SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi

Năm học 2022 - 2023 tôi được sự phân công của BGH dạy lớp chồi 2. Đa số trẻ có cha mẹ làm nghề buôn bán nhỏ, làm tôm trong xí nghiệp, trẻ thường xuyên ở nhà với ông bà, trẻ ở nhà xem tivi và chơi điện thoại là chủ yếu. Nên khả năng giao tiếp phát triển ngôn ngữ còn hạn chế.
Là giáo viên tôi luôn cố gắng đổi mới cho trẻ để trẻ giao tiếp với cô, giao tiếp trẻ với trẻ, phát triển vốn từ hoàn chỉnh và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
doc 9 trang skmamnon 06/07/2024 910
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi

SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi
 Là giáo viên tôi luôn cố gắng đổi mới cho trẻ để trẻ giao tiếp với cô, giao 
tiếp trẻ với trẻ, phát triển vốn từ hoàn chỉnh và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
 1.1. Thuận lợi
 Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, 
đồ chơi đầy đủ để cô và trẻ thực hiện tốt hoạt động phát triển ngôn ngữ.
 Ban Giám Hiệu tạo điều kiện cho giáo viên được đi dự giờ hoạt động làm 
quen văn học của các chị em đồng nghiệp để học hỏi rút kinh nghiệm cho bản 
thân.
 100% trẻ lớp tôi đều học bán trú nên dễ dàng theo dõi sự phát triển của trẻ 
về vốn từ của trẻ.
 Phụ huynh có ý thức trong việc đưa trẻ đến trường. Phụ huynh thường 
xuyên trao đổi cùng giáo viên về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ ở trường 
cũng như trẻ ở nhà.
 1.2. Khó khăn:
 Còn khoản 40 % cháu có giọng phát âm chưa rõ ràng nói chuyện chưa tròn 
câu, ngôn ngữ chưa mạch lạc.
 Một số phụ huynh bận công việc nên ít quan tâm, chăm lo, trò chuyện với 
trẻ và nghe trẻ nói để uốn nắn cho trẻ về ngôn ngữ.
 Phụ huynh chưa ủng hộ nhiệt tình trong việc tạo nguyên vật liệu để tạo góc 
hoạt động văn học cho trẻ.
 2. Biện pháp thực hiện:
 2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động làm quen văn học:
 Sau khi lựa chọn mục tiêu, các đề tài phù hợp với trẻ của lớp, tôi nghiên 
cứu thêm để chọn đề tài mới sao cho phù hợp với trẻ và đáp ứng khả năng hiểu 
biết diễn đạt ngôn ngữ của trẻ, lựa chọn đề tài mới phù hợp với chủ đề với nội 
dung mục tiêu, cần lựa chọn từ để diễn tả chính xác nội dung mình cần thông 
báo. Chọn từ giúp cho lời nói của trẻ rõ ràng, chính xác và mang sắc thái biểu 
cảm. Chọn từ cần có sự liên kết logic, khi trẻ diễn đạt phải ngừng nghỉ ngắt 
giọng đúng, để giọng nói của trẻ không ê a ậm ừ. Luyện cho trẻ có tác phong khi 
 2 đối với trẻ, nó làm tăng hiệu quả của các hoạt động, giúp trẻ hứng thú hơn trong 
lúc học.
 2.3. Tổ chức phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ:
 Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen 
văn học thể loại truyện kể, tôi cho trẻ kể lại truyện, chơi đóng kịch và đóng vai 
theo từng chủ đề. 
 Ví dụ: Truyện “ Chú Đổ con” tôi cho cháu chơi đóng vai theo nhân vật 
truyện gồm 4 cháu trong đó “ 1 cháu đóng vai chú Đổ con, 1 cháu đóng vai cô 
mưa xuân, 1 cháu đóng vai chị gió xuân và 1 cháu đóng vai ông mặt trời ” nhằm 
phát triển ngôn ngữ trẻ tốt hơn qua quá trình trẻ đóng vai kể lại câu chuyện theo 
nhân vật.
 Dạy trẻ kể lại truyện: Trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác 
phẩm văn học mà trẻ đã được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ 
đã có sẵn của các tác giả và giáo viên. Tuy nhiên yêu cầu trẻ không học thuộc 
lòng câu chuyện. Trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội 
dung câu chuyện một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt 
truyện. Yêu cầu đối với trẻ: kể nội dung chính của câu chuyện, không yêu cầu 
trẻ kể chi tiết toàn bộ nội dung tác phẩm. Lời kể phải có cấu trúc ngữ pháp. 
Khuyến khích trẻ dùng ngôn ngữ của chính mình kể. Giọng kể diễn cảm, to, rõ, 
không ê a ấp úng.
 Đối với thể loại thơ thì trên tiết dạy sau khi giáo viên đọc thơ diễn cảm 
cho cháu nghe kết hợp xem đoạn video, sa bàn thơ, kết hợp lấy cử chỉ tay diễn 
tả để thêm phần hứng thú và sau đó đàm thoại nội dung thơ thì đặt câu hỏi sao 
cho trẻ tự tư duy và suy nghĩ để trẻ trả lời mạch lạc, rõ ràng và hiểu nội dung bài 
thơ nhằm cho trẻ phát triển vốn từ của mình qua những câu thơ để cháu trả lời 
theo khả năng của mình để phát triển vốn từ cho trẻ. Cho cháu đọc thơ diễn cảm, 
biết ngắt giọng, lên giọng, xuống giọng để đọc bài thơ hay diễn cảm. Khi trẻ đọc 
thơ sai thì sau khi trẻ đọc xong cô chỉnh sai trẻ ngay câu thơ trẻ đọc có phần lỗi 
hay không chính xác, cô cho cháu đọc lại câu thơ hoàn chỉnh lại và sau đó động 
viên trẻ đọc thuộc lời thơ hơn và đọc diễn cảm hơn.
 4 nhân vật trong câu chuyện và hiểu được rõ hơn nội dung câu chuyện, bài thơ 
thông qua ngôn ngữ nói của mình.
 Ví dụ: Bà tiên, ông bụt thì xinh đẹp, đáng yêu còn phù thủy thì độc ác hay 
dê con thì hiền lành còn chó sói thì hung dữ, xấu xa
 Bên cạnh đó, để bài thơ câu chuyện được hay và hấp dẫn hơn thì không thể 
thiếu sự lồng ghép tích hợp các môn học khác để trẻ được hứng thú.
 Với lời kể diễn cảm, lời thơ mượt mà hấp dẫn làm rung động người nghe, 
nhưng biết tích hợp các môn học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không 
khí, tạo thêm phần hấp dẫn người nghe, làm trẻ chú ý nhiều hơn bớt nhàm chán. 
Bằng những lời ca, lời đối thoại, những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay 
một số trò chơi xen lẫn
 Ví dụ: Âm nhạc hoạt động hổ trợ cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn 
học, vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát “Một con vịt”, “Đố bạn biết con gì” 
khi trẻ kể chuyện thì trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu 
chuyện. 
 Tạo hình cũng là hoạt động hổ trợ hay đối với tác phẩm văn học như “ cô 
cho cháu xem tranh Hồ Gươm để mượn hình ảnh dẫn đến câu chuyện sự tích Hồ 
Gươm” hay mượn hình ảnh “ hoa cúc vàng để dẫn đến bài thơ “ Hoa cúc vàng” 
của tác giả Nguyễn Văn Chương”.
 Trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể hay thay cho phần cũng 
cố câu chuyện nên tôi thường hay cho trẻ chơi một số trò chơi như: cáo và thỏ, 
mèo và chim sẻ, bắt vịt trên cạn
 Việc tích hợp các môn học khác vào tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ ghi nhớ 
sâu hơn, giúp trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực hơn.
 2.5. Kết hợp với phụ huynh
 Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và 
nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện 
pháp không thể thiếu. Phụ huynh cung cấp cho tôi một số nguyện vật liệu của 
góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 6 Nắm được việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông 
qua hoạt động làm quen văn học.
 Nắm được nội dung hoạt động cho trẻ phát triển ngôn ngữ để trẻ được hoạt 
động tích cực hơn, ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc hơn.
 Biết tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ theo chủ điểm dạy một 
cách linh hoạt sáng tạo phù hợp, vận dụng phương pháp đổi mới “Lấy trẻ làm 
trung tâm” vào trong bài dạy. Đầu tư hơn vào trong soạn giảng trước khi lên lớp.
 Phối hợp với phụ huynh cùng nhau giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách 
tốt nhất.
 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 Ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng, sự chậm trễ về ngôn ngữ ảnh 
hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cho nên việc phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ đúng lúc và phù hợp với từng lứa tuổi là điều hết sức cần thiết. Phát triển 
ngôn ngữ mạch lạc là cái đích cuối cùng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
Đây là việc làm không phải dễ nhưng đầy lý thú. Vì vậy để trẻ đạt hiệu quả cao 
thì giáo viên cần tổ chức hoạt động này một cách khéo léo, nhằm phát triển tư 
duy, trí tưởng tượng cũng như năng lực sử dụng ngôn ngữ cho trẻ. Dạy trẻ phát 
triển ngôn ngữ cũng là dạy trẻ biết giao tiếp, cũng là dạy trẻ học làm người. 
Không chỉ về ngôn từ, cấu trúc câu mà cả học về cái tâm, cái tình, cái hồn, hay 
nói cách khác là học giá trị của người đó. Với trẻ thơ thì đây là sự khởi đầu 
nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển 
nhân cách cho trẻ.
 2. Kiến nghị.
 - Đối với nhà trường: Triển khai và áp dụng Biện pháp nâng cao chất lượng 
giảng dạy lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi cho tất cả khối lớp trong 
đơn vị.
 - Đối với phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã Giá Rai: Triển khai và áp dụng 
Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-
5 tuổi cho tất cả các trường mầm non, mẫu giáo trong thị xã.
 8

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_linh_vuc_phat_t.doc