SKKN Biện pháp hình thành và rèn luyện sự mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi thông qua các hoạt động tại trường mầm non
Trong năm học 2022 - 2023 này tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến tất cả các hoạt động của trẻ. Qua trò chuyện, giao tiếp với trẻ tôi nhận thấy có rất nhiều cháu còn khá là nhút nhát, không mạnh dạn giao tiếp với bạn với cô, trẻ không dám bày tỏ mong muốn hay nói lên suy nghĩ của mình... và qua giờ đón trả trẻ tôi đã trao đổi với phụ huynh, để nắm bắt thông tin về đặc điểm tâm lý của trẻ, thì đã có rất nhiều phụ huynh phải than phiền vì con ít nhút nhát, ít giao tiếp với mọi người xung quanh. Đứng trước tình hình đó chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để trẻ mạnh dạn hơn? tự tin hơn trong giao tiếp? Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi thiết nghĩ rằng việc dạy trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp là một vấn đề rất cần thiết và quan trọng nên tôi chọn đề tài: “Biện pháp hình thành và rèn luyện sự mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi thông qua các hoạt động tại trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong năm học 2022- 2023 nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất áp dụng vào công tác giảng dạy tại lớp. Bởi việc dạy, rèn cho trẻ “Tính mạnh, dạn tự tin trong giao tiếp” là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những kỹ năng sống qua đó giáo dục tình cảm và phát triển kỹ năng của trẻ góp phần vào việc phát triển toàn diện cho trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp hình thành và rèn luyện sự mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi thông qua các hoạt động tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp hình thành và rèn luyện sự mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi thông qua các hoạt động tại trường mầm non
2/15 SKKN: “Biện pháp hình thành và rèn luyện sự mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi thông qua các hoạt động tại trường mầm non” PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do về mặt lý luận Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đầu tư cho trẻ em chính là đầu tư cho tương lai, vận mệnh của đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, chủ động sáng tạo tự tin trong mọi tình huống. Nhưng, không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối với hầu hết mọi người, là động lực để cố gắng đạt được mục tiêu. “Trẻ em như những hạt mầm chứa đựng bên trong bao nhiêu tiềm năng, sức mạnh và khát khao vươn lên. Hãy tạo cho hạt mầm đó mảnh đất tốt lành, mạch nguồn và ánh sáng! Đó là công việc của tất cả mọi người chúng ta”. Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các trẻ thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh, vì vậy dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để trẻ trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh. 1.2. Lý do về mặt thực tiễn. Trong năm học 2022 - 2023 này tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến tất cả các hoạt động của trẻ. Qua trò chuyện, giao tiếp với trẻ tôi nhận thấy có rất nhiều cháu còn khá là nhút nhát, không mạnh dạn giao tiếp với bạn với cô, trẻ không dám bày tỏ mong muốn hay nói lên suy nghĩ của mình... và qua giờ đón trả trẻ tôi đã trao đổi với phụ huynh, để nắm bắt thông tin về đặc điểm tâm lý của trẻ, thì đã có rất nhiều phụ huynh phải than phiền vì con ít nhút nhát, ít giao tiếp với mọi người xung quanh. Đứng trước tình hình đó chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để trẻ mạnh dạn hơn? tự tin hơn trong giao tiếp? Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi thiết nghĩ rằng việc dạy trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp là một vấn đề rất cần thiết và quan trọng nên tôi chọn đề tài: “Biện pháp hình thành và rèn luyện sự mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi thông qua các hoạt động tại trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong năm học 2022- 2023 nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất áp dụng vào công tác giảng dạy tại lớp. Bởi việc dạy, rèn cho trẻ “Tính mạnh, dạn tự tin trong giao tiếp” là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những kỹ năng sống qua đó giáo dục tình cảm và phát triển kỹ năng của trẻ góp phần vào việc phát triển toàn diện cho trẻ. 4/15 2 Mạnh dạn giao tiếp với 6 26,1% 8 34,8% 9 39,1% mọi người xung quanh, biết bày tỏ ý kiến, cảm xúc của mình với người khác. 3 sẵn sàng nhận nhiệm vụ 11 47,8% 8 34,8% 4 17,3% được giao. 4 Biết tự đánh giá và điều 8 34,8% 9 39,1% 6 26,1% chỉnh các hành vi của bản 5 Khả năng thuyết trình 10 43,4% 7 30,4% 6 26,1% trước đám đông PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Một số nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu Công văn số 2602/SGDDT-GDMN ngày 31/8/2022 của SGD&ĐT Hà Nội về việc HD thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 29/8/2022 của UBND huyện Ba Vì về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023; Kế hoạch số 1115/KH-PGD&ĐT-MN ngày 08/9/2022 của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 -2023 cấp học mầm non huyện Ba Vì; Công văn số 1116/PGDĐT-MN ngày 09/9/2022 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp mầm non năm học 2022 - 2023; Kế hoạch số 110/KH-MNCS, ngày 8 tháng 10 năm 2022 của Trường mầm non Châu Sơn - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023. 2. Khảo sát thực trạng Qua nhiều năm công tác ở lớp 4-5 tuổi và sau gần một năm trẻ nghỉ học vì dịch covid không được đến trường, không được tiếp xúc với cô và các bạn trẻ trở nên nhút nhát hơn không tự tin nên tôi nhận thấy rằng việc dạy trẻ hình thành và rèn luyện sự mạnh dạn tự tin ở lứa tuổi này cũng là một việc rất cần thiết. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp hình thành và rèn luyện sự mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi thông qua các hoạt động tại trường mầm non” để làm bài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tôi mong muốn những biện pháp mà tôi áp dụng vào việc hình thành và rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ sẽ mang lại những kết quả tốt. Qua quá trình thực hiện tại nhóm lớp, tôi đã nhận thấy được một số thuận lợi và khó khăn sau: 6/15 giúp trẻ xử lý một số tình huống trong khi giao tiếp với các cô, các bạn trong trường cũng như các bạn xung quanh. Dạy cho trẻ làm chủ ngôn ngữ, học cách nhận biết cảm xúc của mình cũng như của người khác, học cách cư sử sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Trẻ cần biết mạnh dạn, tự tin chủ động để chơi với bạn của mình, tham gia tích cực trong nhóm học tập tuy nhiên điều này không dễ dàng với một số bé. Để giúp trẻ trở thành con người tự tin, năng động, sang tạo trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai, trẻ cần có những kỹ năng quan hệ xã hội như: làm thế nào để mạnh dạn tự tin với mọi nười, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn nhất trong cách cư xử tình huống gặp phải. Để trẻ làm được tất cả những điều trên thì trước tiên là một một giáo viên tôi luôn luôn có những cử chỉ thái độ chuẩn mực của một người nhà giáo, luôn công bằng với từng trẻ luôn gần gũi coi trẻ như những đứa con thân yêu của mình. Tôi luôn học cách lắng nghe và thấu hiểu trẻ luôn tạo sự gần gũi thân thiện, tôn trọng trẻ giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình, bên cạnh đó khích lệ trẻ bày tỏ thái độ dạy trẻ cách giải quyết vấn đề, luôn luôn củng cố sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ mọi lúc mọi nơi, cởi mở giúp trẻ tự tin thể hiện mình với cô và các bạn trong lớp. Trẻ học nhanh nhất là từ bắt chước, thế nên nếu muốn trẻ mạnh dạn, tự tin thì cô phải là tấm gương sang cho trẻ noi theo và học tập. Vì vậy tôi phải xây dựng cho mình một hình ảnh chuẩn mực trong lời nói việc làm cách ăn mặc để luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Ví dụ: Khi cô nhờ trẻ làm giúp một việc gì đó cô cần chú ý nói lời “cảm ơn” với trẻ, hay cô sơ suất điều gì đó trước trẻ cần tỏ thái độ lịch sự và nói lời “xin lỗi” tới trẻ. Hoặc khi nhìn thấy trẻ cô hãy chủ động nói chuyện và chào trẻ trước để trẻ học tập. Hay khi về nhà cha mẹ có thể hỏi: Hôm nay con đi học có vui không? Các bạn ở lớp thế nào? đến lớp con thích làm gì nhất? về nhà con thích gì?... Ví dụ: Khi học chủ điểm nghề nghiệp tôi cho trẻ chơi phân vai: Đóng vai giáo viên. Trẻ bắt chước giống giáo viên từ cử chỉ đến những cách nói, cách đặt câu hỏi cô thường hỏi hàng ngày trên lớp. Trẻ luôn coi cô như một tấm gương để học tập và cũng coi cô như người mẹ thứ hai của mình để mạnh dạn chia sẻ, tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn, từ đó phát huy tính mạnh dạn tự tin cho trẻ. Biên pháp 2: Khích lệ, động viên trẻ tự tin, cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao Con người ai cũng có thể có khuyến khuyến, nhất là trẻ nhỏ, nhiều khi trẻ không làm được các bài tập cô giao, trẻ chán nản, bỏ cuộc. Hình thành cho trẻ biết chấp nhận và cách vượt qua thất bại, biết cách thể hiện bản thân đúng chừng mực. Khi trẻ gặp thất bại chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy rất buồn và khi đó hơn bao giờ hết trẻ cần sự gần gũi, động viên kịp thời của cô. Không chỉ chú tâm đến kết quả tôi luôn đánh giá cao những nỗ lực của trẻ. Hãy để trẻ biết rằng cách chúng làm việc 8/15 thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học tập Thông qua các hoạt động và sự kiện sẽ giúp trẻ thêm mạnh dạn tự tin trẻ có kỹ năng cơ bản hình thành sự mạnh dạn, trẻ được hoạt động và được giao lưu các hoạt động với trẻ các lớp, các khối trong trường. Trong quá trình hướng dẫn, tổ chức các hoạt động rèn cho trẻ tính mạnh dạn tự tin, tôi đã lên kế hoạch cụ thể dựa trên những đặc điểm, kinh nghiệm, khả năng của trẻ, dựa vào các hoạt động hàng ngày của trẻ. Như thông qua việc tham gia hoạt động thể dục sáng, tập thể dục buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe của con người đặc biệt cho trẻ mầm non. Tôi động viên trẻ nhút nhát và gọi luân phiêm trẻ đứng lên tập mẫu cùng cô trước toàn trường để giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin hơn. Phát huy tính mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động ngoài trời. Khi được tham gia hoạt động ngoài trời giúp trẻ luôn có cảm giác gần gũi, như được hòa mình với thiên nhiên cỏ cây, hoa lá. Trẻ được thoải mái khám phá thiên nhiên, được chơi với cát, sỏi trong sân trường. Được tạo hình hoặc vẽ những con vật trẻ yêu thích. Sau mỗi lần như vậy trẻ rất hứng thú tham gia vào các giờ học tiếp theo. Ngoài ra mỗi tuần theo kế hoạch của nhà trường của khối đề ra trẻ tham gia các trò chơi vận động, trò chơi dân gian với các hình thức giao lưu khối, các lớp với nhau. ở hoạt động học tôi để trẻ thỏa sức nêu lên những suy nghĩ ý kiến của bản thân nên trẻ có kỹ năng hoạt động nhóm rất tốt, đối với trẻ nhút nhát tôi đặc biệt quan tâm, chú ý và dùng những lời nói để khích lệ trẻ cùng trẻ hoàn thành những công việc được giao. Luôn hỏi ý kiến trẻ để trẻ được bày tỏ suy nghĩ của mình trong mọi hoạt động. Ví dụ 1:Tham gia liên hoan chào đón Tết Trung thu, trẻ được tham gia vào các trò chơi dân gian kéo co” làm đồ chơi trung thu (đèn lồng, đèn ông sao...), làm bánh chưng. Ví Dụ 2: Tổ chức hoạt động giáo dục tại lớp cho trẻ chào mừng ngày 20/10, tôi cho trẻ thi đua làm bưu thiếp, tập cắm hoa, làm bánh tặng mẹ, tập nói lời chúc mừng cô giáo, bà ,mẹ và các bạn gái. Ví dụ 3: nâng cao khả năng thuyết trình, sáng tạo của trẻ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin tôi luôn tổ chức các cuộc thi tại lớp như cuộc thi “Ngôi nhà mơ ước, làm khung tranh từ nguyên vật liệu tự nhiên Trẻ rất hứng thú, háo hức, vui vẻ khi được tham gia các hoạt động tập thể, nhờ đó trẻ được thỏa sức vui chơi, thể hiện mình mà không bị gò bó. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ. Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên đi vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong công
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_hinh_thanh_va_ren_luyen_su_manh_dan_tu_tin_ch.docx
- SKKN Biện pháp hình thành và rèn luyện sự mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi thông qua cá.pdf