Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi
Trẻ có tích cực tham gia vào hoạt động góc hay không thì việc tạo môi trường cho trẻ được tích cực hoạt động là rất quan trọng. vì trẻ nhỏ thường thích đồ vật, hình ảnh mới lạ có màu sắc nổi bật, vì thế môi trường cho trẻ tham gia vào hoạt động cần được trang trí cho đẹp, hấp dẫn trẻ và thường xuyên được thay đổi để phù hợp với chủ đề, tạo cho trẻ cảm giác mới mẻ và gây hứng thú cho trẻ.Trước đây khi trang trí môi trường lớp học chỉ với những hình ảnh mang tính chất minh họa, nhưng giờ đây việc trang trí môi trường không những mang tính thẩm mỹ mà tất cả các góc cần được trang trí tạo góc mở để trẻ được trực tiếp tham gia hoạt động và chơi trên những mảng tường theo tưng góc.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi

ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TỐT HOẠT ĐỘNG GÓC CHO TRẺ 4 -5 TUỔI” 1. Phần mở đầu: 1.1. Lý do chọn đề tài. Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo. Vì thế mà giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là “hoạt động góc” cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Như chúng ta đã biết vui chơi là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ mẫu giáo, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng, giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy các góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế, việc cho trẻ hoạt động góc tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Hay nói một cách khác đây là cách để trẻ tiếp cận xã hội cuộc sống của người lớn. Vì vậy tôi thường xuyên tổ chức hoạt động góc để theo dõi trẻ và nắm bắt được những tâm tư suy nghĩ của trẻ. Gợi hỏi trẻ để trẻ nêu lên ý nghĩ của trẻ, như ở góc học tập tôi hỏi: Vì sao cháu không thích chơi ở góc này thì trẻ trả lời: Tô theo chữ chấm mờ mãi con không thích; một cháu khác ở góc nghệ thuật thì cháu nói: Con tô màu con gà xong rồi; còn lại một số cháu thì không tập trung vào góc chơi của mình mà hay đi dạo đến góc chơi của bạn. Tôi tiếp tục theo dõi vào các giờ hoạt động sau để ghi lại thật cụ thể những trẻ nào thích chơi ở những góc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào không thích chơi, nguyên nhân vì sao 2 dạng, tùy theo chủ đề để chuẩn bị các nguyên vật liệu khác nhau,khuyến khích phụ huynh, học sinh mang những nguyên vật liệu sẵn có đến để tạo ra các đồ chơi ở trong lớp điều này se khiến trẻ vui hơn. - Cách hướng dẫn hoạt động vui chơi, khoa học và hợp lý, luôn luôn thay đổi hình thức chơi dù chỉ là trong một chủ đề nhánh. - Đánh giá hoạt động vui chơi của trẻ chính xác và sát thực, việc đánh giá cần có sự động viên khích lệ trẻ. - Cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ của mình, luôn linh động sáng tạo, giúp trẻ thông qua chơi mà học. * Phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến giải pháp. “Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ 4- 5 tuổi” Sáng kiến này sẽ được áp dụng vào tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ. 2. Phần nội dung: 2.1. Thực trạng. Năm học 2016 - 2017 bản thân được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4 - 5 tuổi khu vực lẻ với 34 cháu. qua thời gian nghiên cứu đề tài, bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: *Thuận lợi: Được sự quan tâm của Phòng GD- ĐT, BGH nhà trường thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. - Nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ về trang thiết bị dụng cụ, đồ dùng dạy học. - Thường xuyên được tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn giữa các trường để trao đổi kinh nghiệm. - Các giáo viên trong trường luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. - Bản thân đã nhiều năm dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nên phần nào hiểu được đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ ở lứa tuổi này. - Đa số phụ huynh có ý thức trách nhiệm, quan tâm đến việc học tập,vui chơi của con em mình, phối hợp thường xuyên với giáo viên phụ giúp tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có địa phương để làm đồ dùng đồ chơi. *Khó khăn: Phòng học chưa đủ diện tích cho 34 cháu (trung bình 1,3m2/trẻ) vì vậy mà việc tổ chức “Hoạt động góc” cho trẻ còn hạn chế. 4 bản thân tôi rất băn khoăn lo lắng và suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp tối ưu nào đó nhằm giúp trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia chơi tốt hoạt động này.Vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ 4-5tuổi” nhằm giải quyết vấn đề đã nêu trên. 2.2. Một số biện pháp. * Biện pháp 1: Tạo môi trường góc và phân bố các góc. Việc thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ được tuân theo các nguyên tắc sau: + Chia diện tích phòng thành các góc hoặc các khu vực chơi khác nhau + Bố trí góc chơi yên tĩnh (tạo hình, sách..) xa các góc ồn ào( xây dựng, gia đình, bán hàng..) + Có góc cố định (góc tạo hình, gia đình, sách..), có góc di động hoặc thay đổi tuỳ theo chủ đề chính của lớp trong thời gian đó + Có ranh giới riêng giữa các góc (sử dụng mảng tường, các giá, tủ để ngăn cách) + Có lối đi lại giữa các góc, đủ rộng cho trẻ di chuyển + Bố trí bàn ghế, đệm, gối.. phù hợp với từng góc + Đồ chơi, học liệu để mở, vừa tầm với của trẻ. Đặt tên góc dễ hiểu đối với trẻ + Sau mỗi chủ đề cần thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ + Cho phép trẻ tham gia tổ chức góc chơi của mình. Trẻ có tích cực tham gia vào hoạt động góc hay không thì việc tạo môi trường cho trẻ được tích cực hoạt động là rất quan trọng. vì trẻ nhỏ thường thích đồ vật, hình ảnh mới lạ có màu sắc nổi bật, vì thế môi trường cho trẻ tham gia vào hoạt động cần được trang trí cho đẹp, hấp dẫn trẻ và thường xuyên được thay đổi để phù hợp với chủ đề, tạo cho trẻ cảm giác mới mẻ và gây hứng thú cho trẻ.Trước đây khi trang trí môi trường lớp học chỉ với những hình ảnh mang tính chất minh hoạ, nhưng giờ đây việc trang trí môi trường không những mang tính thẩm mỹ mà tất cả các góc cần được trang trí tạo góc mở để trẻ được trực tiếp tham gia hoạt động và chơi trên những mảng tường theo tưng góc. Vì vậy khi được nhà trường phân công dạy lớp 4 - 5tuổi, tôi đã trang trí môi trường lớp và phân lớp làm 4 góc chơi chính: Góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc 6 dao xây, bàn xoa, các con vật nuôi trong gia đình, cây để trồng xung quanh...). Góc học tập: Ở nhóm lồng ghép với khám phá Môi trường xung quanh với nhan đề: “ Bé vui khám phá” cho trẻ tìm tranh động vật theo nhóm các con vật nuôi trong gia đình, nhóm đẻ con, nhóm đẻ trứng Ở nhóm lồng ghép toán: Cho trẻ chia số lượng 2 làm 2 phần (tôi chuẩn bị lô tô các con vật trong gia đình, thẻ số ...). Ở nhóm lồng ghép văn học Cho trẻ kể chuyện theo tranh ( chuẩn bị tranh cho trẻ kể câu chuyện học trong chủ điểm...). Góc nghệ thuật: Vẽ, xé dán, làm đồ chơi các con vật trong gia đình ( tôi chuẩn bị giấy, giấy màu, bút sáp, hồ dán, và nguyên vật liệu thiên nhiên để trẻ làm đồ chơi cùng cô...). Góc phân vai : cho trẻ nấu ăn, bán hàng thức ăn chăn nuôi( tôi chuẩn bị đồ chơi nấu ăn, một số thức ăn cho động vật nuôi như ngô, gạo, cám, đậu, rau...). Khi đã xây dựng được kế hoạch tổ chức tôi có định hướng cho trẻ chơi ở các góc rồi, chuẩn bị đồ dùng của góc trước để khi trẻ tham gia vào hoạt động sẽ không phải gián đoạn thiếu cái nọ, cái kia lúc đó cô sẽ chỉ đi quan sát và hướng dẫn trẻ. Tôi thấy trước khi tiến hành hoạt động mà xây dựng kế hoạch tổ chức trước thì rất thuận lợi và chủ động. Biện pháp 3. Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc. Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi cho từng chủ đề. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton, xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ điệp, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ, tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên cô cùng với trẻ tạo ra rất nhiều đồ chơi ở các góc. Ví dụ: Có thể dùng chai C2, trà xanh để làm chén, bộ tách trà cho cháu chơi ở góc gia đình, vải vụn để trẻ may áo quần búp bê. Việc chuẩn bị đồ dùng cần phải phù hợp với nội dung chủ đề. Ví dụ: Chủ đề Tết – Mùa xuân thì cô giáo cần chuẩn bị đồ dùng như: Lon nước yến, hộp giấy hình 8 trẻ. Ngoài những gì bản thân tôi đã biết tôi còn hỏi thêm ở các bạn đồng nghiệp để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn, phù hợp với nội dung chơi. Muốn có nguồn nguyên vật liệu dồi dào cần kết hợp với phụ huynh tìm kiếm các loại tranh ảnh, tờ lịch có tranh liên quan đến trò chơi. Tôi luôn quan sát quá trình chơi và ghi chép lại những nguyên vật liệu, đồ chơi mà trẻ thích để cung cấp kịp thời cho nhu cầu của trẻ. * Biện pháp 4. Cách hướng dẫn hoạt động vui chơi. Ở bất kỳ hoạt động nào cũng vậy, khi tiến hành tổ chức cần gây hứng thú cho trẻ. Ở hoạt động góc khi tiến hành vào tổ chức tôi thường cho trẻ hát một bài trong chủ đề sau đó dẫn dắt trẻ vào nội dung chơi, trẻ phải biết tên trò chơi, nội dung chơi là gì và ở chủ đề nào, từ đó cô cùng trẻ thảo luận, bàn bạc và đưa ra các ý kiến về các góc chơi, bằng những câu hỏi thăm dò ý của trẻ, cô thiết lập gợi ý mối quan hệ giữa các vai chơi, các tập thể chơi nhỏ để phục vụ cho cả chủ đề chơi chung.. VD: Ở chủ đề “Động vật”. Tôi cho trẻ hát bài : Gà trống mèo con và cún con Tôi hỏi trẻ vừa hát gì? Có những con vật nào? Các con vật đó sống ở đâu? Ngoài các con vật đó ra trong gia đình còn nuôi các con vật nào? Cho trẻ kể tên . Sau đó tôi sử dụng các câu hỏi thăm dò ý đồ của trẻ như sau: + Ở góc xây dựng hôm nay các con sẽ làm gì? + Góc học tập theo các bé sẽ chơi gì? + Góc phân vai sẽ đóng vai những ai? + Góc nghệ thuật làm những công việc gì? Khi có nhiều ý kiến trái ngược nhau hoặc trẻ còn lúng túng chưa biết nên làm gì, chơi gì thì cô sẽ gợi mở cho trẻ xem chơi như thế nào là hợp lý nhất để cùng đưa ra ý kiến chung nhất . Khi thảo luận xong tôi cho trẻ tự tìm góc chơi thích hợp và bạn chơi để cùng tham gia vào hoạt động như vậy trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia chơi và hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Trước đây khi tổ chức hoạt động góc cô thường phân vai cho trẻ chơi ở một góc cụ thể, trẻ không được tự do lựa chọn vai chơi cho mình, giờ đây trẻ chơi không bị gò ép, mang tính chất chỉ định, nhưng cũng có những trường hợp trẻ lợi dụng điều này để chơi ở một góc nhất định mà không sang góc khác, đòi hỏi tôi phải quan sát và tìm hiểu lý do, khi đó tôi sẽ phân tích rồi dẫn dắt trẻ sang các góc khác một cách thích thú. Vì vậy việc trao đổi sẽ giúp trẻ mạnh dạn đưa ra ý 10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_hoat_dong.doc