Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

Nếu không làm tốt việc chăm sóc-giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục trẻ của những năm sau sẽ gặp khó khăn và phức tạp hơn. Chính vì vậy, việc đưa Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động giáo dục trong trường mầm non cũng là một nội dung không những cần mà còn rất quan trọng đối với trẻ lứa tuổi mầm non trong giai đoạn hiện nay. Trong năm học 2015-2016, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi B. Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu nhận thức, phân biệt được những hành vi đúng sai, biết được những gì mình nên hay không nên, thậm chí bước đầu trẻ còn biết tự giải quyết được một số tình huống do cô tạo ra trong các hoạt động. Vì thế , tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi”.
docx 20 trang skmamnon 25/03/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
 giải quyết được một số tình huống do cô tạo ra trong các hoạt động. Vì thế , tôi đã chọn 
đề tài “ Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi”. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lý luận: 
Con người khi đã có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng sống và biết 
sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp 
lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng 
lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yê cầu và thách thức trong cuộc sống hàng 
ngày.
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi 
người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù 
hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng 
rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ 
năng sống cho trẻ phù hợp với lứa tuổi nhất là lứa tuổi mầm non là rất cần thiết.
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” đã được Bộ giáo dục và 
đào tạo phát động từ năm học 2008 – 2009 và đã được các trường trong cả nước thực hiện 
trong suốt 8 năm qua. Với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh 
trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ 
động và ý thức sáng tạo. Nội dung rèn kỹ năng sống cho học sinh chính là một trong năm 
nội dung của phong trào này.
Nghi thức văn hóa trong ăn uống là một nét văn hóa mà trong thời đại công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa nhưng ít được quan tâm chú ý tới và ít người biết được rằng: Văn hóa trong 
ăn uống là một trong những tiêu chí đánh giá nhân cánh của con người. Vì thế, trẻ cần 
được rèn luyện kỹ năng thực hiện các nghi thức văn hóa ăn uống. 
Đối với giáo viên mầm non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có những vấn đề về 
hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường. Đơn giản là 
vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và 
làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo Nội dung giáo dục lễ giáo Kết quả
 Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin thể hiện mình 17/28 = 60,7%
 Trẻ biết chào hỏi xưng hô lễ phép 19/28 = 67,8%
 Trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh trong ăn uống 18/28 = 64%
 Trẻ biết nhường nhịn,chia sẻ, hợp tác giúp đỡ bạn 18/28 = 64%
 Trẻ biết cất dọn, sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định 19/28 = 67,8%
 Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường 19/28 = 67,8%
2.3. Biện pháp thực hiện
Trước những khó khăn như vậy, tôi cảm thấy rất băn khoăn và suy nghĩ xem phải dạy trẻ 
như thế nào, bằng cách nào để tất cả trẻ lớp tôi tự tin, có được những hành vi lành mạnh , 
và biết cách ứng xử với mọi người xung quanh mình. Từ những suy nghĩ đó, tôi mạnh dạn 
đưa ra một số biện pháp nhằm giải quyết vấn đề trên như sau:
 2.3.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 -5 tuổi và 
xác định nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 Để bắt đầu với đề tài này, tôi đã xác định được công việc trước tiên cần phải làm đó là 
tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi để từ đó có được cơ sở cho việc đưa ra 
các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp nhất.
 Trẻ 4-5 tuổi ngày càng ý thức mình là một thành viên trong tập thể, trẻ rất dễ dàng sử 
dụng vốn từ vựng để khen, chê hay “chỉnh” những đứa trẻ khác nhằm hướng sự chú ý của 
người khác vào chúng và thuyết phục các bạn cùng chơi khác chấp nhận ý tưởng mà chúng 
đưa ra. 
Trẻ rất thích chơi với trẻ khác, có thể dọa dẫm để dành lại một đứa bạn hoặc để được tham 
gia vào một nhóm bạn. Vậy nên, đôi khi ta có thể nghe thấy chúng nói với nhau “mình là bạn 
nhé” hoặc “mình không chơi với bạn đâu”
 Trẻ 4-5 tuổi cần nhiều không gian để chơi vì trò nào chúng cũng có thể chơi được, chúng 
có thể tranh dành đồ chơi thậm chí còn đánh đấm nhau để dành được đồ chơi. mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và 
tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán 
trước được. 
* Giáo dục cho trẻ kỹ năng giao tiếp: 
Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác 
hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây 
là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất 
cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy 
thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ 
sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng 
học mọi thứ. 
Ngoài ra, ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ các nghi thức văn hóa trong ăn uống 
qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ 
trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn 
uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng 
ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, 
cất đúng chỗ bát, chén, thìa  hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết 
suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
2.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các 
hoạt động cụ thể hàng ngày
Từ việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, xác định và xây dựng nội dung giáo dục 
kỹ năng sống cho trẻ tôi tiến hành thực hiện đưa các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho 
trẻ thông qua các hoạt động cụ thể như sau :
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động học có chủ đích
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua các hoạt động vui chơi
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua việc tạo tình huống cụ thể
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi
a, Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động học có chủ đích: và giới thiệu được 1 vài thông tin của mình. Điều đó chứng tỏ rằng, nếu như chúng ta không 
gọi đến những trẻ nhút nhát thì có lẽ những trẻ đó sẽ chẳng bao giờ dám làm một việc gì trước 
đám đông cả, và sẽ chẳng bao giờ trẻ tự tin lên được. 
 Hình ảnh: Trẻ tự giới thiệu về bản thân
Ví dụ 3: Hoạt động khám phá: Gia đình của bé.
Trước khi thực hiện tiết học này, tôi đã nhờ phụ huynh ủng hộ những bức ảnh chụp cả gia 
đình mình. Khi vào tiết học, tôi cho cả lớp xem tất cả những bức ảnh đó -> trẻ rất hào hứng, 
phấn khởi khi những bức ảnh của nhà mình được cô giáo đưa ra trưng bày.Sau đó tôi cho trẻ 
kể về gia đình minh bằng những bức hình đó.Tôi nhận thấy những trẻ lên kể rất vui vẻ, rất tự 
hào khi kể cho cô giáo và các bạn nghe về những thành viên trong gia đình mình, và kỷ niệm 
gắn với bức ảnh đó.
b, Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua các hoạt động vui chơi
* Mục đích: Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt 
động của trẻ ở trường. Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, 
trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những kiến thức 
và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua họat động vui chơi. Chính vì 
vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải trò chơi là phương tiện giáo dục thể lực một cách tích cực và thoải mái, giúp trẻ hoàn 
thiện sức khỏe, hoàn thiện các vận động như chạy, nhảy, đứng lên, ngồi xuống, hình 
thành và phát triển các tố chất của thể lực (nhanh nhẹn, khéo léo) và những phẩm chất 
nhân cách như tính kỉ luật, tính tập thể; như trò chơi: Kéo co, rồng rắn lên mây
 Hình ảnh: Trẻ tham gia chơi trò chơi kéo co
* Hiệu quả: 
Qua hoạt động vui chơi trẻ mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử 
đối với mọi người xung quanh. Từ đây trẻ cũng biết nói và trả lời đầy đủ câu từ, biết xưng 
hô chuẩn mực.
Trò chơi dân gian mang tính tập thể cao. Vì vậy, giáo viên cần chú ý giáo dục và rèn luyện 
cho trẻ biết phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau khi tham gia chơi thì mới đạt được kết quả 
mong đợi.
c, Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua việc tạo tình huống cụ thể:
Trước đây, với những nội dung dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và cách 
phòng tránh thì giáo viên thường giáo dục trẻ với những lời dặn dò nhắc nhở đơn giản 
thông qua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục dạy trẻ. Khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “Nếu đó là kẻ xấu thì 
sẽ rất nguy hiểm cho bé”. Tôi phân tích , giải thích cho trẻ và giúp trẻ có phương án giải 
quyết đó là: 
 Tuyệt đối không nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người xấu tẩm thuốc 
mê và trúng mưu của kẻ xấu.
Khi gặp trường hợp này bé nên nói:“Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận 
quà của người lạ ạ”.
Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi nhà. Chính vì 
vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng cần dạy cho trẻ một số 
kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra. Tôi đã đưa tình huống :“ Nếu bé thấy 
có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?”
 Qua tình huống này tôi dạy trẻ :
 Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy, Hãy hét to để 
báo với người nhà và những người xung quang có thể nghe thấy. Nếu không có người ở 
nhà thì chạy báo cho hàng xóm.
 Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu 
cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải quyết vấn đề. 
Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm mà 
ta cần dạy trẻ . Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tư duy logic, biết cách diễn 
đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
d, Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ: tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ. Tôi tập 
cho trẻ khi đến lớp chào cô như thế nào, sau đó chào bố mẹ và người thân để vào lớp học.
Giờ hoạt động ngoài trời: Cô luôn nhắc nhở trẻ khi ra sân trường chơi phải đi theo hàng, 
bạn nọ nối duôi theo bạn kia, không đẩy bạn để bạn ngã..Nếu trẻ làm gì sai với bạn, với 
cô thì phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn. Khi đi chơi gặp các bác, các cô làm việc trong trường 
phải biết chào hỏi lễ phép. Ai cho gì phải biết nhận bằng hai tay và nói cảm ơn.
Ví dụ: Khi quan sát cây nhãn, cô hỏi trẻ: 
 + Muốn cây cho nhiều quả nhãn thì chúng ta phải làm gì? thành thói quen lao động ở trẻ và tạo tình cảm của trẻ với thế giới thiên nhiên, gần gũi với 
thiên nhiên, cây cối xung quanh mình.
 - Để tạo cảnh quan sân trường, tôi thường tổ chức hoạt động lao động, chăm sóc 
vườn cây ở góc thiên nhiên, vườn rau sạch của bé: cho trẻ nhặt lá cây, nhổ cỏ, tưới 
nước..để tạo môi trường xanh - sạch - đẹp 
 Hình ảnh: Bé chăm sóc vườn rau sạch
- Xây dựng góc dân gian trong lớp để hàng ngày trẻ được tiếp cận với các trò chơi dân 
gian 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ky_nang_song_cho.docx