Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nặn một số loại quả cho trẻ 4-5 tuổi

Trong đời sống con người hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, góp phần đem đến cái đẹp làm phong phú cho đời sống con người. Hoạt động tạo hình còn là phương tiện quan trọng trong giáo dục trẻ. Nó tác động to lớn trong việc hình thành và phát triển tính cách cho trẻ Mầm non. Tác dụng tích cực đến 5 mặt giáo dục: Đức, trí, thể, mỹ, lao động của trẻ ở tuổi Mầm non. Một nhà giáo dục Xô viết đã nói: “ Phải giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người ”. Chức năng cơ bản của hoạt động tạo hình là phản ánh hiện thực bằng hình tượng, nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ, hình thành tính yêu cái đẹp trong thiên nhiên, với cuộc sống và nghệ thuật. Trẻ biết yêu quý cái đẹp sẽ biết làm theo cái đẹp và cao hơn là biết sáng tạo ra cái đẹp. Chính vì thế mà hoạt động tạo hình đã hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển về khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, mầu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích. Khi tham gia các hình thức hoạt động tạo hình trẻ tái tạo lại bằng hình tượng các đồ vật, hiện tượng quen thuộc mà trước đó chúng đã tri giác được. Ở trường Mầm non từ nhiều năm nay, hoạt động tạo hình là một trong hoạt động học có chủ định chính, bao gồm nhiều hoạt động như: nặn theo mẫu, nặn theo đề tài, nặn theo ý thích. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, mong muốn qua thực hiện tìm ra được những phương pháp, biện pháp hay, tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non.
doc 10 trang skmamnon 06/12/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nặn một số loại quả cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nặn một số loại quả cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nặn một số loại quả cho trẻ 4-5 tuổi
 2
 - Trẻ trong lớp đều cùng một độ tuổi nên dễ dàng hơn trong việc truyền thụ 
kiến thức cho trẻ. 
 - Phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến con em mình và biết phối kết hợp 
với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ. 
 * Khó khăn.
 - Các kỹ năng nặn của trẻ trong hoạt động tạo hình còn ở mức thấp, nên sản 
phẩm tạo ra còn hạn chế,`trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động. 
 - Đa số bậc phụ huynh còn chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến con em 
mình, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. 
 * Nguyên nhân của hạn chế.
 - Nhiều trẻ chưa thành thạo kỹ năng: xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, vuốt nhọn, 
uốn cong....một số trẻ còn vụng về chưa thực sự hứng thú khi tham gia hoạt động.
 - Đa số phụ huynh đi làm công ty để trẻ ở nhà cho ông bà chăm sóc nên chưa 
có nhiều thời gian quan tâm đến con.
 2. Các biện pháp đã thực hiện.
 1.1. Biện pháp 1: Tiếp cận trải nghiệm kiến thức trước cho trẻ thực hiện 
đề tài.
 - Để trẻ có được kết quả tốt trong hoạt động tạo hình đề tài “Nặn quả”vào 
buổi học ngày hôm sau tôi đã cho trẻ tiếp cận trải nghiệm một số kỹ năng nặn ở 
hoạt động chơi theo ý thích buổi chiều ngày hôm trước. Ví dụ: Tôi đã cho trẻ làm 
quen với kỹ năng: xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, vuốt nhọn, uốn cong....hoặc nặn 
những loại quả mà trẻ thích. Qua đây tôi gợi mở hỏi trẻ ý tưởng trước khi trẻ tạo 
sản phẩm để trẻ suy nghĩ tưởng tượng, nói ra ý đồ và cách làm của mình.
 Qua cách này trẻ lớp tôi đã được trải nghiệm kiến thức kỹ năng một cách tự 
nhiên trước khi trẻ chính thức thực hiện hoạt động đè tài “Nặn quả” vào ngày hôm 
sau.
 Hoạt động trẻ tiếp cận kiến thức mới trước khi thực hiện đề tài 4
 Mẫu nặn dạng quả tròn (loại có nhiều quả nhỏ trên một cành)
 Mẫu nặn quả dài
 * Cho trẻ quan sát mẫu.
 - Trước khi cho trẻ thực hiện tạo sản phẩm, tôi tiến hành cho trẻ quan sát 
từng mẫu nặn, cho trẻ nhận xét từng mẫu, nói các kỹ năng nặn để tạo thành quả 
khác nhau....
 - Tiếp tục tôi tiến hành hỏi ý định của trẻ và cho trẻ nhắc lại một số kỹ năng 
cần thiết để trẻ tạo ra sản phẩm.
 - Sau đó tôi khái quát lại các ý kiến của trẻ và nhắc lại một số kỹ năng nặn 
cho trẻ nghe.
 Ví dụ: Các con quan sát xem trên bàn của cô có gì? 
 Bạn nào có nhận xét về quả nặn của cô? (Trẻ có thể trả lời theo ý hiểu của 
trẻ.) 
 - Muốn nặn được quả giống như của cô thì các con phải sử dụng những kỹ 
năng gì? .....
 - Tôi gọi trẻ trả lời nếu trẻ ngập ngừng hay không trả lời được tôi gợi mở để 
trẻ trả lời. 6
 Khi trẻ thực hiện tôi bật các bản nhạc nhẹ nhàng và động viên khuyến 
khích trẻ thực hiện.
 Đặc biệt tôi chú ý bao quát trẻ và chú ý quan tâm đến những trẻ còn lúng 
túng nhút nhát để gợi ý hướng dẫn trẻ tạo ra được sản phẩm ).
 * Nhận xét sản phẩm.
 Khi trẻ thực hiện xong tôi cho trẻ trưng bầy sản phẩm lên bàn trưng bày và 
tham gia vào nhận xét kết quả cùng cô và các bạn.
 Ví dụ: Con thích bài của bạn nào nhất? Vì sao? Bạn đã sử dụng những kỹ 
năng gì để nặn thành quả? Tôi nhận xét chung bài đẹp, bài chưa đẹp, tôi động viên 
khen ngợi trẻ. Sau đó tôi cho trẻ mang sản phẩm của mình trang trí trong góc chơi.
 Hình ảnh trẻ nhận xét sản phẩm
 c) Kết thúc hoạt động: Cho trẻ hát bài hát: “Ơn bác nông dân”.
 Qua hoạt động này tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú và thành thạo các kỹ năng 
xé dán đặc biệt các sản phẩm trẻ tạo ra rất phong phú đa dạng đáp ứng được yêu 
cầu của đề tài.
 Một phần do trẻ hứng thú, tích cực tham ra trong hoạt động và một phần do 
tôi đã cho trẻ trải nghiệm một số kỹ năng kiến thức của đề tài vào hoạt động chiều 
hôm trước nên hoạt động đạt kết quả trên trẻ rất cao.
 2.3. Biện pháp 3 : Lồng tích hợp rèn kỹ năng nặn quả qua các hoạt động 
giáo dục trong ngày: 
 * Hoạt động học. 8
 Hoạt động trẻ trải nghiệm nặn ở hoạt động ngoài trời
 * Qua cách tận dụng các thời điểm trên để lồng tích hợp rèn trẻ thành thạo 
các kỹ năng nặn. Vì thế trẻ lớp tôi đã thực hiện đề tài nặn quả rất thành thạo, sản 
phẩm tạo ra rất đa dạng và phong phú. Bằng cách cho trẻ ôn luyện thường xuyên 
tôi thu được kết quả khá cao từ biện pháp này.
 2.4. Biện pháp 4 : Phối kết hợp với phụ huynh. 
 Để phối kết hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên trong việc dạy trẻ một 
số kỹ năng của các hoạt động giáo dục nói chung và rèn trẻ kỹ năng nặn quả nói 
riêng. Bản thân tôi ngoài việc thường xuyên gặp gỡ trao đổi trực tiếp với phụ 
huynh về tình hình học tập của trẻ ở trường, thì tôi còn trú trọng quan tâm đến việc 
tuyên truyền bằng cách phát huy tính hữu dụng của phần mềm Enetviet, hướng dẫn 
phụ huynh cách cài đặt phần mềm, để theo dõi mọi thông tin của nhà trường và các 
chương trình học của trẻ, giúp họ biết được nội dung trẻ được học trong nhà 
trường. Hay trong thời gian có diễn biến dịch covid-19 xảy ra, học sinh phải nghỉ 
học tôi đã lập nhóm Zalo của lớp kết hợp phụ huynh rèn thêm cho trẻ một số kiến 
thức kỹ năng khi trẻ ở nhà. Cụ thể tôi đã quay video một số số hoạt động học trong 
đó có hoạt động hướng dẫn trẻ nặn quả và gửi cho phụ huynh để phụ huynh cùng 
tôi rèn trẻ thêm kỹ năng nặn quả.
 Bằng cách này phụ huynh đã nhiệt tình phối kết hợp cùng tôi trong việc 
chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và rèn cho trẻ lớp tôi một số kỹ năng của hoạt 
động tạo hình nói riêng. 10
 * Về phụ huynh:
 - Phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình và 
các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non, đối với sự phát triển toàn diện của 
trẻ, từ đó phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc dục trẻ.
 * Với giáo viên
 Qua một năm áp dụng biện pháp trên vào giảng dạy bản thân tôi đã đạt 
được kết quả sau:
 - Giáo viên đã tổ chức thành công hoạt động rèn cho trẻ 4-5 tuổi kỹ năng nặn 
một số loại quả cũng như có biện pháp trong việc hướng dẫn trẻ trong thực hiện 
các hoạt động giáo dục.
 - Biết lựa chọn phù hợp các thời điểm để tích hợp rèn cho trẻ kỹ năng nặn 
quả.
 * Qua biện pháp tôi rút ra cho mình một số kinh nghiệm như sau:
 - Muốn đạt được kết quả trong việc thực hiện để tai Tôi cần trú trọng làm 
tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh để thống nhất biện pháp chăm sóc và giáo 
dục trẻ.
 - Tận dụng mọi thời điểm để rèn kỹ năng các hoạt động cho trẻ.
 Trên đây là biện pháp cũng như những kinh nghiệm được rút ra trong quá 
trình học tập và công tác của bản thân tôi. Tôi tin rằng những biện pháp của tôi sẽ 
có sức lan tỏa đến tất cả các lớp trong trường mầm non Quang Tiến và tất cả các 
trường mầm non trong huyện Tân Yên.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 Quang Tiến, ngày tháng 10 năm 2021
 XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ NGƯỜI THỰC HIỆN
 Tô Thúy Oanh

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_nan_mot_so_loai_qua_cho_tr.doc