Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4-5 tuổi
Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình và nhà trường là sợi dây chăm sóc và kích thích của trẻ. Trẻ đến trường thời gian bên cô nhiều hơn bên bố mẹ, nên cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy cô phải làm sao hình thành cho các con bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt. Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ để đến với cô giáo và các bạn. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp cho trẻ thì những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo cần phải làm như nào để trẻ cảm nhận được sự gần gũi, thương yêu, thấy mình được an toàn khi đến lớp.
Hoạt động chăm sóc - giáo dục của cô giáo đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ, cô giáo cần có định hướng, có mục đích để giáo dục. Các hoạt động của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ.Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một sô biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đàu cho trẻ 4-5 tuổi” để nghiên cứu.
Hoạt động chăm sóc - giáo dục của cô giáo đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ, cô giáo cần có định hướng, có mục đích để giáo dục. Các hoạt động của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ.Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một sô biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đàu cho trẻ 4-5 tuổi” để nghiên cứu.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4-5 tuổi
TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. “ Giáo dục” là một môi trường trong sự nghiệp trồng người. Để đảm bảo cho sự tăng trưởng của xã hội, việc phát triển nhân tố của con người, sự hình thành thói quen của trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ là rất cần thiết. Trong quá trình phát triển của trẻ nhất là trẻ 4 - 5 tuổi thì việc rèn luyện nề nếp cho trẻ vô cùng quan trọng. Thông qua việc rèn luyện thói quen từ đó hình thành được thói quen nề nếp ngay từ ban đầu. Trẻ mẫu giáo bé lên mẫu giáo nhỡ chưa quen cô quen lớp, quen bạn . Có trẻ lại mới ra lớp lần đầu thường còn bỡ ngỡ, sợ hãi, né tránh bạn không chấp nhận sự giúp đỡ của cô, thậm chí còn không ăn, không ngủ, không tham gia vào hoạt động cùng các bạn Vậy làm thế nào để’ đưa trẻ vào nề nếp ngay từ những ngày đầu đến lớp. Theo tôi nghĩ đây không chỉ là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các giáo viên nói chung. Nhận thức được điều này nên tôi đã lựa chọn đề tài : “Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4 - 5 tuôi” để nghiên cứu 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến. - Điều kiện: Cơ sở vật chất, trường, lớp, phòng học đầy đủ, được sự quan tâm của nhà trường và giúp đỡ của đồng nghiệp. - Thời gian: Từ tháng / 202 - Tháng / 202 - Đối tượng: Trẻ 4 - 5 tuổi. 3.Nội dung sáng kiến * Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Qua nghiên cứu và thực nghiệm tại lớp mình năm học ................ tôi nhận thấy điểm mới tính sáng tạo của sáng kiến này là giáo viên tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất và phù hợp để rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trong trường mầm non. * Khả năng áp dụng của sáng kiến: Khi áp dụng các biện pháp này đã đem lại được kết quả khá khả quan có khả MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình và nhà trường là sợi dây chăm sóc và kích thích của trẻ. Trẻ đến trường thời gian bên cô nhiều hơn bên bố mẹ, nên cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy cô phải làm sao hình thành cho các con bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt. Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ để đến với cô giáo và các bạn. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp cho trẻ thì những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo cần phải làm như nào để trẻ cảm nhận được sự gần gũi, thương yêu, thấy mình được an toàn khi đến lớp. Hoạt động chăm sóc - giáo dục của cô giáo đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ, cô giáo cần có định hướng, có mục đích để giáo dục. Các hoạt động của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ.Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một sô biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đàu cho trẻ 4-5 tuổi” để nghiên cứu. 2. Thực trạng của vấn đề. về thực trạng: Trong quá trình giáo dục rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ tuổi mẫu giáo nhỡ nhiệm vụ đặt ra hàng đầu là hoàn thiện các nề nếp thói quen như: nề nếp thói quen chào hỏi, nề nếp cất đồ dùng đồ chơi, nề nếp giờ ăn, giờ ngủ, giờ vui chơi, giờ học tập, nề nếp vệ sinh. Năm học .... tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp .... qua thời gian đứng lớp cũng như nghiên cứu đề tài bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 4 Nhưng giai phap trên tôi đa'tô chưc, hương dân cho tre thương xuyên va' đa' đạt đươc nhưng kêt qua bươc đâu mặc du' biên phap đo'rât phu' hợp vơí đặc điêm tâm sinh li của tre trong qua 'trinh thực hiên kêt qua vân chưa thực sư tôt. Chính vì áp dụng những phương pháp cũ kết quả trên trẻ chưa cao nên tôi mạnh dạn áp dụng sáng kiến: “Một sô biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đàu cho trẻ 4- 5 tuổi” Trước khi chưa áp dụng phương pháp mới tôi đã khảo sát trẻ và kết quả khảo sát như sau: Tổng số 31 Tháng 9/ 2020 Các thói quen nề nếp Đạt Chưa đạt Số trẻ T1 lệ Số trẻ % Nề nếp chào hỏi 19 61 12 39 Nề nếp đi học 22 71 9 29 Nề nếp cất đồ dùng đồ chơi 20 64,5 11 35,5 Nề nếp giờ ặn 22 71 9 29 Nề nếp giờ ngủ 17 55 14 45 Nề nếp vui chơi 15 48,3 16 51,7 Nề nếp vệ sinh 23 74,1 8 25,9 Nề nếp học tập 24 77,4 7 22,6 Qua kết quả trên bản thân tôi thấy việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ kết quả trẻ thực hiện còn thấp. Để thực hiện được những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ mầm non phải được chú trọng thường xuyên, liên tục và không ngừng đổi mới. Đặc biệt việc giáo dục nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4 - 5 tuổi nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ thì sẽ không đưa lại kết quả cao, không phát huy được tính chủ động tích cực và khả nặng sáng tạo của trẻ. Để đi vào nề nếp thói quen cho trẻ từ những thuận lợi và khó khặn nêu trên, dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã tìm tòi, áp dụng một số biện pháp tích cực nhất để rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ một cách tốt nhất 6 + Trẻ khá ngồi cạnh trẻ ít chú ý đến hoạt động, để trẻ có thể hỗ trợ nhau + Trẻ hiếu động cá biệt ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi cạnh cô giáo để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn. Với những cách sắp xếp chỗ ngồi như trên tôi đã giúp trẻ đan xen ngồi với nhau để trẻ sẽ được học tập giúp đỡ nhau, vì trẻ sẽ học qua cô, qua bạn để trẻ sẽ có nề nếp trong mọi hoạt động. 3.3. Rèn luyện phẩm chất đạo đức của giáo viên để rèn nề nếp cho trẻ. Một số trẻ 4 - 5 tuổi mới bắt đầu đi lớp, trẻ bắt đầu rời khỏi bàn tay ấp ủ yêu thương của cha mẹ, ông bà để đến chỗ mà với trẻ tất cả đều lạ lẫm và mới mẻ: Trường mới, cô mới, bạn mới vì thế các cháu đến trường, đến lớp mang một tâm trạng vừa bỡ ngỡ lạ lẫm vừa lưu luyến nhớ gia đình, thậm chí có cháu còn sợ hãi khóc lóc... Vì ở độ tuổi này trẻ sống nhiều về tình cảm nên rất cần sự âu yếm, nhẹ nhàng của cô nhất là những ngày đầu trẻ mới nhập lớp, cô phải làm sao để trẻ có thể cảm nhận được nguồn hạnh phúc, được an toàn, được quan tâm và được yêu mến có thể được coi là một thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Tình cảm của cô đối với trẻ giầu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con, biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Khi trẻ có cảm tình, có hứng thú cô có thể sử dụng nghệ thuật của mình để thu hút lôi cuốn trẻ vào các hoạt động một cách dễ dàng. Ví dụ: Những ngày đầu khi đón trẻ vào lớp, trẻ còn bỡ ngỡ, sợ hãi và khóc lóc, gào thét, cô có thể đến bên bế trẻ âu yếm rồi trò chuyện dỗ dành, cô đưa trẻ đến gần các bức tranh hỏi trẻ về nội dung bức tranh để trẻ quên đi nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ như: Bức tranh này vẽ gì? Con thấy bạn nhỏ trong bức tranh đang làm gì? Con thấy bạn có vui không? Con thấy không bạn được đến lớp được vui chơi múa hát bạn cười xinh thế kia mà ................................... 9 sau đó là những bài học quý báu về sự quan tâm chia sẻ, tinh thần hợp tác và biết nghĩ đến người khác, hơn nữa nó sẽ giúp cho trẻ thích thú đi lớp hơn. Kết quả: Từ việc chú trọng đến đồ dùng, đồ chơi trang bị cho trẻ hoạt động trong ngày giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích hợp, tạo cho trẻ có giờ hoạt động tự tin và sinh động hơn, đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. 3.5. Nêu gương bạn tốt, việc tốt thông qua các hoạt động trong ngày Trẻ 4 - 5 tuổi với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển mạnh, trẻ hay tò mò và thích bắt chước, giáo viên phải luôn tôn trọng trẻ và hết sức công bằng, sử dụng khen, chê đúng mực. Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi vâng lời của trẻ, nhưng không nên khen quá đáng mà chê trách chung chung khiến trẻ mất lòng tự ái. Ví dụ: Đầu năm có trẻ đi lớp rất ngoan nhưng có trẻ đi lớp sáng nào cũng khóc như bạn Minh Quân, cô đã phải thường xuyên động viên, khen trẻ và hỏi chuyện để trẻ trả lời, giúp trẻ quên đi khóc, dần dần trẻ sẽ ngoan và đi lớp có nề nếp tốt hơn. Cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch đẹp, biết chào cô khi đến lớp. Thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện và mọi lúc mọi nơi, cũng có thể giúp trẻ có thói quen nề nếp tốt hơn hoặc cô không nên chê trẻ trước tập thể lớp mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với trẻ về một số nền nếp chưa tốt hay trong lớp còn một vài cháu hay nhõng nhẽo không nghe lời cô do sự nuông chiều của ông bà, bố mẹ. Vào ngày cuối tuần cô giáo sẽ tuyên dương trước lớp các bạn ngoan, không khóc nhè, các bạn có ý thức tốt biết giữ gìn vệ sinh thân thể, biết cất đồ chơi vào đúng nơi qui định; đồng thời động viên những trẻ còn khóc chưa hòa nhập với lớp tuần sau cố gắng hơn. Kết quả: Từ sự giúp đỡ của cô giáo mà tính nhõng nhẽo của trẻ mất dần. Do (Hình ảnh) Trẻ biết cất dép đúng nơi quy định *Nề nếp thói quen chào hỏi Với tâm lý của trẻ là dễ nhớ, mau quên nên việc tạo nề nếp thói quen cho trẻ phải được thường xuyên và lặp đi lặp lại. Hàng ngày các cháu đến lớp tôi rèn luyện cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua các bài hát như: Lời chào buổi sáng, Mẹ yêu không nào...Các bài thơ: Miệng xinh hoặc câu chuyện : Cháu chào ông ạ... Bên cạnh đó vào giờ đón, trả trẻ cô có thể dạy cháu biết chào cô, chào bạn ra về, chào cha mẹ khi đến đón về. Nếu cháu không chịu làm cô có thể’ làm gương cho trẻ nhìn thấy và cháu sẽ làm theo. * Hình thành thói quen trong nề nếp học tập Để hình thành thói quen nề nếp học tập tôi cũng thực hiện các bước: Sắp xếp chỗ ngồi, chia tổ, chia đội....Khi tiến hành hoạt động tôi thấy trẻ lớp tôi còn uể’ oải, lơ đãng ít tập trung nề nếp còn lộn xộn. Tôi đã đi tìm hiể’u nguyên nhân thấy trẻ thích học nhưng nhanh chán vì vậy mà tôi sử dụng các hình thức động viên thi đua giữa các tổ và áp dụng một số trò chơi vận động để tăng sự hứng thú cho trẻ Ví dụ: + Rèn cho trẻ ngồi đúng chỗ tôi đã sử dụng nhạc bài hát “Chim mẹ Chim con” để trẻ về vị trí ngồi của mình. + Khi xếp hàng tôi đã sử dụng trò chơi “ Thi xem đội nào nhanh”. Như vậy tôi thấy trẻ học rất hứng thú kết quả lại cao. Hướng dẫn trẻ cách ngồi, cách giơ tay phát biểu, cách đứng dậy trả lời cô....Tôi hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, khi thực hiện tôi cùng nhóm trẻ nhanh nhẹn làm mẫu cho cả lớp xem nhờ vậy mà trẻ tiếp thu yêu cầu của cô một cách chính xác ngay từ đầu. Tôi đã rèn luyện và hình thành
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ne_nep_thoi.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4-5 tuổi.pdf