SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi

Trong trường mầm non hoạt động âm nhạc một hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung...Mặt khác kỹ năng ca hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, về âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Còn đối với giáo viên chưa tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp,vẫn còn mang tính dập khuân, máy móc, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non một cách hạn chế không sáng tạo chưa hiệu quả.
Tôi là một giáo viên mầm non, luôn tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận thấy trẻ em rất thông minh và linh hoạt. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình.
doc 16 trang skmamnon 24/07/2024 710
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi

SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi
 "Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi"
chưa tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp,vẫn còn mang tính dập 
khuân, máy móc, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống 
hằng ngày ở trường Mầm non một cách hạn chế không sáng tạo chưa hiệu quả.
 Tôi là một giáo viên mầm non, luôn tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận 
thấy trẻ em rất thông minh và linh hoạt. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật 
nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt những khả năng vốn có. Chính vì 
điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, 
những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trong tất cả các môn học 
của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã 
mang nhiều thế mạnh
 Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn 
tượng đẹp khi trẻ tới trường, tới lớp.
 Vì tất cả những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để 
giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, 
để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho 
trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của 
mình đã thực hiện được.
 Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu “ Biện 
pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi ” với mục đích 
đem đến cho trẻ những giờ học âm nhạc thật hấp dẫn và phong phú. Từ đó đưa 
ra những biên pháp tốt giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Tôi mong 
rằng, những kinh nghiệm của tôi sẽ đạt được kết quả cao trên trẻ và góp phần 
giúp giáo viên thực hiện tốt chuyên môn của mình. 
2. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu một số phương pháp , biện pháp nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục âm nhạc cho trẻ 4- 5 tuổi lớp mẫu giáo trong trường mầm non, nhằm 
tìm ra một vài kinh nghiệm tốt nhất và thực hiện một số vấn đề mới để trẻ phát 
triển tốt khả năng nghe nhạc, khả năng ca hát và tạo điều kiện cho trẻ hoạt động 
tư duy nhiều hơn, được tìm hiểu và được trải nghiệm trong những bài học đầu 
tiên và tìm ra được một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy nhằm hình thành 
kỹ năng ca hát,vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu là sự cảm thụ âm nhạc của 23 trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi 
tuổi ở Trường mầm non Phú Đông.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm :
 - Trên học sinh 4-5 tuổi lớp B4
 2 /14 "Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi"
 Bởi vậy, muốn thực hiện tốt việc lồng ghép phù hợp, nhuần nhuyễn, muốn 
có trò chơi mới trong hoạt động giáo dục âm nhạc hoặc trong các ngày hội ngày 
lễ chúng ta cần sử dụng đầy đủ 3 phương pháp cơ bản của giáo dục âm nhạc là :
 Phương pháp quan sát : Là phương pháp quan sát và thu thập các mức độ 
thỏa mái và tham gia của mỗi trẻ trong lớp .
 Phương pháp trực quan thích giác: là phương pháp đặc thù của giáo dục 
âm nhạc, trong đó âm nhạc gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng, 
gần gũi trẻ.
 Phương pháp đàm thoại , trao đổi trực tiếp: hướng đến ý thức của trẻ, đối 
với trẻ, lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong những phương 
tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu.
 Phương pháp thực hành nghệ thuật : Trẻ hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận 
động, sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 Cho nên ở đơn vị tôi công tác, việc tổ chức lồng ghép giáo dục âm nhạc 
trong các hoạt động từ thể dục buổi sáng cho tới hoạt động chiều cũng đã áp 
dụng và có hiệu quả rất rõ rệt. Chúng tôi đã tự cải biên, sưu tầm, sáng tạo một số 
phương pháp dạy âm nhạc có phần phong phú hơn.
2. Thực trạng: 
2.1: Khảo sát thực tế
a. Những thuận lợi:
 - 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đa số đội ngũ giáo viên 
mầm non có tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề 
nghiệp.
 - Hầu hết đội ngũ giáo viên là người địa phương nên có nhiều thuận lợi 
trong công tác.
 - 100% số trẻ đến lớp đều ăn ngủ bán trú tại lớp.
 - Lớp học sạch sẽ, thoáng mát có đầy đủ ánh sáng để trẻ học tập.
b. Khó khăn:
 *Về nhà trường, giáo viên và phụ huynh.
 - Nhà trường chưa có phòng âm nhạc dành riêng cho trẻ. 
 - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của trẻ.
 - Góc âm nhạc có nhưng còn sơ sài, chưa phong phú, chưa gây được sự 
hứng thú tham gia của trẻ.
 - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc chưa được nhiều, đồ 
dùng chưa đẹp, chưa phong phú, chưa sáng tạo để lôi cuốn hấp dẫn trẻ.
 4 /14 "Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi"
 Trong hoạt động giáo dục âm nhạc, âm nhạc đóng vai trò chủ đạo, còn vận 
động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. Trước thực trạng của lớp, tôi 
nghiên cứu, tìm ra “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 - 
5 tuổi ”.
3. Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc ở lớp mẫu giáo 4 – 5 
tuổi tại trường mầm non Phú Đông.
3.1. Biện pháp1: Xây dựng môi trường học tập cho trẻ:
 Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, 
đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ. 
 Mặt khác trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem băng đĩa, trẻ 
rất hào hứng muốn vào góc âm nhạc để tự mình thể hiện mình, hát vận động 
bằng các nhạc cụ, trang phục. Vì vậy muốn trẻ thích thú hào hứng thì bản thân 
tôi luôn làm mới góc nghệ thuật bằng nhiều hình thức để kích thích hứng thú của 
trẻ. Tôi thường xuyên chú ý sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học 
thoải mái cho trẻ.
 * Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa 
minh hoạ thì bằng mọi cách tôi phải bố trí trong lớp không gian rộng rãi để kích 
thích trẻ thực hiện các động tác thoải mái, giúp trẻ hoạt động tích cực hơn.
 Ngoài ra tôi luôn thay đổi cách bày trí góc âm nhạc thật sinh động theo 
chủ điểm để gây sự thu hút tới trẻ.
* Ví dụ: “Thế giới động vật”: Tôi trang trí bằng những hình ảnh các con vật 
sống động, con thì cầm đàn đánh, con thì thổi kèn, con thì đánh trống, con thì 
cầm micrô hát
 Từ những hình ảnh vui nhộn do cô và trẻ cùng trang trí trẻ rất muốn mình 
có thể làm được như các bạn, được thể hiện tài năng của bản thân mình.
 Chính vì lẽ đó góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm 
nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển 
các kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo. Tại đây trẻ tự hát 
hay tự vận động theo nhạc biểu diễn một mình hay cùng một nhóm bạn một 
cách thích thú.
 Ngoài ra tôi còn chuẩn bị cả sân khấu di động cho trẻ để trẻ được biểu diễn, 
hoạt động sôi nổi nhằm giúp trẻ tự tin. mạnh dạn hơn.
 Ví dụ : Với hoạt động biểu diễn văn nghệ tôi đã trang trí sân khấu di động 
để trẻ được trải nghiệm và tự tin hơn .
 Minh chứng 1 : Hình ảnh trẻ được biểu diễn trong sân khấu di động 
 6 /14 "Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi"
 Tôi sử dụng các đạo cụ như: Súng, trang phục bồ đội, nhạc bom đạn để gây 
sự chú ý cho trẻ và hướng trẻ vào hoạt động nghe hát.
 Còn với tiết vận động “chú voi con ở bản đôn” cô có thể mời trẻ đóng vai 
chú voi con và trò chuyện và hướng trẻ vào hoạt động.
 Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm.
 Ví dụ: Khi trọng tâm là dạy hát thì tôi tổ chức cho trẻ hát to hay hát nhỏ, 
hát nối đuôi dựa theo các hình thức khác nhau.
3.3. Biện pháp 3: Sáng tạo các loại nhạc cụ, học cụ âm nhạc cùng trẻ:
 Âm nhạc là món ăn tinh thần đối với trẻ, nếu thiếu nó trẻ chỉ là “Những 
bông hoa khô héo”. Những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc giúp trẻ thoải 
mái, học tập và hoạt động tốt, trí nhớ phát triển, trí tưởng tượng ngày càng 
phong phú. Những âm thanh có tổ chức chặt chẽ cùng âm nhạc giúp trẻ phát 
triển đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ..
 Ngoài ra giáo viên còn cung cấp nhiều nguồn âm thanh để trẻ kết hợp sử 
dụng cùng với trang phục như phách tre, các loại lon, vỏ thạch, hộp sữa, các loại 
đá.
 Từ những nguyên vật liệu phế thải sẵn có, dễ tìm, cô và trẻ có thể tự thiết 
kế ra những đồ dùng, nhạc cụ sáng tạo.
 Tôi sử dụng các nguyên vật liệu mở như: muỗng gỗ, thanh tre, ly nhựa, nắp 
thiếc, hộp sữa để làm các nhạc cụ cho trẻ gõ đệm. Chú ý sử dụng đa dạng các 
nguyên vật liệu tạo ra âm thanh, để trẻ có thể cảm nhận tốt tiễng gõ đệm khác 
với nắp thiếc và khác với tiếng của nhựa.
 Từ những nguyên vật liệu đó tôi có thể cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc “Âm 
thanh to - nhỏ” để giúp trẻ cảm nhận các âm thanh phát ra từ các loại đồ chơi 
khác nhau.
 Ví dụ: Nắp sữa làm trống lắc, muỗng gõ, vỏ lon bia làm xắc xô, và chú ý 
trang trí đa dạng màu sắc để thu hút trẻ.
 Minh chứng 4: Hình ảnh trẻ làm dụng cụ âm nhạc từ lon ,hộp..
 Để làm trang phục cho trẻ, tôi dùng các ống hút, mút bitis, giấy, lá cây tạo 
nhiều kiểu trang phục lạ mắt.
Ví dụ: Dùng giấy báo hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện 
cho trẻ sáng tạo những kiểu áo, váyPhục vụ vũ hội hoá trang, nhảy múa tự do.
 Mặt khác giáo viên cần quan tâm sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại 
băng nhạc thiếu nhi, mầm non, nhạc cổ điểnCác loại nhạc cụ dân tộc và một 
số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: Khăn, cờ 
 8 /14 "Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi"
 Ví dụ : Đi tham quan vườn hoa cô cho trẻ nghe bài Ra vườn hoa em chơi 
của Văn Tấn . hoặc trẻ quan sát mưa cô trẻ nghe bài mưa rơi (dân ca xá)
 *Hoạt động góc :
 Góc âm nhạc được sử dụng để củng cố , rèn luyện kiến thức , kĩ năng hoạt 
động âm nhạc . giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ có thể tự do sáng tạo thể hiện 
những bài hát , điệu nhảy mình thích .
 *Hoạt động ăn , ngủ :
 Cô có thể cho trẻ nghe những bài hát dân ca , hát du để trẻ cảm nhận âm 
nhạc với giai điệu nhẹ nhàng , tình cảm , làm phong phú đời sống âm nhạc của 
trẻ như : Bèo dạt mây trôi – dân ca quan họ Bắc Ninh . Ru con – dân ca Nam 
bộ . Hoặc mẹ yêu con của tác giả Nguyễn Văn Tý 
 *Hoạt Động Chiều :
 Giáo viên có thể cho trẻ ôn hoặc vận động minh họa , múa lại những bài hát 
đã học , luyện kĩ năng hát , vận động cho trẻ nghe những bài mới , trò chơi mới .
 Minh chứng 5: Hình ảnh trẻ ôn vận động múa hoạt động chiều
 Như vậy, âm nhạc kết hợp với các môn học khác, mọi lúc mọi nơi có tác 
 dụng rất lớn đối với sự hình thành phát triển khả năng âm nhạc của trẻ và còn 
 giúp trẻ mạnh dạn, tự tin làm cho đời sống của trẻ vui vẻ, hồn nhiên và đồng 
 thời thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục.
3.5. Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động âm nhạc qua ngày lễ ,hội :
 Tổ chức hoạt động âm nhạc qua các ngày lễ hội để trẻ tự tham gia các hoạt 
động đa dạng như múa , hát , biểu diễn tốp ca , hợp ca, song ca, cá nhân Và 
trẻ có thể được thể hiện bản thân , tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc , 
 Điển hình như học kỳ I của năm học 2019-2020 vừa qua trường tôi đã tổ 
chức ngày “Ngày hội đến trường của bé”, “Bé vui Tết Trung Thu”. Ở mỗi một 
ngày hội, ngày lễ trường tôi đã dàn dựng để tổ chức các tiết mục văn nghệ vô 
cùng đặc sắc, sinh động và công phu. 
 Minh chứng 6: Hình ảnh trẻ được biểu diễn ngày lễ khai trường
 Trong các ngày lễ, hội thi, trường tôi có mời đông đủ phụ huynh tham dự. 
Nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của con mình. Điều 
này có tác dụng rất lớn đến việc thu hút phụ huynh đưa con đến lớp mẫu giáo và 
lòng tin đối với nhà trường. Và cũng là để phụ huynh có hướng phát huy năng 
khiếu ở trẻ. Trong cuộc thi trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các 
hoạt động có âm nhạc, trẻ thích biểu diễn và say mê với âm nhạc.
 Ví dụ : Các cô sẽ tổ chức các buổi giao lưu giữa các lớp như một cuộc thi 
để trẻ có sự cố gắng giúp trẻ tự tin ,Mạnh dạn hơn.
 10 /14

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_am_nhac_cho_tre.doc