng thú. Ảnh 2: Quan sát một số giác quan trên khuôn mặt người Tôi còn tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với công nghệ thông tin cụ thể được trực tiếp lên bấm máy tính, thực hiện các thao tác với máy tính trong hoạt động khám phá khoa học của trẻ. Bên cạnh sự chuẩn bị đồ dùng học tập cũng như phương pháp soạn giảng trên máy tính trong giờ hoạt động với khám phá khoa học tôi còn chuẩn bị các đồ dùng học liệu phù hợp với trẻ để trẻ được tham gia các trò chơi không kém phần hứng thú hấp dẫn trẻ. Ví dụ: Trong hoạt động khám phá một số kiểu trang phục của bạn trai và bạn gái tôi đã chuẩn bị rất nhiều những kiểu trang phục khác nhau bạn trai, bạn gái để chọn với hình thức chơi cho trẻ tham gia làm người mẫu nhí trình diễn thời trang và hình thức chơi khác cho trẻ đứng làm 2 đội bật qua suối lên chọn trang phục tương ứng phù hợp với hình ảnh bạn trai hay bạn gái mà cô đã dán trên bảng của mỗi đội. Chính điều này tạo cho trẻ sự hứng thú và ghi nhớ rất tốt mà không bó buộc trẻ, vừa được chơi lại vừa được học đúng theo yêu cầu của lứa tuổi mầm non trẻ ghi nhớ các kiểu trang phục của các bạn trai, bạn gái như bạn trai tóc ngắn đội mũ lưỡi trai, bạn gái tóc dài đeo bờm, bạn gái hay mặc váy,bạn trai mặc quần áo.Trẻ nào mà ghép sai các trang phục thì thông qua trò chơi này cô sửa sai cho trẻ biết để trẻ ghi nhớ chính xác hơn. Ngoài ra tôi còn thu thập thêm một số hình ảnh ở trên mạng bạn trai,bạn gái với các kiểu tư thế trang phục đồ dùng khác nhau mà bản thân trẻ thường sử dụng để làm giàu thêm vốn kiến thức ở trẻ về bản thân. Ảnh 3: Trang phục về bạn trai, bạn gái 2. Biện pháp 2: Đưa ra hình thức giáo dục linh hoạt, sáng tạo thu hút trẻ * Trò chuyện với trẻ - và đặt câu hỏi: Đây có thể nói là phần rất quan trọng trong các hoạt động học nhất là với với hoạt động khám phá khoa học. Cô trò chuyện với trẻ với các hệ thống câu hỏi mở nhằm khuyến khích trẻ được trả lời nhiều hơn những gì trẻ đã biết nhằm thu thập cho trẻ thêm nguồn kiến thức bổ ích mà trẻ lĩnh hội được cùng với hình ảnh minh họa, những trải nghiệm thực tế sẽ luôn là dẫn chứng cụ thể đáng tin cậy cho trẻ. Và trong những giờ trò chuyện cô luôn thay đổi hình thức tạo hứng thú cho trẻ. 6/15 BP nâng cao tính tích cực hoạt động KPKH cho trẻ 4-5 tuổi tại trường MN đậm nhạt tôi cho trẻ lên chọn gam màu như: màu xanh lục xếp từ đậm đến nhạt cho trẻ quan sát hỏi trẻ tại sao như vậy thì đã có trẻ nhận xét được. Bởi vì tỉ lệ màu chúng ta lấy pha nhiều ít khác nhau thì sẽ cho màu sắc đậm nhạt khác nhau. Sau đó cho trẻ nhúng bông hoa trắng vào cốc nước mà mình vừa pha được để nhuộm màu cho bông hoa. Thông qua việc cho trẻ trải nghiệm như vậy, cô nhấn mạnh được một số điều cần thiết để làm kiến thức cơ bản cho trẻ tích lũy. Vậy thông qua biện pháp này trẻ được trò chuyện một cách thích thú về những điều trẻ biết, còn những điều trẻ chưa biết thông qua biện pháp này trẻ được mở mang thêm kiến thức cũng như trải nghiệm thực tế làm thí nghiệm chính mình làm. 3. Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ tích lũy kinh nghiệm về khám phá khoa học ở mọi lúc mọi nơi. * Lồng ghép Khám phá khoa học trong các hoạt động: Ta thấy việc lồng ghép các hoạt động khác như làm quen với toán, văn học, giáo dục thể chất vào một giờ khám phá khoa học giúp trẻ tiếp nhận được vốn kiến thức một cách có hiệu quả là rất cần thiết, việc lồng ghép giáo dục tích hợp này luôn bổ trợ cho hoạt động khám phá khoa học được hiệu quả hơn. Ví dụ: Khi cô dẫn dắt vào bài cô cho trẻ hát một bài hát có nội dung gần với đề tài hoạt động, dạy trẻ để làm cho giờ hoạt động được hấp dẫn như: khi dạy hoạt động Khám phá sự biến đổi của sắc màu cô cho trẻ hát bài “Sắc màu”. Sau đó cô trò chuyện về màu sắc của bài hát để dẫn dắt vào bài, trẻ rất hứng thú hay khi cho trẻ làm thí nghiệm thì âm nhạc cũng rất quan trọng, cô mở nhạc với tiếng nhỏ để làm nền nhưng cũng đủ làm trẻ hào hứng thích thú say mê khi được làm thí nghiệm. Ngoài ra thì việc cô lồng ghép thêm giáo dục thể chất hay văn học vào những hoạt động khám phá khoa học này thì cũng giống như với việc lồng ghép âm nhạc nhằm mục đích của giờ khám phá khoa học thêm lôi cuốn và hấp dẫn trẻ. Trong hoạt động góc khi trẻ được làm các thí nghiệm nhỏ như gieo hạt, thả vật chìm, vật nổi đã giúp trẻ có hứng thú và yêu thích được khám phá tìm tòi về thế giới xung quanh gần mà rộng lớn vô cùng. Từ đó phát triển niềm ham thích khám phá thế giới xung quanh ở trẻ. Ảnh 6: trẻ đang chơi góc thiên nhiên Ngoài ra ở các hoạt động khác như âm nhạc, tạo hình, chữ cái, văn học. cô cũng có thể lồng ghép cho trẻ khám phá khoa học tìm hiểu về thế giới xung 8/15 BP nâng cao tính tích cực hoạt động KPKH cho trẻ 4-5 tuổi tại trường MN các bài tập để trẻ sángtạo theo theo cách riêng của mình. Ở mỗi chủ điểm như là góc chủ điểm chính cô để khoảng trống cho trẻ sưu tầm tranh ảnh từ nhà mang đến để trang trí hay tự làm các đồ dùng của chủ điểm bằng các nguyên vật liệu có sẵn để trang trí như vậy trẻ luôn thoải mái, tự tin hứng thú sáng tạo. Ảnh 11: Góc khám phá Ở ngoài lớp học tận dụng khoảng cách hành lang bố trí trồng cây xanh với những cây cảnh trẻ mang tới. Trong các hoạt động ngoài trời cô cho trẻ thực hành chăm sóc cây xanh ở quanh lớp mình. 4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin Ngày nay lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển với tốc độ nhanh chóng, cung cấp nhiều thông tin hữu ích, hấp dẫn mà đôi khi ở trong cuộc sống chúng ta không tìm thấy được. Tùy vào nội dung từng bài học mà tôi có thể xem, tìm và download hình ảnh, video clip ứng dụng vào dạy trẻ.Trẻ được chính xác hóa các biểu tượng, hấp dẫn, cuốn hút trẻ vào giờ hoạt động hơn. Tôi còn thiết kế các bài giảng điện tử trên chương trình powerpoint hoặc kidpix như: Ở bài dạy “Tìm hiểu về một số loại rau” tôi đã thiết kế trò chơi củng cố trên chương trình powerpoint, bài tìm hiểu “Động vật sống trong rừng” tôi cho xem video hình ảnh các con vật sống trong rừng khiến trẻ rất thích thú. Ảnh 12: Một số động vật sống trong rừng Ảnh 13: Trên powerpoilt khám phá các loại rau 5. Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh Kết hợp với phụ huynh trong việc giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động Khám phá khoa học. Bằng cách trao đổi nội dung cho trẻ khám phá sắp học để phụ huynh biết và cung cấp1 số kiến thức cho trẻ hiểu về đối tượng mà giáo viên sắp thực hiện. Từ đó trẻ càng thích được khám phá hơn. Vì cha mẹ đã mở ra 1 phần hấp dẫn của đối tượng. Cô giáo tiếp tục gợi mở cho trẻ khám phá điều kỳ diệu tiếp theo bằng cách cho trẻ được trải nghiệm thí nghiệm để tìm ra điều kì lạ. Ảnh 14: Công tác tuyên truyền phu huynh Các nội dung dạy tôi xây dựng góc cha mẹ cần biết và cập nhật những thông tin cần trao đổi với phụ huynh thường xuyên và kịp thời. Với biện pháp này đã giúp trẻ ghi nhớ kỹ hơn những kiến thức mà cô cung cấp. IV. HIỆU QUẢ SKKN: - Sau gần một năm thực hiện áp dụng đề tài “ Biện pháp nâng cao tính tích cực hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non. ” tại lớp 10/15
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_nang_cao_tinh_tich_cuc_hoat_dong_kham_pha_cho.doc