Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 4 -5 tuổi yêu thích hoạt động tạo hình

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tốt có tác dụng rất lớn tới các bậc học tiếp theo giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày và trong đó hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới qua những tác phẩm nghệ thuật đó. Ở trường mầm non có rất nhiều môn học giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách và các kỹ năng sống cho trẻ nó là tiền đề giúp trẻ nhận thức và khám phá về thế giới xung quanh.
Chính vì vậy mà thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non thông qua việc cung cấp cho trẻ các biểu tượng trong xã hội và thế giới xung quanh để góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình sẽ cho trẻ những sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương, tuy đơn giản nhưng lại khắc họa lại trong tâm trí trẻ những sự vật hiện tượng, những đồ vật vật dụng... và mọi điều của thế giới xung quanh. Qua đó trẻ có cái nhìn đánh giá tổng quan, đưa ra ý kiến của bản thân mình mà không phụ thuộc vào ai mỗi sản phẩm của trẻ đều mang nội dung và tên gọi riêng do trẻ tự sáng tạo ra và từ những màu sắc rất tươi sáng, sặc sỡ mà trẻ chọn để thể hiện biểu tượng cho ta thấy tâm hồn trẻ luôn tươi mới, trong sáng hướng tới những điều tốt đẹp trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình giúp trẻ pháp triển đức tính tốt như: yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, biết tận dụng những đồ dung nguyên vật liệu đã bỏ đi, những vật dụng tư thiên nhiên để tạo nên sản phẩm. Thực hiện theo yêu cầu đổi mới hiện nay đáp ứng điều kiện phát triển của trẻ: năng động, linh hoạt, tự tin, sáng tạo, trẻ phải có điều kiện tìm tòi khám phá, tiếp cận nhiều hơn với thế giới xung quanh, đưa trẻ lại gần với thiên nhiên, mà trong đó trẻ là người được làm chủ chính môi trường của mình, cô giáo chỉ là người cung cấp hỗ trợ kiến thức cho trẻ hơn thế nữa trẻ ngày nay được tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại nhiều, trẻ được tiếp nhận kiến thức thông qua tranh ảnh, sách báo, ti vi, mạng internet. nên sự tri giác và kiến thức về các biểu tượng xung quanh trẻ rất phong phú và đa dạng nhưng trẻ rất thụ động ít sáng tạo, không được vận dụng nhiều những kỹ năng tinh vào các bài vẽ, nặn, xé, dán, tô màu. để tạo ra sản phẩm.
docx 15 trang skmamnon 25/07/2024 730
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 4 -5 tuổi yêu thích hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 4 -5 tuổi yêu thích hoạt động tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 4 -5 tuổi yêu thích hoạt động tạo hình
 MỤC LỤC
 NỘIDUNG Trang
I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên 
 2
cứu tổng kết kinh nghiệm.
1.1. Cơ sở lỷ luận 2
1.2. Cơ sở thực tiên 3
2. Thực trạng vấn đề. 3
2.1. Thuận lợi 4
2.2. Khó khăn 4
3. Các biện pháp đã tiến hành 4
3.1 Biện pháp 1: Tự học tự bồi dưỡng 4
3.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập 5
3.3 Biện pháp 3: Đối mới hình thức giảng dạy cho trẻ 6
3.4 Biện pháp 4: Sử dụng các nguyên liệu đa dạng trong hoạt động tạo 
 7
hình
3.5 Biện pháp 5: Tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh 8
4. Hiệu quả SKKN 8
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 9
PHỤ LỤC
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO màu sắc rất tươi sáng, sặc sỡ mà trẻ chọn để thể hiện biểu tượng cho ta thấy tâm hồn 
trẻ luôn tươi mới, trong sáng hướng tới những điều tốt đẹp trẻ tham gia vào hoạt động 
tạo hình giúp trẻ pháp triển đức tính tốt như: yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra 
cái đẹp, biết tận dụng những đồ dung nguyên vật liệu đã bỏ đi, những vật dụng tư 
thiên nhiên để tạo nên sản phẩm. Thực hiện theo yêu cầu đổi mới hiện nay đáp ứng 
điều kiện phát triển của trẻ: năng động, linh hoạt, tự tin, sáng tạo, trẻ phải có điều kiện 
tìm tòi khám phá, tiếp cận nhiều hơn với thế giới xung quanh, đưa trẻ lại gần với thiên 
nhiên, mà trong đó trẻ là người được làm chủ chính môi trường của mình, cô giáo chỉ 
là người cung cấp hỗ trợ kiến thức cho trẻ hơn thế nữa trẻ ngày nay được tiếp cận với 
công nghệ thông tin hiện đại nhiều, trẻ được tiếp nhận kiến thức thông qua tranh ảnh, 
sách báo, ti vi, mạng internet. nên sự tri giác và kiến thức về các biểu tượng xung 
quanh trẻ rất phong phú và đa dạng nhưng trẻ rất thụ động ít sáng tạo, không được 
vận dụng nhiều những kỹ năng tinh vào các bài vẽ, nặn, xé, dán, tô màu. để tạo ra sản 
phẩm
 Hiểu được tầm quan trọng đó, bản thân tôi là giáo viên được phân công phụ 
trách lớp mẫu giáo nhỡ, lứa tuổi luôn thích tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ từ 
thế giới thiên nhiên xung trẻ. Vì vậy từ những băn khoăn trăn trở nêu trên tôi đã 
nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 4 - 5 tuổi 
yêu thích môn học tạo hình”.
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết 
kinh nghiệm.
1.1. Cơ sở lỷ luận:
 Môn học dạy trẻ hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong 
chương trình học tập của trẻ, cũng như các hoạt động khác chính vì thế là một giáo 
viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp một 
phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn 
diện.Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động giáo dục tạo hình là 
một bộ phận của văn hoá tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo 
và thể hiện nghệ thuật thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ ấn tượng về cái 
đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người 
trẻ mầm non ngay từ những ngày tháng đầu tiên đa có nhu cầu tiếp nhận và hứng thú 
với môi trường xung quanh thông qua các hình ảnh, âm thanh, tiếng động. dần dần 
lớn lên trẻ có thêm nhiều kiến thức và từ đó trẻ sử dụng các thao tác của đôi bàn tay 
để tạo ra các sản phẩm tạo hình cho mình.
 2/10 sát, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế 
giới xung quanh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất được trang bị hiện 
đại.
- Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn chỉ đạo sát sao các hoạt động và quan 
tâm tới việc xây dựng môi trường sư phạm tốt nhất cho trẻ.
- Trẻ rất nhanh nhẹn, tích cực tham gia hoạt động tạo hình cùng cô.
- Phụ huynh quan tâm tới các hoạt động của con ở lớp và nhiệt tình ủng hộ các 
nguyên vật liệu cho các hoạt động của trẻ.
- Bản thân tôi có trình độ đại học sư phạm, nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu 
giáo nhỡ nên đã đúc rút được một số kinh nghiệm từ việc từ việc dạy trẻ môn tạo hình.
2.2. Khó khăn:
- Đa số phụ huynh hiện nay do công việc bận rộn không có nhiều thời gian dành cho 
con tìm hiểu về thế giới xung quanh, tham quan dã ngoại, nơi ở khu đô thị chật chội, 
không gian thiên nhiên còn hạn hẹp... vì thế mà sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung 
quanh, được tiếp xúc với các đối tượng còn hạn chế.
- Trang thiết bị đồ dùng còn hạn hẹp chưa phong phú, đa dạng.
- Nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình còn nghèo nàn.
- Trẻ tham gia vào hoạt động còn chưa đồng đều về chất lượng, có nhiều trẻ thụ động 
chưa mạnh dạn, hạn chế trong ý tưởng và chưa nói nên được ý tưởng sản phẩm của 
mình.
3. Các biện pháp đã tiến hành
3.1 Biện pháp 1: Tự học tự bồi dưỡng
 Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ và một việc làm cần thiết và phải 
được trau dồi thường xuyên. Nhận thức được tầm quan trong của việc tự học tự bồi 
dưỡng tôi thường đọc sách báo, nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành, trao đổi với 
đồng nghiệp tiếp cận những cái mới, tìm ra những hình thức, phương pháp tổ chức 
các hoạt động sao cho trẻ không bị nhàm chán, phù gợp với khả năng của trẻ.
 Trẻ 4 - 5 tuổi có những khả năng nhận thức nhất định, trẻ bắt đầu bết ý thức 
được những việc mình làm hàng ngày, muốn tự thể hiện mình trước bạn bè và những 
người xung quanh... để nắm bắt được điều này tôi đã đọc những tài liệu về tâm lý lứa 
tuổi để đưa ra được những yêu cầu, hình thức phù hợp với nhận thức của trẻ.
 Ngoài ra việc tìm ra những hình thức tổ chức sáng tạo cho trẻ cũng hết sức cần 
thiết. Chính vì vậy việc tự học tự bồi dưỡng là việc làm thường xuyên. Người giáo 
viên có vốn kiến thức vững vàng, có kỹ năng tốt, nhiệt tình tâm huyết với nghề, gần 
gũi yêu thương trẻ thì chắc chắn sẽ thành công khi tổ chức các hoạt động giáo dục.
 4/10 trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những 
hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn. Sau đây là một số hình thức 
tổ chức hoạt động cho trẻ:
* Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua môi trường thiên nhiên
 Hoạt động tạo hình cần biết khuyến khích trẻ quan sát, nhận xét các sự vật hiện 
tượng thiên nhiên giúp trẻ bị thu hút vào vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, tâm hồn trẻ 
sẽ tràn ngập niềm vui sướng khi tiếp xúc với thiên nhiên, trẻ càng yêu quý thiên nhiên 
và muốn mình trở nên đẹp hơn, tốt hơn; đồng thời tăng thêm ý thức bảo vệ và chăm 
sóc thiên nhiên tạo môi trường ngày càng đẹp hơn cho trẻ. (Hình ảnh 2, 3) * Đưa trẻ 
đến với thế giới hội họa:
 Những bức tranh nghệ thuật là những cửa sổ mà đó con người sẽ nhìn thấy thế 
giới trong sáng hơn. Yêu cầu sơ đẳng trong hội họa với trẻ mẫu giáo là quan sát thiên 
nhiên để có cảm xúc yêu thích những bức tranh. Từ chỗ ngắm nhìn những bức tranh 
sẽ dẫn đến trẻ hứng thú vẽ tranh, đây là thời điểm trí tưởng tượng của bé phát triển 
phong phú nhất. Những đồ chơi, đồ vật, đám mây, mặt trời, ngôi nhà thân yêu, hình 
ảnh cha mẹ, cô giáo ... đều là đề tài yêu thích trong các bức vẽ của trẻ. Sự sáng tạo 
của trẻ trong tranh vẽ sẽ trở thành phương tiện để trẻ nhận thức cái đẹp và thể hiện sự 
phong phú của tâm hồn trẻ. (Hình ảnh 4)
*Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua lễ hội:
 Đây lại chính là động lực thúc đẩy các em bước những bước tiếp theo trong 
quá trình hoàn thiện mình về mặt quan hệ thẩm mỹ dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo 
dục.
Ngoài bài giảng trên lớp trẻ cần được ôn luyện mọi nơi, mọi lúc để được trình bày 
hay thể hiện những gì mình học được. Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội, có thể 
tổ chức hoạt động tạo hình theo một chương trình trưng bày sản phẩm mà tất cả trẻ 
được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn tạo hình.
* Thường xuyên tổ chức các cuộc thi cho trẻ:
 Tổ chức cho trẻ thi vẽ (vẽ tặng bà, mẹ, cô giáo, ngày sinh nhật ..), ngày hội tạo 
hình theo chủ đề nhân các ngày lễ, ngày hội hàng năm (như ngày 8/3, 1/6, 20/11, 
22/12 ...) nhằm khuyến khích những trẻ có khả năng, năng khiếu về lĩnh vực thẩm mỹ 
và thể hiện sự sáng tạo của mình góp phần khơi gợi óc nghệ thuật cho trẻ, động viên 
khuyến khích những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin cố gắng hơn để tạo ra được nhiều tác 
phẩm đẹp. Qua hội thi trẻ tự thể hiện khả năng tạo hình với nhiều hình thức khác 
nhau. Các bé được tham gia rất nhiều hoạt động như: Vẽ màu nước, in tranh bằng các 
nguyên vật liệu (rau, củ, quả, ngón tay); cắt dán trang trí mặt nạ, làm hộp bút, làm câu 
 6/10 huynh trong giờ đón và trả trẻ cũng mang lại hiệu quả. Những trao đổi ngắn, gọn, cụ 
thể và thường xuyên giúp cho bố mẹ nắm bắt được nội dụng học của các con trong 
ngày để từ đó bố mẹ có thể hướng dẫn các con học tại nhà.
 Bảng thông tin tuyên truyên ở cửa lớp là một hình thức gián tiếp giúp gắn kết 
gữa giáo viên, phụ huynh và trẻ. Thông tin trên bảng được chúng tôi cập nhật thường 
xuyên và liên tục giúp phụ huynh có các nhìn tổng quan về lớp học. Từ đó tăng thêm 
hiệu quả trong sợi dây liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh.
4. Hiệu quả SKKN
Kết quả đánh giá trên trẻ lớp tôi dạy:
 Kỹ năng hoạt động Thái độ hoạt động
 Trẻ hứng thú, Trẻ chưa hứng 
 Nội dung Trẻ có kỹ năng Trẻ chưa có kỹ 
 tích cực hoạt thú, chưa tích 
 hoạt động năng hoạt động
 động cực hoạt động
 36/45 = 80% 19/45 = 42,2% 39/45 = 86.6% 16/45 = 35,5%
 Tỉ lệ %
 40/45 = 88.9% 5/45 = 11,1% 42/45 = 93,3% 3/45 = 6,7%
 Tỉ lệ %
 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của SKKN
 Trong hoạt động tạo hình, trẻ em có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối 
tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng, từ đó xây dựng 
các biểu tượng. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong 
những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan 
sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về 
thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và 
chất.
 Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái 
tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ 
năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa- xã hội qua các hình tượng, các sự kiện, 
hiện tượng được miêu tả. Nội dung của tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng 
đến với xã hội xung quanh.
2. Bài học kinh nghiệm
 Sau một năm học áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo hình trong giảng dạy 
 8/10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_giup_tre.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 4 -5 tuổi yêu thích hoạt động tạo hình.pdf