Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
Thông qua bữa ăn trẻ học được những kĩ năng sống cần thiết các nề nếp văn hóa trong bàn ăn qua cách sử dụng thành thạo các dụng cụ ăn uống hay tính tự lập qua việc tự phục vụ bản thân. Quan trọng hơn, trẻ đã hiểu được để có bữa cơm như thế này là nhờ công sức của các cô, cũng như thể hiện sự biết ơn đối với các cô nấu ăn, các cô giáo, các cô nhân viên phục vụ, biết trân trọng các món ăn ngon bổ dưỡng thể hiện qua những hành động như ăn hết các thức ăn trên bàn, không làm rơi, đổ hoặc để dư thức ăn, biết được các hành vi văn minh trong ăn uống như: Không giành ăn với bạn, gắp múc đồ ăn cho bạn, giúp bạn bới cơm, không phun cơm, thức ăn trên bàn, khi hắt hơi phải quay ra ngoài... Chính thái độ của trẻ đối với những điều đơn giản hằng ngày trong bữa ăn gia đình sẽ dần trở thành thói quen, sẽ giáo dục được trẻ biết tự phục vụ, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân, thể hiện qua những hành động cụ thể như: Biết sắp xếp bàn ăn, rửa tay trước khi ăn, chuẩn bị khăn ăn, dọn cất chén, muỗng sau khi ăn...tôn trọng những giá trị của thế giới xung quanh mình.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
I. Tổng quan 1. Lí do chọn đề tài: - Giáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay, việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào dạy trong các nhà trường giúp trẻ tự tin, có tính tự lập. - Trường mầm non Liên Hà đạt chuẩn mức độ 2. Năm học 2020-2021 hướng tới xây dựng trường mầm non hạnh phúc, vì thế tạo môi trường trong lành cho các cháu vui chơi, học tập là điều quan trọng, đó là điều kiện tốt để trẻ phát triển cả về thể chất và tinh thần, trong đó rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các trẻ. 2. Mục đích của đề tài: - Đối với giáo viên. Tìm ra một số biện pháp, hình thức hữu ích nhất để giúp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với thực tế của lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non trong hiện tại và những năm tiếp theo. - Đối với trẻ. Giúp trẻ hình thành các thói quen, phẩm chất đạo đức tốt, các kỹ năng cần thiết cho bản thân. - Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong cuộc sống. - Đối với phụ huynh. - Giúp cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Bản thân phụ huynh cũng cần trang bị thêm cho mình những kỹ năng cơ bản để phối hợp tốt với giáo viên trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. II. Biện pháp thực hiện: 1: Xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng cho trẻ. Là 1 người giáo viên đứng lớp 4 tuổi, ngoài việc xây dựng trường mầm non hạnh phúc thì việc rèn luyện các kỹ năng tôi luôn chú trọng.Tuy nhiên căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà tôi lựa chọn các kỹ năng và lựa chọn các thời điểm phù hợp để rèn trẻ như sau. Thời gian Nội dung Đón trẻ - trả trẻ Rèn kỹ năng chào hỏi Hoạt động học/ hoạt động góc Rèn kỹ năng cất đồ chơi sau giờ học Giờ ăn trưa Rèn kỹ năng ăn văn minh (ăn theo xuất) Giờ ngủ trưa Rèn kỹ năng lấy gối, cất gối Hoạt động chiều thứ 3. Rèn kỹ năng gấp quần áo Hoạt động chiều thứ 7 hàng tuần Rèn kỹ năng lau dàn giá đồ chơi những bữa ăn theo xuất, các bạn nhỏ được tự do và chủ động trong giờ ăn, tạo được sự thoải mái, vui vẻ và không áp lực đối với trẻ. Qua giờ ăn cô rèn cho trẻ biết giúp cô lau bàn ăn đúng cách, biết rửa tay trước khi ăn, giúp cô biết bưng xuất ăn về cho bạn cùng bàn. Trước khi ăn cô rèn cho trẻ biết mời cô, mời bạn ăn cơm, khi ăn không nói chuyện, khi ho phải lấy tay che miệng và quay ra ngoài Khi ăn cô động viên trẻ ăn hết xuất để cơ thể khỏe mạnh. Sau khi ăn xong trẻ biết xúc miệng bằng nước muối Thông qua bữa ăn trẻ học được những kĩ năng sống cần thiết các nề nếp văn hóa trong bàn ăn qua cách sử dụng thành thạo các dụng cụ ăn uống hay tính tự lập qua việc tự phục vụ bản thân. Quan trọng hơn, trẻ đã hiểu được để có bữa cơm như thế này là nhờ công sức của các cô, cũng như thể hiện sự biết ơn đối với các cô nấu ăn, các cô giáo, các cô nhân viên phục vụ, biết trân trọng các món ăn ngon bổ dưỡng thể hiện qua những hành động như ăn hết các thức ăn trên bàn, không làm rơi, đổ hoặc để dư thức ăn, biết được các hành vi văn minh trong ăn uống như: Không giành ăn với bạn, gắp múc đồ ăn cho bạn, giúp bạn bới cơm, không phun cơm, thức ăn trên bàn, khi hắt hơi phải quay ra ngoài... Chính thái độ của trẻ đối với những điều đơn giản hằng ngày trong bữa ăn gia đình sẽ dần trở thành thói quen, sẽ giáo dục được trẻ biết tự phục vụ, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân, thể hiện qua những hành động cụ thể như: Biết sắp xếp bàn ăn, rửa tay trước khi ăn, chuẩn bị khăn ăn, dọn cất chén, muỗng sau khi ăn...tôn trọng những giá trị của thế giới xung quanh mình. 2.4. Kỹ năng lấy gối – cất gối Sau khi ăn trưa xong, trẻ sẽ tự mình làm vệ sinh cá nhân, lau mồm, xúc miệng nước muối, lấy gối để chuẩn bị cho giờ ngủ trưa. + Khi ngủ chúng mình cần có gối để gối đầu cho không bị đau đầu ,mỏi cổ cho chúng mình ngủ ngon hơn. + Vậy khi ngủ dậy chúng mình có phải cất gối không ? Khi ngủ dậy các con cần phải cất gối vào đúng nơi quy định. Vậy lấy gối như thế nào, cất như thế nào và cất vào đâu thì hôm nay cô sẽ dạy các con cách lấy gối - cất và xếp gối. Đầu tiên cô cầm gối lên bằng hai tay và cô cầm dọc gối, cô xếp gối vào giường và đặt thật ngay ngắn. Sau khi ngủ dậy, cô cầm gối của mình và cất vào tủ cô xếp ngay ngắn cái này chồng lên cái kia không để lộn xộn. Vậy cô đã cất xong rồi lần lượt cô cho từng trẻ cất gối và nhắc nhở trẻn để gối ngay ngắn,gọn gàng. xong cô sẽ lau ĐDĐC và cuối cùng cô sẽ xếp ĐDĐC lên tủ góc thật ngay ngắn, gọn gàng. Qua quá trình rèn kỹ năng cho trẻ đã có một số kỹ năng sống cần thiết và tạo sự tự tin cho trẻ khi tham gia hoạt động. 3. Hướng dẫn trẻ biết cách hợp tác với các bạn trong nhóm Trên lớp học, tôi thường tổ chức các hoạt động vui chơi, có yếu tố “teamwork” như: tổ chức trò chơi tập thể, chia lớp thành nhiều đôi nhỏ, phân công nhiệm vụ của từng nhóm, tìm ra vai trò của người lãnh đạo trong nhómQua đó, trẻ không chỉ được tự do khám phá, sáng tạo, mà trẻ còn tự biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè xung quanh với mọi người, và trẻ cũng tự tìm được sự hứng thú, vui vẻ trong quá trình học tập. 4. Phối hợp với phụ huynh Mỗi một ngày nhìn con trưởng thành là một ngày nhìn thấy thành quả công trình mà bố mẹ xây dựng từng chút một. Vì vậy tôi chia sẻ một số kinh nghiệm của mình về rèn kỹ năng sống cho các bé để các phụ huynh tham khảo. Cụ thể: Đối với bé gái, phụ huynh tập cho con cách gọn gàng, từ tóc tai cho đến quần áo. Các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ tự chọn trang phục để mặc mỗi ngày và tư vấn giúp trẻ, vừa giúp trẻ tập tính tự lập, vừa phát huy khiếu thẩm mỹ của trẻ. Phụ huynh đừng quá lo ngại về việc các con làm vấy bẩn quần áo. Hãy để các con vui chơi thoải mái và hãy dạy con vệ sinh sạch sẽ sau khi con chơi xong. Cứ như vậy, bố mẹ kiên trì giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và thực hành với con, thì sẽ đến ngày đơm hoa tươi, kết trái ngọt. Con trẻ lớn lên không chỉ ngoan, học giỏi, mà còn chào đời với những ý thức và thái độ sống tích cực nữa. IV. Kết quả: Qua quá trình rèn trẻ kỹ năng cho trẻ kết quả như sau: * Đối với trẻ: - Trẻ có các kỹ năng sống cần thiết phù hợp với độ tuổi - Trẻ manh dạn tự tin khi giao tiếp với cô và mọi người xung quanh. - Trẻ chủ động hào hứng tham gia cùng các bạn trong nhóm. Và hiểu được vì sao trẻ phải kết hợp với các bạn trong nhóm, * Đối với phụ huynh Phụ huynh rất vui mừng phấn khởi khi các con đã tiến bộ rõ rệt và có thể tự phục vụ bản thân, giúp đỡ bố mẹ được 1 số công việc vừa sức của mình. Sau đây là bảng so sánh đối chứng. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_ky_nang_song.docx