SKKN Biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hải Ba

Trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích bằng kiến thức sẵn có thì kinh nghiệm của trẻ được tích lũy, kiểm chứng, điều chỉnh và phản hồi thông qua hoạt động giúp trẻ được kết nối kiến thức, kỷ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ đã, đang và sẽ trải qua. Chính vì thế, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ, tạo cho trẻ có cơ hội và năng lực để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Trong năm học 2021-2022, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi 1 với số lượng là 35 trẻ. Vào đầu năm học, tôi cũng đã tổ chức 1 số hoạt động trải nghiệm cho trẻ như: Thực hành làm bánh, Thí nghiệm vật chìm vật nổi... Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động chưa cao, chưa phát huy hết tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ... Nguyên nhân là do những kinh nghiệm về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ của bản thân tôi còn hạn chế; trẻ nhút nhút nhát, thiếu tự tin khi tham gia hoạt động, số lượng trẻ đông, đồ dùng học liệu để tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa phong phú...
Làm thế nào để cho trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo? Làm thế nào để tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ? Đó là những câu hỏi mà tôi luôn băn khoăn, trăn trở. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn “Biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hải Ba”
docx 14 trang skmamnon 08/06/2024 1881
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hải Ba", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hải Ba

SKKN Biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hải Ba
 MỤC LỤC
 Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................1
PHẦN II. NỘI DUNG.........................................................................................1
1. Đánh giá thực trạng ......................................................................................1
1.1. Thuận lợi......................................................................................................1
1.2. Khó khăn: ....................................................................................................2
1.3. Khảo sát thực trạng ....................................................................................2
2. Biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm
cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hải Ba....................................................2
2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dự kiến tổ chức các hoạt động trải
nghiệm ................................................................................................................ 2
2.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ trải nghiệm ........................3
2.3. Biện pháp 3: Lựa chọn và tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải
nghiệm ................................................................................................................ 4
2.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong tổ chức các hoạt động trải
nghiệm cho trẻ .....................................................................................................7
PHẦN III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP. 8
1. Kết quả từ phía trẻ ........................................................................................8
2. Kết quả từ phía giáo viên..............................................................................9
3. Kết quả từ phía phụ huynh ..........................................................................9
PHẦN IV. KẾT LUẬN .......................................................................................9
1. Ý nghĩa của biện pháp ..................................................................................9
2. Kiến nghị, đề xuất..........................................................................................9 2
cho trẻ trải nghiệm, góp ý cho việc tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải 
nghiệm.
 - Là một giáo trẻ đặc biệt rất tâm huyết với nghề, tôi luôn chủ động trong 
 việc học hỏi, tìm tòi các phương pháp giáo dục tiên tiến.
 - Trẻ đi học chuyên cần, đa số trẻ ngoan và nề nếp.
 - Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 
 để có những hiểu biết sâu sắc về trẻ (sở thích, nhu cầu, mong nuốn, khả năng của 
 trẻ) từ đó tạo ra những hoạt động trải nghiệm mới mẻ, thúc đẩy sự tìm tòi ham hiểu 
 biết của trẻ.
 1.2. Khó khăn:
 - Đa số phụ huynh phải đi làm ăn xa nên ít quan tâm đến trẻ. Bên cạnh đó, 
 một số phụ huynh ỷ lại vào việc trong nhà có ông bà, anh chị chăm sóc nên đến lớp 
 nhỡ mới cho trẻ đến trường. Chính vì thế, trẻ thường sống thu mình, ít giao tiếp với 
 bạn bè xung quanh; Trẻ còn chậm chạm, nhút nhát, thiếu tự tin, chưa tích cực khi 
 tham gia các hoạt động trải nghiệm.
 - Mỗi trẻ đều có 1 đặc điểm tâm lý, một khả năng nhận thức khác nhau
 - Số lượng trẻ vượt quá mức quy định nên rất khó khăn trong việc tổ chức 
 các hoạt động khám phá, trải nghiệm.
 - Đồ dùng phục vụ cho hoạt động trải nghiệm cho trẻ chưa phong phú đa 
 dạng, chủ yếu đồ dùng của trẻ là do giáo viên tự làm.
 1.3. Khảo sát thực trạng
 Bảng 1: Bảng khảo sát thực trạng khi chưa sử dụng các biện pháp
 Đạt Chưa đạt
 Tổng 
STT Tiêu chí đánh giá Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ 
 số trẻ
 trẻ (%) trẻ (%)
 1 Trẻ lựa chọn hoạt động trải nghiệm 35 15 42,8 20 57,2
 2 Trẻ hứng thú, tích cực, mạnh dạn, tự tin 35 13 37,1 22 62,9
 khi tham gia hoạt động trải nghiệm
 3 Trẻ chủ động tương tác với bạn trong 35 14 40 21 60
 hoạt động trải nghiệm
 4 Trẻ sử dụng dụng cụ khi tham gia trải 35 16 45,7 19 54,3
 nghiệm
 5 Kết quả hoạt động trải nghiệm 35 14 40 21 60
 Dựa vào bảng khảo sát thực tế như trên, tôi nhận thấy đa số trẻ chưa biết 
 chủ động lựa chọn các hoạt động trải nghiệm, khả năng hứng thú, tự tin, sự hiểu 
 biết, sự tương tác của trẻ với bạn trong quá trình hoạt động trải nghiệm còn thấp . 
 2. Biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm 
 cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hải Ba
 2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dự kiến tổ chức các hoạt động trải nghiệm
 Ở trường MN, các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ được thiết kế chia làm 
 35 tuần tương ứng với các chủ đề khác nhau. Nhưng trên thực tế không phải chủ 
 đề nào cũng tổ chức được hoạt động trải nghiệm cho trẻ; hoặc lựa chọn các chủ đề 
 không sát với thực tế sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong công tác chuẩn bị cũng 
 như khả năng nhận thức của trẻ. Tôi luôn tự đặt ra câu hỏi: Tổ chức cho trẻ 4
hành, trải nghiệm của trẻ. Bám sát vào điều kiện thực tế của nhà trường và của địa 
phương, Tôi đã thiết kế và xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài lớp học như 
sau:
 + Môi trường ngoài lớp học chính là yếu tố tích cực, góp phần nâng cao chất 
lượng chăm sóc giáo dục trẻ, kích thích sự hứng thú, tính tò mò ham học hỏi của trẻ. 
Khi xây dựng môi trường bên ngoài lớp học cần phải đảm bảo nguyên tắc an toàn 
về mặt thể chất cũng như tinh thần cho trẻ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa 
phương. Để tạo cho trẻ có nhiều cơ hội được tham gia các hoạt động trải nghiệm 
thực tế. Tôi đã phối hợp cùng các đồng nghiệp trong trường khảo sát từng vị trí trên 
sân trường đề xuất lên BGH nhà trường sắp xếp các khu vực chơi với đất, cát, nước, 
đá, sỏi..., cho trẻ hoạt động trải nghiệm vật chìm, nổi, đóng khuôn, đong nước, pha 
màu... tận dụng tối đa cơ hội cho trẻ được trải nghiệm với các thiết bị trên sân. Với 
góc chợ quê tôi tổ chức các hoạt động ngoại khóa như “Ngày hội quê em”, trẻ được 
trải nghiệm mua và bán hàng qua đó tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp và phối hợp nhịp 
nhàng giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ nên hiệu quả các hoạt động có chất lượng cao 
hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo, biết quan tâm đến bạn bè, có kỹ năng và 
tự tin trong giao tiếp.
 + Khi thiết kế môi trường bên trong lớp học, tôi đã chú ý các yêu cầu như sau: 
Các góc chơi phải hấp dẫn, thu hút trẻ, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. 
Có các khu vực để trẻ có thể tương tác, trao đổi, thảo luận với nhau, tự chọn đồ chơi 
để khám phá, trải nghiệm. Các góc chơi được trang trí theo hướng mở, là nơi sắp 
xếp đồ dùng ngăn nắp, khoa học, phù hợp với tầm với của trẻ để trẻ có thể dễ dàng 
tự cất, tự lấy, tự tìm tòi, tự trang trí để tạo ra sản phẩm bằng chính bàn tay của mình, 
đồ dùng đồ chơi được sắp xếp theo chủ đề chủ điểm tạo cảm giác mới lạ cho trẻ.
 VD: Ở góc sáng tạo, ở đó tôi trưng bày các nguyên vật liệu thiên nhiên như lá 
cây, sỏi, đá...; các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương như: các loại hạt, tre, mo 
cau, vải vụn... Tại đây, trẻ có thể thoả thích sáng tạo theo ý tưởng của trẻ, trẻ được “ 
Học bằng chơi, chơi mà học”
 Tất cả các góc trong lớp học tôi đều thiết kế nhằm mục đích tạo môi trường 
cho trẻ được khám phá, trải nghiệm. Ở mỗi góc chơi, trẻ sẽ được trải nghiệm khác 
nhau, trẻ sẽ hoá thân thành người bán hàng, bác sĩ, kĩ sư xây dựng, ca sĩ, người làm 
bánh... qua đó trẻ sẽ lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng cần thiết.
 Bên cạnh đó, môi trường tinh thần đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá 
trình chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì thế, tôi luôn yêu thương, quan tâm, lắng nghe, 
động viên khuyến khích trẻ kịp thời, đối xử công bằng với tất cả các trẻ. Tạo cho trẻ 
một cảm giác thân thiện, yêu thích đến trường. Trẻ có cảm giác thoải mái, an toàn, 
tự tin khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Nhờ đó, trẻ phát huy hết tính chủ 
động, tích cực, sáng tạo và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng 1 cách sâu sắc nhất.
2.3. Biện pháp 3: Lựa chọn và tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm
 Để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 1 cách hiệu quả nhất, tôi đã luôn tìm 
đọc các tài liệu, các bài giảng có liên quan, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn 
để nâng cao kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tôi tìm tòi, 
học hỏi quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua 4 giai đoạn: Trải nghiệm 
thực tế > Chia sẻ kinh nghiệm -> Rút ra kinh nghiệm cho bản thân -> Vận dụng kinh 
nghiệm vào cuộc sống. Tôi đã áp dụng quy trình đó vào việc tổ chức các hoạt động 6
khắc sâu thêm kinh nghiệm của bản thân.
 VD: Con đã học được điều gì qua hoạt động này? Hãy nói về những điều con 
biết được qua hoạt động này? (Kinh nghiệm về cách lựa chọn các chiếc lá, cách bôi 
hồ để dán, cách tạo nên bức tranhn đẹp...)
 Giai đoạn 4: Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống:
 Để tạo điều kiện cho trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống, tôi đã dựa vào 
việc lĩnh hội kinh nghiệm của trẻ để thiết kế các trò chơi học tập cho trẻ trải nghiệm 
chơi ở ngoài trời như: Cho trẻ tìm bóng của lá cây, gắn cây nào lá nấy, làm tranh, 
làm các con vật...
 VD2 : Cho trẻ khám phá về giấy:
 Với hoạt động này, tôi sẽ chuẩn bị cho trẻ nhiều loại giấy sau đó cho trẻ nói 
lên những hiểu biết của mình về các loại giấy đó thông qua kinh nghiệm của trẻ, 
thông qua việc trẻ được chơi, được tiếp xúc với các loại giấy. Sau khi trẻ nói xong, 
tôi sẽ khái quát lại và tổ chức nhiều trò chơi với giấy như: Phân loại giấy, tạo ra các 
đồ chơi từ giấy, xếp giấy thành 1 số đồ chơi đơn giản...
 Ngoài những hoạt động trên, mỗi tuần tôi đều tổ chức cho trẻ các hoạt động 
trải nghiệm khác nhau. VD: Cho trẻ trải nghiệm thổi bóng bay bằng hỗn hợp baking 
soda và giấm ăn. Trẻ rất thích và hào hứng khi quả bóng bay được thổi to lên bằng 
hốn hợp này. Và còn rất nhiều hoạt động trải nghiệm khám phá khác nữa, trẻ đều rất 
say mê, hứng thú và không bao giờ nhàm .
 Trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, bên cạnh việc đặt các 
câu hỏi để giúp trẻ chia sẽ kinh nghiệm, rít ra kinh nghiệm cho bản thân, thì tôi cũng 
gợi ý cho trẻ để trẻ đặt câu hỏi ngược lại cho cô: VD: Cô ơi, giấm ăn và bột baking 
soda lại tạo thành bong bóng? Vì sao bong bóng lại bay được?... Bằng sự tương tác 
2 chiều như thế trẻ sẽ dễ dàng hiểu vấn đề 1 cách sâu nhất.
 *Tổ chức hoạt động chơi theo hướng trải nghiệm:
 Tùy vào nội dung đã xây dựng, tôi gợi ý cho trẻ để trẻ lựa chọn các nội dung 
để trải nghiệm.Trong khi tổ chức hoạt động chơi tôi cũng đã vận dụng quy trình 4 
giai đoạn.
 Ví dụ: Cho trẻ làm thí nghiệm sự bay hơi của nước. Tôi phát cho mỗi trẻ 1 
bảng con, 1 chậu nước nhỏ sau đó cho trẻ quan sát cái bảng khi đang còn khô. Cho 
trẻ nhúng tay vào nước và in bàn tay lên trên bảng. Quan sát bảng khi in bàn tay 
nước lên rồi đem bảng ra phơi ở ngoài nắng. Sau 1 vài phút, cho trẻ quan sát xem 
cái bảng có gì khác so với lúc trước khi đem ra nắng phơi. Cho trẻ nói lên ý kiến của 
mình theo hiểu biết của trẻ, sau đó tôi sẽ giải thích, khái quát lại cho trẻ hiểu. Trẻ rất 
thích thú khi tham gia hoạt động này.
 Trong các hoạt động trải nghiệm của trẻ tôi chú trọng vào việc trẻ chia sẻ kinh 
nghiệm và vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống
 Sau hoạt động tôi trò chuyện để trẻ chia sẻ kinh nghiệm: Tôi sẽ hỏi trẻ qua 
hoạt động này con nhìn thấy được điều gì ? Tại sao nó lại như thế? Để cho trẻ được 
tự do chia sẻ kinh nghiệm của mình với cô và các bạn
 Tôi thường xuyên khơi gợi cho trẻ để trẻ vận dụng được kinh nghiệm của 
mình vào trong cuộc sống qua hoạt động trải nghiệm này vào hoạt động thực tế. Ví 
dụ tôi hỏi trẻ: Các con biết vì sao quần áo có thể khô được không? Trẻ sẽ vận dụng 
kinh nghiệm từ thí nghiệm bay hơi của nước để giải thích hiện tượng này.

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_de_to_chuc_tot_cac_hoat_dong_giao_duc_theo_hu.docx