Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học

Đối với nghành giáo dục yêu cầu trẻ “học mà chơi, chơi mà học” thông qua các tác phẩm văn học trẻ tiếp nhận các kiến thức của tuổi mình một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức - ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.
docx 16 trang skmamnon 04/11/2024 250
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Như chúng ta đã biết, trong mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng 
trong xã hội. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao đời sống xã 
hội của mỗi con người, có điều tuỳ theo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ tổ chức kiểu này 
hay kiểu khác. Tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Do đặc điểm của lứa 
tuổi nên việc giáo dục học sinh mẫu giáo được tiến hành theo phương châm "Chơi 
mà học".Và dạy trẻ cảm thụ văn học là một trong những nội dung quan trọng trong 
việc phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ được cảm thụ văn học chính là hình thành ở trẻ 
những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng 
như: Lòng yêu thiên nhiên ở quả, cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và 
giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em.
Chúng ta đã thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen TPVH- LQCV rất nhiều năm qua, 
giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức 
cho trẻ LQTPVH đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại 
chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó vẫn 
còn một số giáo viên khả năng còn cảm nhận các tác phẩm văn thơ chuyện còn hạn 
chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm 
xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo 
kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy 
học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học 
chưa cao. Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng 
kịch cho trẻ - nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn trong các giờ chơi, các buổi 
sinh hoạt thì hầu như chưa có.
 Đối với nghành giáo dục yêu cầu trẻ “học mà chơi, chơi mà học” thông qua 
các tác phẩm văn học trẻ tiếp nhận các kiến thức của tuổi mình một cách nhẹ nhàng, 
gần gũi hơn. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. 
 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi:
 - Ban Giám Hiệu luôn quan tâm sau sát, giúp đỡ tạo điều kiện cho cô và trẻ có đủ 
dụng cụ phục vụ cho các hoạt động.
 - Trường có nề nếp trong moi hoạt động.
 - Trường Mầm non Mai Dịch có một phòng thư viện dành riêng cho các con, được 
trang bị đầy đủ các trang thiết bị nghe nhìn hiện đại: Tivi màn hình lớn, vi tính, đầu 
đĩa, đài, vi tính với sự phong phú về cả số lượng cũng như các loại sách truyện dành 
cho các con
 - Lớp được trang bị cơ sở vật chất đày đủ, có đủ các góc cho trẻ hoạt động. Bố trí 
các góc phù hợp, lễ lấy đồ dùng, tạo nhiều thuận lợi cho trẻ chơi.
 - Giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động.
 - Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ tạo mọi điều kiện hỗ trợ về đồ dùng đồ chơi, 
học liệu trong các góc chơi
2. Khó khăn:
 - Sĩ số trẻ trong lớp đông: 57cháu
 - Bên cạnh các trẻ nhút nhát còn có một số trẻ quá hiếu động nên ảnh hưởng đến 
quá trình cảm thụ tích cực của trẻ
3. Một số biện pháp:
 a. Giáo dục văn học ở mọi lúc mọi nơi:
 Thực tế giáo dục văn học ở mẫu giáo cho ta thấy rằng năng lực cảm thụ văn học 
của trẻ không thể tự nó mà phát triển được, mà phải qua một quá trình: Học - chơi và 
mọi lúc mọi nơi.
 Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với văn học. Vào buổi sáng giờ đón 
trẻ tôi cho trẻ được chơi theo ý thích trong đố góc sách truyện tôi luôn khuyến khích 
trẻ tham gia. Trẻ sẽ được “đọc”, xem các câu chuyện mà trẻ thích, được chơi với các 
con rối trẻ yêu, được nghe các câu chuyện bài thơ mà trẻ cảm thấy hứng thú...Khi trẻ 
được tiếp xúc nhiều lần trẻ sẽ dàn dần cảm nhận được nhũng cái hay cái đẹp trong các 
tác phẩm đó và sẽ càng ngày càng thích thú hơn với các hoạt động văn học. . Hoạt 
động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với văn học: Trẻ được cùng cô và các bạn 
đọc thơ, đọc đồng dao ( Cô giáo lưu ý hướng trẻ đọc thật diễn cảm theo nội dung và 
nhịp điệu của tác phẩm), trẻ được ngội dưới tán cây nghe cô kể các câu chuyện cổ tích, 
những câu chuyện gắn với cuộc sống hàng ngày của các con.
 Qua hoạt động dạo chơi này cô giáo còn có thể cung cấp cho trẻ nhiều từ ngữ 
vvef cảnh vật cây côi sxung quanh
 4 phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bên cạnh đó giáo viên phải chú 
ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, 
thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với diễn biến của câu truyện thì mới thu hút sự 
chú ý của trẻ. Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu 
sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu truyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ cũng 
được nâng cao.
- Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học ( dù là một câu chuyện hay một 
bài thơ) thì người giáo viên phải luôn dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần. Vì 
vậy khi tôi dạy về văn học, tôi tin rằng mình cũng đã phần nào góp phần nâng cao khả 
năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ.
 * Điều mà tôi đặc biệt chú ý trong các tiết học là phải đưa ra nhiều hình thức 
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
- Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện, muốn 
đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng 
đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ.
Trước đây giáo viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt 
động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại CNTT nên việc ứng dụng CNTT vào 
bài giảng mang lại kết quả rất cao.Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ . Vì 
vậy giáo viên nên đưa CNTT vào giảng dạy để mang lại kết quả cao.
* Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp cũng 
đã gây sự chú ý của trẻ.
* Những giáo viên có khả năng sử dụng máy tính thành thạo hơn họ có thể chuyển 
các bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn phim hoạt hình, hay ta có thể 
đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung như thế rất thu hút và gây hưng thú hơn 
 6 - Với câu truyện “Chú thỏ thông minh” tôi sử dụng mô hình sân khấu là một khu đầm 
lầy nhỏ, có hoa, cỏ, cây .............nhân vật trong truyện được cách điệu hoá, thỏ mặc
quần áo, di bằng 2 chân... Khi tôi dạy, tôi dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển 
con rối bằng ba ngón tay: ngón cái, trỏ, giữa sao cho những cử chỉ phù hợp với lời 
thoại trong truyện. Nhờ việc sử dụng nghệ thuật rối trong tiết học mà số trẻ có khả 
năng cảm thụ tác phẩm văn học đạt cao, đa số trẻ nhớ được nội dung câu truyện, lời 
thoại của các nhân vật trong truyện và qua đó trẻ biết nhận xét đánh giá tính cách của 
nhân vật trong truyện như ai là người xấu? Ai là người tốt.
* Trò chơi đóng kịch:
- Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. Qua hoạt 
động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu truyện, làm sống lại tâm trạng, hành 
động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng thời trẻ biết thể hiện tình 
 8 Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một cách sâu sắc và 
để đạt được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hoá trang cho trẻ rất quan trong, 
với câu truyện “3 chú Lợn” tôi làm sân khấu có màn che, rồi trang trí cảnh phù hợp 
với câu truyện.
Bên cạnh việc làm mô hình sân khấu thì việc hoá trang cho trẻ đóng kịch cũng rất 
cần thiết. Với nhân vật “3 chú Lợn” tôi cho trẻ mặc mặt nạ hình con lợn, bao tay và 
giầy hình chân con lợn và áo quần màu sắc khác nhau phù hợp với tính cách của 
từng nhân vật.
Việc hoá trang và bố trí sân khấu phù hợp, trang phục đẹp sẽ giúp trẻ tự tin khi nhập 
vai tạo cho trẻ hứng thú hơn với từng vở diễn.
 c. Giúp trẻ cảm thụ văn học thông qua giờ hoạt động góc
Trong hoạt động chung trẻ có thể chưa cảm nhận hết được các giá trị về mặt ngôn 
ngữ,tình cảm của các tác phẩm thì đen giờ họt động góc cô giáo cho trẻ tham gia vào 
góc chơi “ Bé yêu văn học”. Tại góc chơi này cô cho trẻ được xem, đọc hay lằng nghe 
các câu chuyện bài thơ trẻ vừa được học để trẻ có thể ghji nhớ sâu hơn, để trẻ một lần 
 10 - Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen 
với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã 
trang bị cho lớp nhiều quyển truyện, tạp chí. Ngoài ra tôi còn sưu các sách văn học, 
các hoạ báo, tập chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một “Góc 
thư viện’” mang nội dung văn học, tại “Góc thư viện’” trẻ được xem các tranh truyện, 
tạp chí, hoạ báo.
 12 - Các tác phẩm văn học dân gian như ca dao, tục ngữ, vè...cũng luôn được các trẻ 
trong lớp biểu diễn tại góc chơi này. Trong quá trình trẻ biểu diễn, thể hiện đó tự trẻ 
đã cảm nhận được nhịp điệu, câu từ trong các tác phẩm đó
4. Kết quả đạt được:
 a. Chất lượng khảo sát trẻ:
 Môn Khảo sát đầu năm Khảo sát cuối năm So sánh
 Hứng thú: 75% Hiểu nội Hứng thú: 95% Hiểu nội Tăng 20%
 dung: 65% Thuộc tác dung: 90% Thuộc tác Tăng 25%
 Thơ
 phẩm: 70% Đọc diễn phẩm: 95% Đọc diễn cảm: Tăng 25%
 cảm: 62% 78% Tăng 16%
 Hứng thú: 75% Hiểu nội Hứng thú: 95% Hiểu nội Tăng 20%
Truyện dung: 60% Kể diễn dung: 90% Kể diễn cảm: Tăng 30%
 cảm: 35% 45% Tăng 10%
 14 Phần III
 KẾT LUẬN
 Nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng 
trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Hình thức tổ chức cho 
trẻ làm quen với tác phẩm văn học phong phú, đa dạng sẽ giúp trẻ toàn diện về mọi 
mặt: Nhận thức, ngôn ngữ - tình cảm xã hội.
Qua những bài thơ câu chuyện trẻ biết yêu cái đẹp của tự nhiên và con người, biết 
phân biệt cái thiện và cái ác, đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống 
xung quanh. Đồng thời trẻ biết nhập vai với những nhân vật trong câu chuyện, bài 
thơ.
Ngoài ra văn học còn giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật, và là 
một trong những hoạt động cần thiết trong việc hình thành nhân cách cho trẻ.
 Hà Nội, ngày 22 tháng3 năm 2011
 Người viết
 Nguyễn Thị Hông Hạnh
 16

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nhung_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_nang.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học.pdf