SKKN Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá

Thực tế ở lớp tôi - lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy rằng: việc tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học còn cứng nhắc, áp đặt. Một mặt do quá trình thực hiện các hoạt động khám phá khoa học mất nhiều thời gian; bên cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm đơn giản và gần gũi với nhằm tạo hứng thú cho trẻ chưa phong phú, khô khan dẫn đến tình trạng trẻ chưa hứng thú tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, từ đó tính sáng tạo ở trẻ chưa cao, tư duy còn hạn chế.
Trước thực tế đó, là một giáo viên mầm non với lòng yêu nghề mến trẻ, có tinh thần và trách nhiệm với công việc, tôi luôn mong muốn trẻ lớp mình tự tin, chủ động, tự lập trong mọi hoạt động. Đồng thời, tôi cũng muốn khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, giúp các con phát triển toàn diện. Chính vì vậy, tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp mới nhằm truyền đạt những kiến thức khoa học trong cuộc sống để các con có thể lĩnh hội kiến thức một cách hứng thú nhất, dễ dàng nhất, ấn tượng nhất.
Với mong muốn góp một phần nhỏ bé tri thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hứng thú trong hoạt động khá phá, sau đây, tôi xin mạnh dạn chia sẻ một số biện pháp mà tôi đã thực hiện có hiệu quả dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: " Biện pháp tổ chức hoạt động gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá”.
docx 23 trang skmamnon 29/11/2024 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá

SKKN Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá
 " Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 -5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá”
1. Lí do chọn đề tài:
 Từ trước đến nay, đã có không ít những công trình nghiên cứu của các nhà 
khoa học trong và ngoài nước đưa ra những phương pháp tốt nhất nhằm phát triển 
toàn diện cho thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Trong đ ó, phương pháp 
giúp trẻ phát triển nhận thức là một lĩnh vực quan trọng trong việc phát triển toàn 
diện cho trẻ mầm non.
 Đới với trẻ từ 3 đến 5 tuổi, quá trình tư duy có nhiều thay đổi từ giai đoạn 
cảm giác - vận động đến giai đoạn tư duy tiền thao tác, kèm theo tư duy tượng 
trưng để trẻ tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh.
 Bên cạnh đó, đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo đó là:
 - Thích các hoạt động chân tay và khám phá bằng các giác quan.
 - Hay đặt câu hỏi nhưng không phải lúc nào cũng hiểu câu trả lời.
 - Bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo 
hơn trong việc khám phá.
 - Thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ thích.
 - Thích chơi theo nhóm 5 - 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ.
 - Có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích theo 
nhiều cách khác nhau.
 - Bắt đầu đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm. 
Thích nghĩ ra các lời giải thích về những gì quan sát được, thường thêm các chi 
tiết tưởng tượng vào các sự sự việc.
 - Có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc 
có thực để giải thích các khái niệm đó.
 - Trẻ bắt đầu có suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động, chẳng hạn như 
nghĩ về việc gieo hạt trước khi trẻ thực hiện hành động thực tế. Chính vì vậy, được 
trực tiếp thí nghiệm với các vật mà mình đang học là một điều thích thú đối với 
trẻ.
 Do đó, việc tổ chức cho trẻ khám phá là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện 
cho trẻ tiếp cận với những tri thức tự nhiên và xã hội trong cuộc sống, qua đó giúp 
trẻ phát triển khả năng, năng lực của mình. Và giáo viên chính là người hướng dẫn, 
gợi mở các hoạt động tìm tòi, khám phá cho trẻ, để trẻ chủ động, tích cực, hứng 
thú tham gia.
 Trong những năm học 2016-2017, 2017- 2018, 2018-2019 các câp lãnh đạo 
giáo dục và cả xã hội đã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
Đặc biệt, nội dung giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ là một trong những nhiệm 
 2/20 " Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 -5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá”
 - Phương pháp thực hành trải nghiệm
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp đánh giá
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 - Phạm vi: Đề tài được áp dụng tại lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi
 - Thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2019
 4/20 " Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 -5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá”
 - Được nhà trường cung câp đây đủ đô dùng phục vụ cho việc dạy và học 
của trẻ
* Đối với trẻ:
 -Trong năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường tín nhiệm phân công dạy 
lớp mẫu giáo nhỡ với tổng số 34 trẻ (có 17 trẻ trai và 17 trẻ gái), số trẻ trai và trẻ 
gái đều nhau nên dễ phối kết hợp trong một số hoạt động
 - Trẻ đi học đều, thông minh, nhanh nhẹn, tiếp thu bài tốt
* Đối với giáo viên:
 - Bản thân là một giáo viên trẻ, năng động, luôn nhiệt tình tâm huyết với 
nghề. Luôn có ý thức học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong công việc tổ chức các hoạt 
động chăm sóc, giáo dục cho trẻ mọi lúc, mọi nơi sao cho phù hợp.
 2.2. Khó khăn
* Đối với trẻ:
 - Trẻ mới chuyển lên từ lớp mẫu giáo bé, một số trẻ sinh cuối năm còn chưa 
thoát khỏi tình trạng “khủng hoảng lứa tuổi lên 3”, kỹ năng tư duy sáng tạo, khám 
phá còn chưa cao.
 - Vốn hiểu biết về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội còn hạn chế
 - Kỹ năng trải nghiệm các hoạt động khám phá, thí nghiệm khám phá chưa 
nhiều
 * Đối với giáo viên
 + Khả năng thiết kế, lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động còn khuôn 
mẫu, nghèo nàn chưa đa dạng
 + Mặc dù đã được tiếp cận với phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
nhưng chưa nắm rõ, mơ hồ dẫn đến tình trạng dập khuôn, áp đặt trẻ
 + Việc xây dựng môi trường lớp học theo góc mở cho trẻ trải nghiệm còn 
chưa phong phú
 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
 Để có phương pháp, biện pháp dạy trẻ có những kiến thức sâu rộng mà trẻ 
hứng thú tham gia nhất, thì việc khảo sát trẻ đầu năm là một việc làm không thể 
thiếu. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đó có kế hoạch khảo sát trẻ. Tôi tiến hành 
khảo sát trẻ trên nhiều hình thức : Trong các giờ hoạt động, mọi lúc mọi nơi, đón 
trả trẻ...Và kết quả khảo sát chất lượng đầu năm tôi nhận được các số liệu sau:
 * Kêt quả khảo sát chât lượng đâu năm:
STT ^\SỔ trẻ Tỉ lệ %
 Nội dung khảo sát
 Tổng sỔ"'\.
1 Khả năng hứng thú, tập trung chú ý của trẻ khi 10/34 29,4 %
 tham gia hoạt động khám phá
 6/20 " Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 -5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá”
củ quả, hoa lá, cành cây...
 + ơ phương pháp giáo dục Shichida cho răng, việc giáo dục không chỉ là việc 
tập trung vào thành tích học tập của trẻ, mà khuyến khích trẻ một cách nhẹ nhàng 
và hài hòa, trẻ sẽ biểu lộ sự nhạy cảm đa dạng, trí tưởng tượng và sự sáng tạo.
 Và tôi thây ở các phương pháp giáo dục này rât có ích trong quá trình giáo 
dục trẻ trong việc tạo hứng thứ, khích lệ trẻ khi tham gia hoạt động khám phá.
 Từ những kiến thức tìm hiểu, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của 
khối, của trường, thường xuyên trình bày ý kiến của mình từ những phương pháp 
hữu ích tôi đã tìm hiểu để xin ý kiến đóng góp của chị em đồng nghiệp. Xin ý kiến 
hướng dẫn, chỉ đạo của các đồng chí trong ban giám hiệu về những phương pháp 
đó, trao đổi và thống nhât chung dựa trên nền tảng về phương pháp giáo dục mà 
Bộ Giáo Dục chỉ đạo.
 Quan trọng nhât là tôi tự học hỏi rèn luyện bản thân để xác định mình là 
người khơi gợi, tạo hứng thú cho trẻ trong mọi hoạt động. Bên cạnh đó tôi tích cực 
đổi mới các phương pháp dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi nhăm khuyến khích tính tích 
cực, hướng sự sáng tạo của trẻ khi tham gia vào các hoạt động. Trong quá trình tổ 
chức các hoạt động khám phá tôi luôn quan tâm hướng dẫn trẻ để trẻ cảm thây thoải 
mái trong mọi tình huống.
 * Kết quả đạt được:
 Tôi đã lĩnh hội và nắm chắc được những kiến thức cần thiết và cách tổ chức 
truyền đạt tới trẻ trong tât cả các hoạt động nói chung và trong hoạt động khám phá 
nói riêng sao cho tât cả các hoạt động khám phá trẻ đều hứng thú tham gia và đạt 
kết quả tốt.
4.2: Công tác chuẩn bị
 Nếu muốn tổ chức tốt các hoạt động khám phá gây hứng thú cho trẻ theo quan 
điểm giáo dục “lây trẻ làm trung tâm”. Muốn chủ động trong tât cả các tình huống 
khi mà mỗi trẻ là 1 cá thể, chúng có sở thích, tính tò mò, ham học hỏi khác nhau 
thì thiết nghĩ tôi phải chuẩn bị thật tốt tât cả về mọi mặt như tâm lý, môi trường học 
tập đến đồ dùng đồ chơi để trẻ được khám phá tìm hiểu sự vật, sự việc một cách tự 
nhiên nhât.
 8/20 " Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 -5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá” 
4.2.2 Chuân bị kê hoạch, nội dung cho trẻ khám phá:
 Chuẩn bị kế hoạch là chuẩn bị về mặt nội dung, phương thức hoạt động của 
từng đối tượng khám phá theo chủ đề sự kiện theo tháng với chủ điểm nội hàm 
trong ngân hàng nội dung hoạt động của lớp theo hương dẫn chỉ đạo của Phòng. 
Tôi còn chuẩn bị lên kế hoạch cho trẻ khám phá các hoạt động trải nghiệm, thí 
nghiệm. Khi đã có sự chuẩn bị tôi sẽ tổ chức đan xen các hoạt động khám phá và 
thí nghiệm với nhau để tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động. Ví dụ như:
 - Khám phá và phân loại chất liệu gỗ, sắt và đồ dùng, đồ chơi 
 Tháng 9 trong trường mầm non
 - Tìm hiểu các nguyên liệu làm bánh trung thu, đèn lồng
 - Thí nghiệm sức hút của nam châm với chất liệu bằng sắt.
 Tháng 10
 - Thí nghiệm vật chìm - vật nổi
 - Thực hành cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình
 Tháng 11
 - Tìm hiểu sự thay đổi của cây rau mẹ trồng
 - Khám phá về tác dụng của giấy
 Tháng 12 - Khám phá các nguyên vật liệu xây nhà
 - Trải nghiệm làm bác công nhân xây dựng, bác nông dân
 - Khám phá về các loại động vật hung dữ
 Tháng 1
 - Bắt chước tiếng kêu của các con vật
 - Thí nghiệm gieo hạt, và quan sát hạt nảy mầm, cây lớn lên như 
 thế nào, vì sao cây lại chết
 Tháng 2
 - Trải nghiệm làm bánh chưng
 - Trải nghiệm với hoa tươi
 - Thí nghiệm thổi bóng bằng bột baking - soda
 - Trải nghiệm làm bánh trôi
 Tháng 3
 - Thảo luận về các bộ phận chính của máy bay dân dụng và máy 
 bay trực thăng
 - Thí nghiệm xem quả bóng bay như thế nào khi được tháo hơi
 Tháng 4
 - Trải nghiệm thăm nhà văn hóa thôn.
z T T T T T
4.2.3 Chuẩn bị nguyên vật liệu, đô dùng, học liệu:
 Trước khi cho trẻ hoạt động tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học liệu cho hoạt 
động đó, ngoài việc chuẩn bị các bài giảng điện tử Powerpoint, Elearning để kích 
thích sự hứng thú khám phá của trẻ trong các hoạt động khám phá hàng ngày. Tôi 
còn chuẩn bị đồ dùng trực quan cho trẻ nhận biết đối tượng, lĩnh hội kiến thức và 
những đồ dùng thu hút khả năng sáng tạo, tư duy của trẻ như: Nam châm, đất, cát, 
sỏi, chậu cây, hạt giống, cốc thủy tinh, nến, bóng bay, màu nước, giấy vệ sinh, 
hoa , quả thật ...
 10/20 " Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 -5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá”
________________________________11/20 ________________________________ " Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 -5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá”
 14/20 " Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 -5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá” * 
ơ hoạt động thăm quan, dã ngoại
 Hàng năm ở trường tôi luôn tổ chức cho trẻ được đi thăm quan trải nghiệm ở 
các khu vui chơi, nông trại giáo dục như Erahouse, Detrangfarm,... hay đi thăm 
quan Lăng Bác, vườn bách thú... Không bỏ lỡ cơ hội quý giá đó tôi luôn tạo cơ hội 
động viên khuyến khích phụ huynh đăng ký cho trẻ tham gia, trải nghiệm tất cả 
những công việc như đào khoai, bắt cá, làm bánh, cho dê ăn, vắt sữa dê...tham gia 
các trò chơi cưỡi ngựa, cưỡi đà điểu.. để trẻ được hòa mình vào thế giới bao la 
rộng lớn, trẻ hứng thú khám phá, rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn và ghi nhớ có chủ 
định tốt khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm.
 Hình ảnh trẻ đi thăm quan trải nghiệm
* Kết quả đạt được:
 Bằng phương pháp “tích cức hoạt động trải nghiệm” theo quan điểm lấy trẻ làm 
trung tâm” (cũng như phương pháp giáo dục Stem) trẻ vô cùng hứng thú, chủ động 
tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ 
và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào 
thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải dưới sự khuyến khích 
không chú trọng kết quả mà khích lệ hài hòa đối với trẻ (theo phương pháp giáo 
dục Shichida) ... Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích 
thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở 
lớp.
 16/20

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_4_5_tuoi_tich_cuc_tham_g.docx
  • pdfSKKN Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá.pdf