SKKN Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học
Thực tế ở mỗi giáo viên việc lựa chọn thiết kế các nội dung khám phá khoa học sáng tạo vẫn còn nhiều lúng túng, những hoạt động khám phá giúp trẻ trở thành những người học tích cực có kiến thức phong phú đa dạng về thế giới xung quanh thúc đẩy sự phát triển trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học
1.Lí do chọn đề tài 1.1 Thực tiển: Khám phá khoa học là phương tiện giúp trẻ được làm quen với môi trường xung quanh, môi trường xã hội, giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn cái trẻ đang nhìn thấy và đang làm kích thích khả năng quan sát, phân loại, phán đoán, thử nghiệm và thảo luận ....Tuy nhiên trên thực tế hiện nay hầu hết trẻ em đều ít có cơ hội để trải nghiệm khám phá thế giới một cách tự nhiên nhất Thực tế ở mỗi giáo viên việc lựa chọn thiết kế các nội dung khám phá khoa học sáng tạo vẫn còn nhiều lúng túng, những hoạt động khám phá giúp trẻ trở thành những người học tích cực có kiến thức phong phú đa dạng về thế giới xung quanh thúc đẩy sự phát triển trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học” 1.2 Thực trạng của lớp - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng luôn tạo điều kiện để cho tôi hoạt động tốt trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. - Đặc biệt là sự đồng tình của phụ huynh trong việc đưa đón trẻ. - Bên cạnh đó thì có một số gia đình cha, mẹ đi làm xa gửi ông bà chăm sóc, ông bà đa số tiếng việt chưa rành, nên quá trình trao đổi và tạo điều kiện cho bé khám phá ở nhà vẫn gặp một số khó khăn. Chính vì thế, tôi đã lựa chọn một số biện pháp sau để giúp trẻ tiếp cận và hứng thú tham gia hoạt động khám phá khoa học Biện pháp 2: Dùng phương Biện pháp 1: Khảo sát pháp thử nghiệm để khám trẻ qua các kĩ năng phá Biện pháp 4: Tạo Biện pháp 3: Khám Các biện môi trường vật chất phá ở mọi lúc mọi pháp trong và ngoài lớp nơi Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh - Kỹ năng giao tiếp: Trẻ nói được những câu từ có đủ nghĩa, rõ và mạch lạc. - Kỹ năng phân loại: Tạo cho trẻ thói quen tập chung vào vấn đề để phân loại được đối tượng một cách trù tượng theo suy nghĩ của trẻ. - Kỹ năng so sánh: Trẻ biết so sánh giữa các đối tượng và sự khác biệt của đối tượng theo dấu hiệu khác nhau. Biện pháp 2: Dùng phương pháp thử nghiệm để khám phá VD: Trò chơi thử nghiệm : Vật chìm – vật nổi * Mục đích: - Giúp trẻ nhận biết được những chất liệu nổi- chìm trong nước. - Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và phân loại sự vật hiện tượng xung quanh * Cách tiến hành: - Cho trẻ phỏng đoán đồ dùng chìm nổi và gắn kết quả vào bảng dự đoán. Sau đó cô cho trẻ thả từng đồ dùng vào nước. Trẻ nêu nhận xét và giải thích lí do tại sao đồ dùng làm bằng chất liệu inox, sắt, nhôm, bằng sứ lại chìm xuống dưới nước, còn đồ dùng làm bằng nhựa thì nổi trên mặt nước. Qua đó tôi cũng thường làm các thí nghiệm với các vật khác như: Vì sao nước bóc hơi; tại sao bong bóng lại bay... và tại sao? nhằm giúp trẻ tư duy nhiều và phát ở trẻ kỹ năng phán đoán. Biện pháp 3: Khám phá ở mọi lúc mọi nơi Khuyến khích trẻ tìm hiểu, thực hành trải nghiệm trực tiếp bằng các giác quan: sờ, cầm, nắm, lắc mở, đống, xếp... Từ đó thảo luận đưa ra những ý tưởng Ví dụ 1: Khám phá về tự nhiên (thời tiết/ khí hậu) Qua đó cho trẻ chơi trò chơi trời nắng, trời mưa, xong cho trẻ nhận xét vì sao trời mưa? khi trời mưa thì thời tiết ra sao? Qua đó cô cũng sử dụng các trò chơi học tập qua các trò chơi khác ứng dụng với công nghệ nhằm khuyến khích trẻ quan sát, so sánh đưa ra ý tưởng dựa trên các trải nghiệm. - Chính vì vậy việc xây dựng môi trường lớp học, đặc biệt là góc khám phá “Bé yêu thiên nhiên”, góc này giúp trẻ khơi dạy tính tò mò, khả năng phán đoán, sự sáng tạo trong tư duy. - Để phát triển toàn diện nhận thức cho trẻ thông qua góc chơi thì ngoài những hình ảnh mang tính lý thuyết, giúp cho trẻ được thực hành để trẻ được trải nghiệm và giải quyết tình huống một cách sáng tạo. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để cùng giúp các con thực hành thí nghiệm khám phá khoa học đạt kết quả cao - Để giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình là nhiệm vụ quan trọng. Vì thế giáo viên cần phải trao đổi thường xuyên việc học tập và vui chơi của trẻ tới các bậc phụ huynh, để việc học của trẻ được tốt nhất khi đến trường cũng như khi về nhà. * Nội dung: - Thông báo từng chủ đề các con đang học để các bậc phụ huynh nắm được - Lên kế hoạch trước về nội dung khám phá trong chủ đề - Vận động phụ huynh góp các nguyên liệu: Vỏ hộp giấy, chai bằng nguyên vật liệu dễ phân hủyđể trẻ thí nghiệm. Qua đó giáo dục trẻ bảo vệ môi trường tốt không nên vứt rác bừa bãi nhất là bộc nilon khó phân hủy. - Phụ huynh cần quan tâm, giải thích và cùng làm tại nhà với trẻ khi trẻ có yêu cầu với những thí nghiệm khó. - Trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh trong các giờ đón, trả trẻ hay thông qua phương tiện zalo (nhóm chat chung của lớp) để phụ huynh hiểu được các nội dung và yêu cầu thực hiện trong chủ đề. - Nhiều phụ huynh đã cùng trẻ thực hiện được các thí nghiệm tại nhà. - Phụ huynh đã ủng hộ nhiệt tình các nguyên vật liệu để phục vụ cho các giờ hoạt động khám phá khoa học của trẻ trên lớp. - Thông qua một số trò chơi thử nghiệm khám phá khoa học trên, tôi đã tạo nhiều tình huống giúp cho trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động trãi nghiệm từ đó giúp trẻ dễ nhớ và nắm được các kiến thức sơ đẳng về khám phá khoa học. - Thiết kế một số biện pháp giúp trẻ nắm bắt kịp thời những thông tin cô đã truyền thụ. - Thông qua việc ứng dụng trò chơi, thí nghiệm, trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ thích thú hơn trong quá trình giáo dục. Sau khi thực hiện biện pháp cuối năm đạt được kết quả như sau: Các tiêu chí Đạt Tỉ lệ % Chưa đạt Tỉ lệ % Khả năng quan sát 24 100 0 0 Khả năng so sánh 20 83,3 4 16,7 Khả năng phân loại 19 79,2 5 20,8 Khả năng giao tiếp 24 100 0 0 Thao tác thử nghiệm 15 62,5 9 37,5 Khả năng phán đoán 19 79,2 10 41,7 Khả năng suy luận 19 79,2 9 37,5 - Qua đề tài nghiên cứu đề tài để giúp trẻ có được những khả năng tư duy, khám phá tốt hơn thông qua việc giáo dục trẻ bằng hình thức trò chơi và thí nghiệm ở lớp Chồi 3 Trường Mầm non Lâm Kiết. - Thiết kế một số biện pháp giúp trẻ nắm bắt kịp thời những thông tin cô đã truyền thụ. Bài học kinh nghiệm: Khám phá khoa học không phải là những thông tin đơn lẻ, mà giáo viên cung cấp cho trẻ và khám phá khoa học là tìm hiểu thế giới thực mà được trải nghiệm hằng ngày của trẻ, khám phá khoa học đối với trẻ là cảm giác băn khoăn, phấn khích, trẻ được trải nghiệm cụ thể, thực tế mà trẻ đang được khám phá với đồ vật, đồ dùng, đồ chơi mà trẻ được trải nghiệm về hình dạng, phân biệt màu sắc khi pha trộn và là sự đổi màu khi được được thí nghiệm và được cung cấp môi trường trải nghiệm phong phú khuyến khích trẻ học tích cực hơn. * Đối với giáo viên - Giúp trẻ khám phá những điều mới lạ về thiên nhiên, trẻ nắm bắt được tri thức mới và có những hành vi đúng đắn đối với thiên nhiên với môi trường xung quanh. - Giáo viên phụ trách phải có trình độ chuyên môn vững vàng, thiết kế hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, gần gũi với trẻ, nắm bắt tâm lý trẻ mầm non, nhiệt tình và sáng tạo trong công tác * Đối với trẻ - Thông qua các hoạt động trẻ được thực nghiệm một cách tích cực, gợi mở, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi để kích thích được sự tìm tòi khám phá của trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, các thao tác tư duy, tiếp thu các kiến thức khoa học dễ dàng hơn. - Khi tổ chức các trò chơi thực nghiệm khám phá khoa học trẻ được tham gia trực tiếp được vui chơi, tự mình khám phá tăng khả năng tìm tòi thích khám phá ở trẻ. - Phát triển khả năng tập trung chú ý cao, biết phối hợp nhịp nhàng ăn ý với bạn, cùng bạn tích cực tham gia hoạt động. + Sự hứng thú, tò mò, thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh. * Đối với phụ huynh - Phối hợp, trao đổi tình hình học tập của trẻ thường xuyên với các bậc phụ huynh để trẻ được phát triển một cách tốt nhất khi ở lớp cũng như ở nhà. - Từ đó giúp các bậc phụ huynh nắm bắt kiến thức, kĩ năng giáo dục đối với lứa tuổi của trẻ.
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hung_thu_voi_hoat_dong_kham.pptx