Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ chơi hoạt động ngoài trời
Là một giáo viên được phân công dạy lớp Mẫu giáo 4 tuổi B1, tôi luôn suy nghĩ và tìm cách để mình có thể vận dụng kỹ năng và khả năng của mình vào việc giảng dạy, lồng ghép các nội dung giáo dục trẻ một cách hấp dẫn, hứng thú với trẻ nhất nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Môi trường cho trẻ vui chơi ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và vận dụng tất cả những yếu tố sẵn có trong thiên nhiên, tác động vào chúng thông qua các trò chơi, sự quan sát tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao?, làm thế nào?,… và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ ta giáo dục cho trẻ, hình thành cho trẻ những hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ. Chính vì muốn tìm hiểu nhu cầu, nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh và chia sẻ những kinh nghiệm mà mình lĩnh hội được nên năm học 2018 - 2019 tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ chơi – hoạt động ngoài trời ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ chơi hoạt động ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ chơi hoạt động ngoài trời
- Địa chỉ: Trường mầm non Hướng Đạo. - Số điện thoại: 0965215086 - Email: nguyenthilananh.huongdao@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Lan Anh 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm là do bản thân tự nghiên cứu và đưa ra những kinh nghiệm , giải pháp trong quá trình tổ chức cho trẻ vui chơi ngoài trời tại lớp Mẫu giáo 4 tuổi B1 trường mầm non Hướng Đạo, Huyện Tam Dương. Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số kinh nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ chơi – hoạt động ngoài trời ” được áp dụng trong chơi - hoạt động ngoài trời của trẻ tại lớp Mẫu giáo 4 tuổi B1, trường mầm non Hướng Đạo. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng dùng thử: Đề tài nghiên cứu đã được áp dụng trong hoạt động chơi – hoạt động ngoài trời của trẻ tại lớp Mẫu giáo 4 tuổi B1, trường mầm non Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc vào ngày 02/2018 – 02/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1 Khái niệm về chơi - Hoạt động ngoài trời Chơi - Hoạt động ngoài trời là sự tiêu hao năng lượng, thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiên thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình và là hoạt động không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non . Nó mang lại cho trẻ không khí trong lành, trẻ được tắm nắng ban mai, thỏa mãn nhu cầu vận động, tiếp cận thông tin, khám phá sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội dưới sự hướng dẫn của cô và do trẻ tự tìm tòi, khám phá vì vậy nó là một trong nhứng yếu tố không thể thiếu đối với sức khỏe, việc học tập và vui chơi của trẻ. Việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung quanh là vô cùng cần thiết. Quá trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vẫn được coi là hoạt động có nhiều ưu thế. Rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng: “Sau các hoạt động giáo dục có chủ đích, giáo viên cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời, có khi chỉ cần đi dạo quanh sân trường cũng đủ giúp trẻ vận động thân thể và hít thở không khí trong lành, giúp đầu óc trẻ thoải mái, sảng khoái hơn. Ngoài ra, khi luyện tập và tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thường xuyên với thời gian thích hợp sẽ giúp cho cơ thể trẻ tự tổng hợp Vitamin D (Vitamin D được tổng hợp từ chất 7 – Dehydrocholesterol ở dưới da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời thành cholecalciferol – Vitamin D3) góp phần giúp cho hệ xương phát triển. Đặc biệt, ở lứa tuổi đang lớn này, xương hấp thụ nhiều canxi hơn nên tham gia các hoạt động ngoài trời 2 Bên cạnh đó, các hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động, giúp bé tiêu hao năng lượng, do đó sẽ ăn ngủ ngon hơn. Việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng khoái hơn, bé sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng hơn. Các hoạt động ngoài trời của trẻ mầm non là một trong những cơ hội để trẻ được tiếp xúc và trải nghiệm những sự vật xung quanh. Và tất cả mọi người đều có vai trò là người đồng hành trong hành trình khám phá của trẻ, hãy luôn chia sẻ cho trẻ những vốn từ để trẻ có thể diễn tả những hình ảnh được quan sát với mọi người một cách gần gũi nhất. Một lợi ích quan trọng của các hoạt động ngoài trời là tăng cường kĩ năng giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác. Do đó, có thể khẳng định rằng, hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ. Không thể thiếu “sáng tạo”. 7.1.3 Tầm quan trọng của việc tổ chức chơi – hoạt động ngoài trời mầm non Thực tế cho thấy các cô giáo đã chú trọng tổ chức hoạt động hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non.. Tuy nhiên, hiệu quả tổ chức hoạt động chưa cao do gặp phải một số vấn đề như: Đồ dùng, đồ chơi chưa phong phú về chủng loại, chưa hấp dẫn trẻ về màu sắc, hình dạng, kích thước. Các cô giáo còn chú trọng nhiều đến trang trí góc chơi, mà chưa quan tâm đúng mức đến hiệu quả giáo dục của đồ dùng đồ chơi mình đã dày công làm ra. Một số cô giáo ít quan tâm đến viêc tạo ra mối quan hệ giao tiếp thân thiện, cởi mở giữa cô và trẻ, nên khi thoả thuận chơi còn để xảy ra tình trạng trẻ thích chơi gì thì chơi hoặc cô áp đặt để trẻ chơi theo ý tưởng của riêng cô. Kỹ năng chơi của trẻ còn hạn chế, chủ đề chơi của các giờ hoạt động vui chơi chưa phong phú. Phụ huynh chưa thật sự quan tâm và thấy được hiệu quả của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Cho nên muốn tổ chức tốt, hiệu quả hoạt động vui chơi để hoạt động này giáo viên phải luôn theo dõi sát sao tâm lý của trẻ, để bố trí, tổ chức các hoạt động sao cho có hiệu quả nhất đồng thời luôn linh động, sáng tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường. 7.1.4 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu N¨m häc 2018 -2019, t«i ®îc ph©n c«ng d¹y líp MÉu gi¸o 4 tuổi B1. Lớp có tất cả 30 cháu, trong đó: Cã 17 nam vµ 13 n÷. * ThuËn lîi: - Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và có khả năng sư phạm vững vàng. - 100% trẻ cùng độ tuổi nên thuận lợi trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Trẻ đi học tương đối đều nên tỉ lệ chuyên cần cao. Trẻ tích cực tham gia hoạt động chơi 4 Từ thực tế trên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ chơi hoạt động trong hoạt động ngoài trời. 7.1.4 “Một số kinh nghiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ chơi – hoạt động ngoài trời ” Để nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ, tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời theo chủ đề: Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Căn cứ vào hướng dẫn quy chế chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo và quy chế chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Tam Dương, căn cứ vào kế hoạch chương trình của trường mầm non Hướng Đạo, căn cứ vào đồ dùng, đồ chơi của lớp, của trường và khả năng nhận thức của trẻ tại lớp, tôi đã lựa chọn các nội dung để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời một cách phù hợp. Tôi đã xây dựng kế hoạch về thực hiện hoạt động ngoài trời cho cả năm học cụ thể như sau: Chủ đề Nội dung khám phá Trò chơi vận động Trò chơi dân gian - Quan sát tranh tường theo chủ Quả bóng nảy; Bóng tròn to; Trường đề trường mầm non. §«i b¹n; Bắt bướm mầm non - Quan sát đồ chơi ngoài trời. Dung d¨ng dung dÎ; Lén cÇu của bé - Quan sát thời tiết trong ngày. vång; KÐo co; Rồng rồng rải - Giao lưu tập thể với lớp A3 rết - Quan sát tranh tường theo chủ Gà con và mẹ; Chim mÑ và đề. chim con; Về ®óng nhµ. Gia đình - Quan sát tranh về các kiểu nhà. Gà mẹ và gà con;Tạo dáng của bé - Tham quan nhà bạn Hoàng Tùng NhÈy bíc; Nu na nu nống - Tìm hiểu về chức năng của 1 số Bịt mắt bắt dê; Dung dăng bộ phận và giác quan trên cơ thể dung dẻ bé, trải nghiệm với các bộ phận Gà tìm mồi trên cơ thể: in hình àn tay, bàn chân. - Thí nghiệm vật chìm, vật nổi. - Tham quan phòng y tế, nhà bếp, L¸i m¸y bay Mèo đuổi chuột; Nghề phòng tài vụ, phòng bảo vệ của B¸c n«ng d©n vµ ®µn bß; Thi 6 chơi, là những đồ vật cụ thể giúp trẻ cầm, nắm dễ dàng... giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Đồ chơi còn có tác dụng thúc đẩy, hình thành và phát triển các chức năng tâm lý góp phần hình thành nhân cách ở trẻ trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mỹ rất quan trọng. Thực tế đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động ngoài trời của lớp tôi đã được nhà trường trang bị rất nhiều, song đồ dùng, đồ chơi còn tập trung ở một số chủng loại chưa phong phú, trẻ chơi nhiều lần gây nhàm chán. Chính vì vậy việc tự làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải và các nguyên vật liệu từ thiên nhiên là rất cần thiết. Đồ chơi tự làm là tích hợp một vài ý tưởng, những kiến thức về làm đồ chơi và đặc điểm tâm lý của trẻ, sự khéo léo của chủ thể trong sáng tạo, dùng chính những nguyên vật liệu mở (vật liệu cũ, đồ phế thải...) để tái tạo ra những sản phẩm đồ chơi cho trẻ và qua đó giúp trẻ khám phá ra nhiều loại đồ chơi, tham gia trong quá trình vui chơi đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ mầm non, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ thuở ban đầu, góp phần hình thành cho trẻ mầm non kỹ năng, thói quen tốt về bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường ngày càng trong sạch thân thiện hơn. Đồ chơi làm bằng các nguyên vật liệu phế thải sẵn có như: bìa lịch, vỏ lon, lõi giấy, vỏ chai nhựacác đồ chơi này thường đơn giản nhưng có khả năng tạo cho trẻ những khám phá bất ngờ và cái nhìn mới mẻ về thế giới xung quanh. Sau khi đã xác định được tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi tự làm. Tôi cùng các chị em giáo viên trong lớp đã vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải như: bìa lịch, vỏ hộp sữa, chai nước lavieSau khi thu gom được các nguyên vật liệu chúng tôi bắt tay ngay vào thực hiện một số công việc như sau: - Vệ sinh sạch sẽ nguyên liệu, phế liệu. - Phân loại nguyên liệu, phế liệu theo chất liệu và chủng loại. - Sắp xếp gọn gàng vào các hộp cát tông và để nơi dễ cất, dễ lấy, thuận tiện cho việc làm đồ dùng. - Tiến hành làm đồ dùng đồ chơi theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Trong quá trình làm, chúng tôi luôn nghiên cứu và thống nhất với nhau chủ đề này làm gì? Làm như thế nào? Sử dụng nguyên liệu gì? Thời gian làm? Với sự thống nhất như trên, khi thực hiện đến chủ đề nào; chúng tôi làm bổ sung đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề đó. Bên cạnh việc tận dụng các nguyên vật liệu, phế liệu làm đồ dùng, đồ chơi thì làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên để tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ cũng là một sự sang tạo. Qua các nguyên vật liệu mở như: các loại lá cây, cỏ, các loại hạt, cọng rau muống... Có thể kích thích sự sáng tạo ở trẻ. Trẻ được tham gia vào hoạt động ngoài trời với nhiều hình thức phong phú. * Kết quả đạt được: Chúng tôi đã làm được những đồ dùng sau từ các nguyên vật liệu phế thải: 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_cho_tre_mau_giao_nh.doc