Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi hoạt động tạo hình vẽ theo đề tài

Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Mặt khác, hoạt động tạo hình đã tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dạng, cấu trúc, màu sắc, đường nét hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo, đức tính tốt, đam mê yêu thích cái đẹp và tạo ra cái đẹp.
Tạo hình giúp cho trẻ mở rộng thêm sự hiểu biết cái đẹp trong thiên nhiên, đồ vật, con vật, màu sắc nhằm tạo cho trẻ những biểu tượng đa dạng về thế giới xung quanh. Vì vậy, các kỹ năng tạo hình của trẻ cũng được phát triển. Do đó, sản phẩm của trẻ sẽ ngày càng đẹp hơn, sống động hơn và thực hơn. Hoạt động vẽ theo đề tài là hoạt động thể hiện rõ nhất sự sáng tạo của trẻ. Sự sáng tạo đó thường không phải do bẩm sinh mà nhờ vào năng lực sư phạm của giáo viên. Vì vậy, trong khi giảng dạy giáo viên không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản mà còn phải mở rộng vấn đề, tạo hứng thú cho trẻ.
Bên cạnh đó có một vấn đề không thể thiếu được, đó chính là sự khích lệ, động viên kịp thời của giáo viên đối với những sản phẩm mà trẻ làm ra, hay đối với những trẻ chưa làm tốt hay chưa hoàn thành xong sản phẩm của mình thì một lời khích lệ sẽ làm cho trẻ cố gắng hơn nữa trong giờ hoạt động lần sau.
doc 13 trang skmamnon 26/01/2025 530
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi hoạt động tạo hình vẽ theo đề tài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi hoạt động tạo hình vẽ theo đề tài

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi hoạt động tạo hình vẽ theo đề tài
 nước để vẽ và biết sáng tạo ra các sản phẩm mới lạ khác. Đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi hoạt động vẽ theo đề tài đã áp 
dụng cho các giáo viên trong khối, trong nhà trường, các trường bạn trên toàn 
huyện. Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng rằng sẽ có những đóng 
góp nhỏ bé vào sự chăm sóc giáo dục và quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ 
nhất là hoạt động tạo hình. Mong rằng, các bạn đồng nghiệp sẽ bổ sung, góp ý để 
bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi hơn.
 2. Phần nội dung:
 2.1. Thực trạng của đề tài:
 Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ 
mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì 
chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ 
và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Mặt khác, hoạt 
động tạo hình đã tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình 
dạng, cấu trúc, màu sắc, đường nét hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển 
khả năng sáng tạo, đức tính tốt, đam mê yêu thích cái đẹp và tạo ra cái đẹp.
 Tạo hình giúp cho trẻ mở rộng thêm sự hiểu biết cái đẹp trong thiên nhiên, 
đồ vật, con vật, màu sắc nhằm tạo cho trẻ những biểu tượng đa dạng về thế giới 
xung quanh. Vì vậy, các kỹ năng tạo hình của trẻ cũng được phát triển. Do đó, sản 
phẩm của trẻ sẽ ngày càng đẹp hơn, sống động hơn và thực hơn. Hoạt động vẽ theo 
đề tài là hoạt động thể hiện rõ nhất sự sáng tạo của trẻ. Sự sáng tạo đó thường 
không phải do bẩm sinh mà nhờ vào năng lực sư phạm của giáo viên. Vì vậy, trong 
khi giảng dạy giáo viên không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản mà còn phải 
mở rộng vấn đề, tạo hứng thú cho trẻ.
 Bên cạnh đó có một vấn đề không thể thiếu được, đó chính là sự khích lệ, 
động viên kịp thời của giáo viên đối với những sản phẩm mà trẻ làm ra, hay đối 
với những trẻ chưa làm tốt hay chưa hoàn thành xong sản phẩm của mình thì một 
lời khích lệ sẽ làm cho trẻ cố gắng hơn nữa trong giờ hoạt động lần sau.
 Trong những năm qua, việc cho trẻ hoạt động tạo hình là một chuyên đề 
được Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT triễn khai rộng rãi về các trường học, đến tận từng 
giáo viên với nhiều giải pháp tích cực và thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình 
thực hiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi được tăng trưởng 
đáng kể, môi trường học tập trong và ngoài lớp phong phú lối cuốn trẻ học tập. Từ 
đó, chất lượng trên trẻ được nâng lên rõ rệt, nhiều trẻ đã tạo ra những sản phẩm 
đẹp, có sáng tạo. Song để duy trì việc nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động tạo 
hình, nhất là hoạt động vẽ theo đề tài là một vấn đề khó. Vì vậy, trong quá trình 
thực hiện, giáo viên phải linh hoạt và có những đổi mới trong cách giảng dạy, phải 
luôn có những tình tiết mới lạ, hấp dẫn, những sáng tạo thú vị để gây hứng thú cho 
trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. Đặc biệt là phải giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
trong hoạt động tạo hình.
 2 * Điều tra thực tiễn:
 Kết quả khảo sát đầu năm
 TS Trung 
 Tốt Khá
 Nội dung trẻ bình
 SL % SL % SL %
 Khả năng thể hiện nội dung đề tài 30 3 10 13 43,3 14 46,7
 Khả năng vận dụng các kỹ năng 30 6 20 8 26,7 16 53,3
 Bố cục, tô màu 30 3 10 16 53,3 11 36,7
 Kết quả cho thấy, sự tiếp thu và kĩ năng để trẻ học tốt được môn tạo hình 
đang là một vấn đề cần được giải quyết. Vì vậy, tôi luôn băn khoăn, lo lắng và suy 
nghĩ tìm tòi mọi biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình vẽ theo đề 
tài ở trẻ 4-5 tuổi. Và tôi đã sử dụng một số giải pháp để phục vụ cho việc tổ chức 
hoạt động tạo hình ngày được tốt hơn như sau: 
 2.2. Các giải pháp thực hiện:
 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch:
 Để hoạt động “Vẽ theo đề tài” có hiệu quả thì trước hết giáo viên phải xây 
dựng kế hoạch hợp lý, cụ thể. Kế hoạch phải xây dựng từ đơn giản đến phức tạp, từ 
dễ đến khó. Khi xây dựng kế hoạch cần chú ý bám sát vào kế hoạch của trường, 
tình hình thực tế của lớp, đặc điểm nhận thức và chương trình thực hiện của trẻ, để 
có hướng giáo dục phù hợp với độ tuổi. Kế hoạch phải có sự phê duyệt, chỉnh sữa 
của nhà trường.
 Xây dựng kế hoạch trước hết phải lưu ý đến thực hiện quan điểm giáo dục 
lấy trẻ làm trung tâm. 
 Muốn xây dựng kế hoạch tốt, trước hết bản thân cần nắm vững nguyên tắc 
và cân nhắc kỹ nội dung, yêu cầu cần truyền đạt. Với chủ điểm này thì giáo viên 
cần làm gì? Yêu cầu trẻ đạt được là gì? Trẻ hiểu được những nội dung gì?
 Sau mỗi chủ đề, cô giáo cần đánh giá xem trẻ nắm được những nội dung gì? 
Thực hiện những kỹ năng gì?...Từ đó, giáo viên có biện pháp giáo dục thích hợp và 
đề ra những yêu cầu, nội dung về kiến thức, kỹ năng cho chủ đề tới.
 Bên cạnh đó, để lôi cuốn trẻ đi vào hoạt động “Vẽ theo đề tài” thì giáo viên 
cần phải tìm tòi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm, phong cách đứng 
lớp thật tự tin, vui vẻ gây sự chú ý của trẻ và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để 
truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn.
 Hoạt động tạo hình “Vẽ theo đề tài” là hình thức tạo hình mang tính tự do ít 
phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức này, giáo viên trao đổi với trẻ về nội dung đề tài, 
giúp trẻ phát triển trí nhớ hình tượng. Dạy trẻ biết lựa chọn đối tượng thể hiện phù 
hợp với đề tài đã cho và tạo sản phẩm theo ấn tượng của trẻ, cũng cố những kiến 
thức kĩ năng đã học. Hình thức này thể hiện ở ý tưởng của trẻ là chủ yếu vì thế 
giáo viên chỉ gợi ý và định hướng cho trẻ, khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của 
mình là chính. Chính vì vậy kế hoạch phải thể hiện rõ trong một năm học có bao 
 4 Ngoài ra, chỉ cho trẻ thấy được vẽ đẹp của những mảng màu sơn trên tường 
hoặc những vật dụng trang trí, của những bức tranh hay xem băng đĩa có các cảnh 
quan đẹp rõ nét để trẻ minh họa cho những tiết vẽ đề tài của mình thêm sinh động 
hơn. Muốn trẻ tham gia vào hoạt đông tạo hình “Vẽ theo đề tài” có hiệu quả thì 
giáo viên phải chuẩn bị những bức tranh đẹp mắt và mang tính nghệ thuật cao, phù 
hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với từng chủ đề mà trẻ đang học.
 Ví dụ: Đề tài”Vẽ hoa mùa xuân” tôi chọn tranh vẽ hoa đào, hoa cúc để giới 
thiệu cho trẻ bỡi những loại hoa đó đặc trưng cho mùa xuân. Bức tranh phải đẹp, 
có màu sắc hài hòa có như vậy trẻ mới thích thú tham gia hoạt động tạo hình và vẽ 
ra được những sản phẩm đẹp.
 Trong giờ hoạt động tạo hình có thể lồng ghép các bài hát, bài thơ, câu đố, 
trò chuyện cùng trẻ để làm cho giờ hoạt động diễn ra nhẹ nhàng hơn.
 Giáo viên cần phải chuẩn bị giáo án thật nhuần nhuyễn, đưa ra mục tiêu phù 
hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Tác phong lên lớp nhẹ nhàng, tự tin, vui vẻ tạo 
sự chú ý của trẻ.
 Giải pháp 4. Công tác tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ:
 Bản thân tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non song tôi không dừng lại ở 
đó, tôi tham gia học lớp Đại học SPMN nhằm nâng cao thêm trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ, phục vụ cho việc giảng dạy được tốt hơn trong suốt quá trình công tác 
của mình. Bồi dưỡng chuyên môn về các nội dung mới, tập trung vào nội dung 
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 Để xứng đáng với vị trí nhiệm vụ của mình trong nhà trường tôi thường 
xuyên chăm lo bồi dưỡng tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy, tìm tòi học hỏi 
qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Bồi dưỡng thường xuyên là 
nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân tôi.
 Tham gia các tiết dạy sinh hoạt chuyên môn liên trường, thao giảng do 
Phòng, Cụm, Trường tổ chức.
 Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của 
những giáo viên dạy lâu năm. 
 Luôn tìm kiếm, sưu tầm, sáng tạo những tiết dạy hay, những đồ dùng, đồ 
chơi, tranh ảnh đẹp, phong phú để phục vụ cho việc dạy học có hiệu quả cao.
 Thường xuyên làm đồ dùng, đồ chơi từ vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ 
khám phá từ đó giáo viên có thể hướng trẻ đi vào hoạt động dễ dàng hơn. 
 Giải pháp 5. Tổ chức cho trẻ hoạt động trên tiết học:
 Một trong những hoạt động vô cùng quan trọng đó là tổ chức cho trẻ hoạt 
động tạo hình trên tiết học bởi trên tiết học trẻ sẽ được lĩnh hội kiến thức, cũng cố 
kiến thức để từ đó trẻ tái tạo lại những gì mà trẻ đã thu nhận được thông qua các 
hoạt động mà cô giáo hướng dẫn. Đây cũng chính là hoạt động để đánh giá được 
 6 mà tô bông hoa, lá hoa thì sao nhỉ? Vậy thì ta nên dùng màu gì để tô cho đẹp? 
(màu vàng - đỏ - tím để tô bông hoa, màu xanh tô lá hoa, cây cỏ...). Trong khi 
thực hiện, lời giảng của cô phải được kết hợp với các thao tác kỹ năng, lời giảng 
phải dẫn dắt trẻ đi từ tổng thể đến chi tiết, phát huy tính tích cực bằng cách cho trẻ 
quan sát, trải nghiệm, phát hiện những đặc điểm của đối tượng và kỹ năng tạo 
thành đối tượng.
 Ví dụ: Cô hỏi trẻ:
 + Cô có bức tranh gì đây? (Vườn hoa)
 + Bức tranh vẽ về những loại hoa gì? (Hoa đào, hoa mai, hoa cúc)
 + Hoa đào, mai, cúc có màu gì? Cánh hoa như thế nào?
 Qua theo dõi đánh giá cho thấy, trẻ có cùng một độ tuổi nhưng sự tiếp thu 
của trẻ không đồng đều và khả năng tạo hình của trẻ cũng khac nhau. Có trẻ rất 
thành thạo trong việc cầm bút và thể hiện sự sáng tạo trong sản phẩm tạo hình, 
nhưng cũng có những trẻ chưa biết cách chọn màu, cách cầm bút, bố trí tranh chưa 
hợp lý...
 Trước thực tế đó, tôi phải quan tâm chú trọng từng cá nhân, theo dõi giúp đỡ 
những trẻ yếu, phát triển bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu, tôn trọng sản phẩm 
và ý định của trẻ, động viên khuyến khích trẻ yêu thích hoạt động tạo hình hơn, 
khen chê trẻ phải đúng mức, tránh việc quá khen hay quá chê làm cho trẻ tự kiêu, 
chủ quan hay tự ti, chán nản. 
 *Tổ chức tiết dạy trên lớp:
 Hoạt động có thành công hay không là giáo viên phải xác định được mục 
tiêu của bài dạy, mục tiêu phải phù hợp với nhận thức của trẻ trong độ tuổi. Phải có 
thủ thuật để hướng trẻ vào tiết học và giao nhiệm vụ cho trẻ.
 Một nội dung không kém phần quan trọng đó là: Nắm chắc yêu cầu, nội 
dung của hoạt động, truyền thụ kiến thức cho trẻ rõ ràng, chính xác, có hệ thống, tổ 
chức hoạt động đúng phương pháp đặc trung của lĩnh vực. Giáo viên phải linh 
hoạt, sáng tạo, động viên khuyến khích trẻ kịp thời có như vậy tiết học mới thành 
công. Khi nhận xét sản phẩm cô phải nhận xét nhẹ nhàng, chủ yếu là tạo niềm tin, 
phấn khởi, tạo hứng thú đam mê cho trẻ trong những giờ học sau.
 Một tiết học vẽ theo đề tài thông thường chúng ta sử dụng các bước như sau:
 - Trò chuyên gây hứng thú giao nhiệm vụ
 - Quan sát đàm thoại tranh gợi ý, cho trẻ nêu ý định của mình
 - Trẻ thực hiện
 - Nhận xét sản phẩm
 Giải pháp 6. Thông qua hoạt động mọi lúc, mọi nơi:
 Cho trẻ hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi như giờ hoạt động ngoài trời 
giáo viên cho trẻ nhặt lá rơi rồi tạo nên những con vật dễ thương mà trẻ thích, qua 
đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường. Cho trẻ dùng phấn, que vẽ vẽ theo ý 
 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_cho_tre_4_5_t.doc