SKKN Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B2 Trường Mầm non Nghĩa Hòa nhận biết một số nguy cơ không an toàn và biết cách phòng tránh

Đối với trẻ 4- 5 tuổi: Nguy cơ không an toàn cho trẻ khi tham gia các trò chơi, khi chơi với các vật sắc nhọn, hột hạt. rất dễ xảy ra mất an toàn cho trẻ. Với cương vị là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong trường mầm non để giúp trẻ nhận biết về một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh vật sắc nhọn, nơi nguy hiểm, tôi luyện tập cho trẻ cách đối phó xử lý các tình huống cũng như tự bảo vệ mình trong cuộc sống. Chính vì những vấn đề này tôi mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B2 Trường mầm non Nghĩa Hòa nhận biết một số nguy cơ không an toàn và biết cách phòng tránh’” để triển khai, áp dụng tại lớp mình với mục đích: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong phòng, tránh các nguy cơ không an toàn cho trẻ khi ở trường cũng như ở gia đình. Từ đó hình thành cho trẻ nhận biết các mối nguy cơ không an toàn đến bản thân trẻ để trẻ biết phòng, tránh các đồ dùng, vật dụng sắc nhọn... khi trẻ tham gia các hoạt động học tập, vui chơi tại trường lớp và tham gia các sinh hoạt tại gia đình.
docx 23 trang skmamnon 24/03/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B2 Trường Mầm non Nghĩa Hòa nhận biết một số nguy cơ không an toàn và biết cách phòng tránh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B2 Trường Mầm non Nghĩa Hòa nhận biết một số nguy cơ không an toàn và biết cách phòng tránh

SKKN Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B2 Trường Mầm non Nghĩa Hòa nhận biết một số nguy cơ không an toàn và biết cách phòng tránh
 2
và toàn xã hội quan tâm, đây cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu của trường mầm non 
Nghĩa Hòa. Năm học 2022-2023 khi được giao phụ trách lớp 4-5 tuổi B2, tôi nhận thấy 
trong lớp một số trẻ còn hạn chế về nhận biết nguy cơ không an toàn và cách phòng 
tránh, dẫn tới trẻ chưa biết cách xử lý các tình huống cụ thể, chưa có kỹ năng tự bảo vệ 
bản thân, nhận biết và tránh những vật dụng, dụng cụ, những nơi nguy hiểm không an 
toàn có thể xảy ra do sự hiếu động, tò mò và chưa nhận biết hết mối nguy cơ không an 
toàn tiềm ẩn. Do đó trẻ cần được đảm bảo an toàn về thể lực sức khỏe và tính mạng khi 
học tập, vui chơi tại trường, gia đình
 Đối với trẻ 4- 5 tuổi: Nguy cơ không an toàn cho trẻ khi tham gia các trò chơi, 
khi chơi với các vật sắc nhọn, hột hạt. rất dễ xảy ra mất an toàn cho trẻ.
 Với cương vị là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong trường mầm non để giúp 
trẻ nhận biết về một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh vật sắc nhọn, nơi 
nguy hiểm, tôi luyện tập cho trẻ cách đối phó xử lý các tình huống cũng như tự bảo vệ 
mình trong cuộc sống. Chính vì những vấn đề này tôi mạnh dạn chọn đề tài “Biệnpháp 
giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B2 Trường mầm non Nghĩa Hòa nhận biết một số nguy 
cơ không an toàn và biết cách phòng tránh’” để triển khai, áp dụng tại lớp mình với 
mục đích: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong phòng, tránh các nguy cơ không an 
toàn cho trẻ khi ở trường cũng như ở gia đình. Từ đó hình thành cho trẻ nhận biết các 
mối nguy cơ không an toàn đến bản thân trẻ để trẻ biết phòng, tránh các đồ dùng, vật 
dụng sắc nhọn... khi trẻ tham gia các hoạt động học tập, vui chơi tại trường lớp và tham 
gia các sinh hoạt tại gia đình.
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng của hoạt động giáo dục giúp trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B2 
Trường mầm non Nghĩa Hòa nhận biết một số nguy cơ không an toàn và biết cách 
phòng tránh.
 1.1.ƯU điểm:
 Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, ngành, nhân dân tạo điều 
kiện xây dựng môi trường học tập tốt cho trẻ. Năm học 2022-2023 trường mầm non 
Nghĩa Hòa gồm có 1 khu, có tổng số 39 cán bộ giáo viên với 17 nhóm lớp. Nhà trường 
có các phòng học, phòng ngủ riêng, phòng âm nhạc, phòng tin học và phòng tiếng anh, 
công trình vệ sinh khép kín, khuôn viên trường được lát gạch, khu vui chơi phát triển thể 
chất được trải cỏ nhân tạo có nhiều đồ dùng đồ chơi, đảm bảo tốt các điều kiện sinh hoạt 
và học tập của trẻ. Nhà trường đã đầu tư mua sắm các thiết bị điện tử như ti vi được gắn 
trực tiếp tại lớp học, máy tính tại phòng tin học tạo điều kiện ứng dụng công nghệ thông 
tin trong các tiết học của trẻ.
 Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn luôn quan tâm xây dựng kế hoạch, tạo 
điều kiện cho giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về nội dung chăm sóc, 
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của Phòng giáo dục và nhà trường. Bồi dưỡng cho giáo 
viên các chuyên đề về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
 Lớp học, đồ dùng, đồ chơi của lớp tôi luôn bố trí gọn gàng hợp lý vừa với tầm 4
thời gian dài không được đến lớp học tập.
 - Các hoạt động vui chơi trẻ còn chạy nhảy xô đẩy nhau, dùng cây que làm đồ 
chơi. Giờ ăn một số trẻ còn ăn nhanh chưa nhai kỹ, cười đùa trong khi ăn, uống thức ăn 
dễ dẫn đến hóc sặc.
 - Một số trẻ chưa được cha mẹ và người thân trong gia đình hướng dẫn nhận biết 
một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh...; trên lớp trẻ chưa được tham gia 
nhiều các hoạt động kỹ năng sống về phòng, tránh nguy cơ không an toàn.
 - Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát mức độ nhận biết một số nguy cơ 
không an toàn và cách phòng tránh cho trẻ tại lớp tôi phụ trách. Tôi đánh giá mức độ: 
Đạt, không đạt, để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể:
 Bảng khảo sát trẻ khả năng tự nhận biết một số nguy cơ không an toàn và biết cách 
 phòng tránh của trẻ mẫu giáo lớp B2 tại thời điểm tháng 9/2022:
 Số trẻ chưa 
 Số trẻ đạt
 đạt
 STT Nội dung
 Tỉ lệ Tỉ lệ
 Số trẻ Số trẻ
 % %
 - Trẻ nhận ra vật sắc nhọn không lên nghịch.
 1 15/30 50% 15/30 50%
 - Trẻ nhận ra những nơi nguy hiểm như: sàn 
 2 nhà ướt, trơn trượt. 12/30 40% 18/30 60%
 - Trẻ biết một số hành động nguy hiểm và 
 3 phòng tránh khi được nhắc nhở như: Không 12/30 40% 18/30 60%
 cười đùa trong khi ăn, uống, không được ra 
 khỏi trường khi không được phép của cô giáo.
 - Trẻ nói được tên, địa chỉ của gia đình, số
 4 12/30 40% 18/30 60%
 điện thoại của người thân khi bị thất lạc.
 1.2.3. Tồn tại, hạn chế của phụ huynh trong việc dạy trẻ nhận biết một số nguy 
cơ không an toàn và biết cách phòng tránh cho trẻ khi ở nhà
 * Tồn tại hạn chế:
 - Do một số phụ huynh còn chưa nhận thức được tầm quan trọng, mức độ cần 
thiết trong việc hình thành khả năng nhận biết một số nguy cơ không an toàn và cách 
phòng tránh cho trẻ.
 - Một số cha mẹ đã đưa ra cách giáo dục trong việc giúp trẻ nhận biết một số nguy 
cơ không an toàn và cách phòng tránh cho trẻ, đã áp dụng nhưng chưa phù hợp.
 * Nguyên nhân:
 - Do phụ huynh đi làm công ty từ sáng đến tối nên không có nhiều thời gian quan 6
 Hình ảnh môi trường trong lớp B2 an toàn
 Khi cho trẻ chơi với những loại hột hạt, đồ chơi nhỏ để xâu vòng, xâu dây hoa, 
xếp hình, lắp ghép, kéo, bút sáp... Tôi luôn chú ý quan sát theo dõi và giáo dục trẻ không 
đùa nghịch, không đưa vào tai, mũi, miệng. Khi trẻ chơi xong, tôi hướng dẫn trẻ cất dọn 
đồ chơi cùng cô cẩn thận để vào hộp và xoáy lắp lại. 8
 Hình ảnh nhà vệ sinh an toàn lớp B2
 * Xây dựng môi trường ngoài lớp đảm bảo an toàn, thân thiện với trẻ:
 Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ra ngoài lớp hoạt động vui chơi. Cây xanh được 
tôi trồng và sắp xếp khoa học hợp lý, những cây có độc, có gai, nhọn được loại bỏ. Góc 
thiên nhiên bên ngoài lớp tôi trưng bày phù hợp với tầm với của trẻ để trẻ có thể quan 
sát, chăm sóc cây, không treo chậu hoa quá cao gây nguy hiểm cho trẻ, sắp xếp các chậu 
cây, chậu hoa ở nơi thông thoáng, đi lại dễ dàng để đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Trước mỗi giờ chơi, tôi cùng giáo viên cùng lớp kiểm tra các đồ chơi, khu vực 
chơi như đu quay, cầu trượt, thang leo... để đảm bảo an toàn trước khi trẻ chơi. Trong 
khi trẻ chơi tôi trò chuyện, giáo dục trẻ không chơi ở những nơi nguy hiểm, không đùa 
nghịch, xô đẩy nhau và biết không chơi với những đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho 
trẻ. lồng ghép hướng dẫn trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ như ngã khi xô đẩy 
nhau,... Tôi tham gia cùng chơi với trẻ để hướng dẫn trẻ trong suốt quá trình chơi... 10
 - Tại lớp, tôi đã xây dựng được môi trường trong và ngoài lớp Xanh- An toàn- 
Thân thiện đối với trẻ...
 2.2. Biện pháp 2: Dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và cách 
phòng tránh thông qua một số hoạt động trong ngày của trẻ ở trường
 2.1.1 Nội dung biện pháp
 a. Giúp trẻ nhận biết vật sắc nhọn, địa chỉ gia đình thông qua giờ hoạt động có 
chủ đích và hoạt động góc.
 b. Giúp trẻ nhận biết một số hành động nguy hiểm và cách phòng tránh thông qua 
giờ hoạt động thể chất, hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội.
 c. Giúp trẻ nhận ra những nơi nguy hiểm như: Sàn nhà ướt, trơn trượt, cười đùa 
trong khi ăn không an toàn và cách phòng tránh thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh.
 d. Giúp trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh thông 
qua hoạt động ngoài trời.
 2.2.2 Cách thức quá trình biện pháp:
 Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi hầu hết trẻ chưa phân biệt được những gì là 
nguy hiểm hay không nguy hiểm đối với mình. Chính vì vậy việc giúp trẻ phân biệt 
những mối nguy hiểm luôn được tôi quan tâm, lồng ghép vào để giáo dục trẻ qua hoạt 
động học, hay hoạt động vui chơi, hoạt động vệ sinh, trong giờ ăn, ngủ... Để việc giáo 
dục trẻ được tốt, tôi đã lựa chọn ra những mối nguy hiểm thường xảy ra ở trường học, 
gia đình như: Dao, kéo, vật sắc nhọn, hột hạt. Tôi thường tận dụng thời gian đón trẻ, 
hoặc trong giờ hoạt động chiều để trò chuyện giáo dục trẻ. Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở 
việc cô nhắc nhở trẻ không được lại gần, không được sử dụng những đồ dùng đó thì trẻ 
sẽ không hiểu vì sao phải như vậy, trẻ sẽ dễ dàng mau quên. Chính vì vậy tôi đã chủ 
động đưa các nội dung giáo dục trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và biết cách 
phòng tránh thành nội dung trọng tâm của một số hoạt động học để giáo dục trẻ.
 a. Giúp trẻ nhận biết vật sắc nhọn thông qua giờ hoạt động có chủ đích và hoạt 
động góc
 * Trong giờ hoạt động tạo hình: ở chủ đề nghề nghiệp “Cắt dán nhà cao tầng”, 
“Làm quà tặng cô” Trẻ sẽ được sử dụng những dụng cụ, vật dụng, nguyên liệu để tạo ra 
được sản phẩm. Trong đó trẻ có sử dụng kéo để cắt giấy màu, bút sáp để tô màu tranh, 
hột hạt để bồi tranh. Tuy những vật dụng đó quen thuộc
nhưng nếu chúng ta không hướng dẫn cách phòng tránh cho trẻ thì sẽ rất nguy hiểm đối 
với trẻ như: Trẻ cắt phải tay, lỡ đụng vào bạn, cho bút sáp, hột hạt vào miệng, tai, mũi. 12
 *Trong giờ hoạt động góc: Thông qua hoạt động góc trẻ chơi ở góc Nghệ
thuật như: Tô, vẽ, nặn, cắt dán. Ngóc sách truyện như: Cùng nhau cắt dán làm sách trẻ 
cũng được sử dụng những dụng cụ, vật dụng như kéo, bút chì, sáp màu, đất nặn, hột hạt 
để tạo ra những bức tranh, quyển sách... thì cũng ngây nguy hiểm đối với trẻ nên cô giáo 
dục trẻ khi chơi không tranh giành đồ chơi, dụng cụ của nhau để tránh cắt phải tay, vào 
bạn, không cho bút sáp, hột hạt vào miệng, tai, mũi xẽ gây nghuy hiểm.
 Trong quá trình trẻ vui chơi tôi và giáo viên còn lại quan sát và bao quát trẻ một 
cách sát sao cô hướng dẫn trẻ rất kỹ, kỹ năng khi trẻ sử dụng kéo, sử dụng bút sáp, đất 
nặn, keo dán để tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ.
 b. Giúp trẻ nhận biết một số hành động nguy hiểm và cách phòng tránh thông 
qua thông qua giờ hoạt động thể chất, hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội
 * Trong giờ hoạt động thể chất: Khi học thể dục trẻ được học ở nhà phát triển thể 
chất, trẻ được tiếp xúc, chơi với ngoài trời lên khả năng nguy cơ mất an toàn cho trẻ rất 
cao. Vì vậy cho trẻ di chuyển từ lớp ra khu vực nhà thể chất tôi cho trẻ di chuyển theo 
hàng và đi nhẹ nhàng không chạy nhảy. Trong suốt giờ học tôi và giáo viên cùng lớp bao 
quát trẻ, giáo dục trẻ không được đùa nhau, chạy nhảy và không tự ý ra khỏi nơi tập thể 
dục khi cô giáo chưa cho phép.
 * Trong hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội: Đối tiết dạy này thì tôi lựa chọn 
những đề tài để củng cố, dạy trẻ các kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_giup_tre_mau_giao_4_5_tuoi_lop_b2_truong_mam.docx
  • pdfSKKN Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B2 Trường Mầm non Nghĩa Hòa nhận biết một số nguy cơ k.pdf