Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non

Bên cạnh đó, cách chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng hoặc không có phương pháp hợp lý cũng dẫn tới cỏc ảnh hưởng về tâm lý, gây ra các tai nạn về tinh thần đối với trẻ. Vỡ thế việc đảm bảo an toàn chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non. Mà người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này hơn ai hết chính là những giáo viên mầm non.
Hơn nữa, thời gian trẻ ở trường mầm non cũn nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà với gia đỡnh. Trẻ cú được an toàn, tránh được các tai nạn thương tớch và phỏt triển toàn diện hay khụng là phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường Mầm non. Bởi vỡ lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vụ cựng hiếu động, tũ mũ, ham hiểu biết và luụn sử dụng mọi giỏc quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ cũn quỏ non nớt để tự bảo vệ mỡnh, nờn cỏc nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn đều có thể phũng trỏnh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ.
doc 12 trang skmamnon 26/01/2025 840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
 1.2. Điểm mới của đề tài.
 Trên thực tế nhiều đồng nghiệp đang chú trọng quan tâm nhiều đến các nội dung, 
hoạt động chuyên môn giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa thực sự chú ý quan tâm đến sự 
an toàn tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non. 
 Điểm mới của đề tài: Tôi đã sử dụng một số biện pháp mới có tính khả thi cao, phù 
hợp với tình hình của lớp, trường, tác động có hiệu quả rất lớn về sự an toàn cho trẻ.
 Với đặc điểm tâm sinh lý và sức đề kháng còn yếu, khả năng tư duy, ghi nhớ đang 
phát triển không bền vững. Vì vậy phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ cần được thực 
hiện trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục; Phòng tránh tai nạn thương tích cho 
trẻ trong tổ chức hoạt động học, hoạt động vui chơi cho trẻ; Phòng tránh tai nạn thương tích 
cho trẻ trong hợp tác với cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế qua đề tài này tôi 
muốn đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần trong việc phòng tránh tai nạn thương tích 
cho trẻ tại trường mầm non nơi tôi đang công tác. 
 1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài.
 Với đề tài này, tôi đã áp dụng tại lớp học nơi tôi công tác để phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ trong lớp tôi đang giảng dạy nói riêng và trong toàn trường mầm non nói 
chung trong năm học 2019-2020. Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả đối với các 
trường mầm non trên địa bàn huyện, tỉnh nói riêng và có thể áp dụng rộng rãi trên toàn 
quốc.
 Nội dung đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm của bản thân, 
chủ yếu là những giải pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp tôi đang giảng 
dạy nói riêng và trong toàn trường mầm non nói chung.
 2. Phần nội dung
 2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu.
 Quá trình thực hiện đề tài tại đơn vị, tôi nhận thấy có được những thuận lợi và gặp phải 
một số khó khăn sau:
 2.1.1. Thuận lợi. 
 Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, giáo 
viên, học sinh trong trường, chú trọng tạo mọi điều kiện để công tác y tế học đường được 
hoạt động tốt.
 Trường đã thành lập ban chăm sóc sức khỏe và ban chỉ đạo xây dựng trường học an 
toàn và phòng chống tai nạn thương tích ổn định đi vào hoạt động tốt.
 Trường đã có nhân viên y tế chuyên biệt.
 Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Trung tâm y tế huyện, 
địa phương và phòng giáo dục đào tạo Lệ Thủy trong việc phòng tránh tai nạn thương tích 
cho trẻ.
 Nhà trường luôn chăm lo điều kiện làm việc cũng như đời sống tinh thần cho đội ngũ: 
tăng trưởng cơ sở vật chất hàng năm, bổ sung thay thế các trang thiết bị đồ dùng dạy học. 
Lớp học thoáng mát đảm bảo cho trẻ vui chơi và học tập. 
 2 vào kế hoạch của Nhà trường để lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng. Tìm hiểu kỹ và nắm 
vững Thông tư số 13/2010/TT- BGD&ĐT về thực hiện phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
ở trường mầm non. Nội dung phòng chống tai nạn thương tích là nội dung tích hợp, lồng 
ghép nên ngoài những nội dung, kiến thức nắm được thông qua tập huấn bồi dưỡng của nhà 
trường, bản thân tôi cũng tích cực tìm hiểu thêm qua tài liệu có liên quan đến xây dựng môi 
trường an toàn, phòng, chống, xử trí tai nạn thương tích thường gặp, tham khảo tài liệu 
Trung tâm y tế, các văn bản chỉ đạo của ngành, viết tuyên truyền phòng, tránh dịch bệnh, tự 
nghiên cứu học tập, tham gia các buổi tọa đàm nội dung quy chế xây dựng trường học an 
toàn trong nhà trường, đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến phức tạp 
thường xảy ra ở trường mầm non để nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi rút kinh nghiệm, tìm 
hướng giải quyết.
 Có rất nhiều nội dung và biện pháp về phòng tránh tai nạn thương tích mà tôi đã tìm 
hiểu, sưu tầm, lồng ghép thực hiện trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt. 
 Ví dụ: 
 * Một số nội dung về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ:
 + Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng 
nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương 
phổi do khói xộc vào.
 + Tai nạn thương tích do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, 
nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người 
tham gia giao thông gây nên
 + Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong chất 
lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 
giờ hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
 + Động vật cắn: Chấn thương do động vật cắn, húc, đâm phải...
 + Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố 
dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất).
 + Ngã: Là tai nạn thương tích do ngã, rơi từ trên cao xuống.
 + Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc.
 + Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, 
cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương. 
 * Một số biện pháp phòng tránh hạn chế tai nạn thương tích cho trẻ. 
 + Phòng tránh trẻ ngã: Củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể:
 Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt. Cửa sổ, hành lang, lan can phải 
đảm bảo. Không cho trẻ học và chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà, mái 
ngói, cột nhà cũ có nguy cơ sập xuống. Đồng thời phải cho sửa chữa kịp thời. Những cây ở 
sân trường cần có rào chắn để trẻ không leo trèo được. Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải 
được sửa chữa ngay, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo an toàn.
 4 cần chú ý đến những đồ dùng như kéo, bút chì, hay đồ chơi ở các góc. Những đồ dùng sắc 
nhọn để cao trên tầm với của trẻ. Thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng 
tuần để đảm bảo vệ sinh.
 Hằng ngày, tôi luôn chú ý đến các đồ dùng đồ chơi các góc. Kịp thời loại bỏ những đồ 
dùng đồ chơi đã cũ hoặc bị hư hỏng như đồ chơi lắp ghép cũ bị bể hoặc sứt mẻ, hay những 
đồ vật có kích thước nhỏ như hạt xâu vòng. Những đồ dùng đó rất nguy hiểm, có thể đâm 
vào chân, tay, mắt của trẻ. Những hạt nhỏ trẻ có thể nhét vào tai, mũi, miệng ...rất nguy 
hiểm cho tính mạng. Khi chọn đồ chơi cho trẻ chơi tôi cũng đã chú ý lựa chọn đồ chơi có 
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đảm bảo an toàn cho trẻ chơi. Báo cáo kịp thời với BGH nhà 
trường khi lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ 
kịp thời. Song song với việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm, tôi cũng luôn cẩn trọng với 
các đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nến sau khi dùng xong phải cất gọn 
đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ. 
 Nhà vệ sinh cũng là một trong những nơi tiềm ẩn các tai nạn thương tích dễ xảy ra. Vì 
vậy, tôi luôn luôn chú ý sắp xếp ngăn nắp các vật dụng. Sàn nhà vệ sinh thường xuyên lau 
khô đảm bảo cho trẻ vệ sinh cá nhân không bị trượt ngã trơn trợt. Các xô chứa nước nhà vệ 
sinh luôn có nắp che đậy kĩ lưỡng.
 Một vấn đề quan trọng không kém khi xây dựng môi trường an toàn phòng tránh tai 
nạn thương tích cho trẻ trong lớp học đó là việc bố trí các phích cắm, ổ cắm điện. Trẻ ở độ 
tuổi này rất thích bắt chước bố mẹ sửa điện, hay chưa hiểu biết nên sờ vào ổ điện dẫn đến tử 
vong.Vì thế, ở lớp tôi đã chú ý bố trí ổ điện cao hơn tầm với của trẻ. Khi sử dụng ổ cắm ở các 
vị trí thấp thì tôi chú ý bố trí an toàn, có lớp bảo vệ. Sau khi sử dụng xong, cất dọn ngay để 
tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
 Môi trường trong lớp học có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy mà 
tôi đã luôn luôn quan sát, xử lý kịp thời những mối nguy hiểm đối với trẻ. Đồng thời, luôn 
nhắc nhở trẻ những đồ vật nào, vị trí nào an toàn, đồ vật nào, vị trí nào không an toàn để trẻ 
tự mình phòng tránh cho bản thân. 
 Môi trường trong lớp học rất quan trọng, nhưng môi trường ngoài lớp học cũng quan 
trọng không kém. Đối với trẻ, môi trường hoạt động ngoài lớp học góp phần hết sức quan 
trọng trong quá trình học tập và vui chơi của trẻ, là yếu tố giúp trẻ phát triển toàn 
diện.Thông qua hoạt động vui chơi ngoài lớp học, trẻ được tiếp xúc trải nghiệm với sự vật 
hiện tượng xung quanh. Nói như vậy để khẳng định sự cần thiết khi tạo dựng một môi trường 
ngoài lớp học đối với trẻ.
 Môi trường ngoài lớp học ở trường tôi khá chật hẹp, một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời 
đã sử dụng lâu năm. Trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động, hay chạy nhảy vì vậy tiềm ẩn nguy cơ 
tai nạn thương tích. Tôi đã chủ động tham mưu với BGH nhà trường trong việc bố trí, sắp xếp 
các đồ dùng đồ chơi ngoài trời, chậu hoa cây cảnh phù hợp, lối đi lại thuận tiện. Sân chơi 
luôn khô ráo, thoáng mát, không bị mốc meo trơn trượt. Cổng trường chính, cổng trường phụ 
 6 trẻ mỗi ngày đến trường. Tôi đã tích cực suy nghĩ tìm tòi hình thức, biện pháp lồng ghép một 
cách hợp lí nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua hoạt động hàng 
ngày. Đây là biện pháp mang tính tích cực, xuyên suốt quá trình chăm sóc giáo dục trẻ 
trong lớp tôi. Trong một ngày ở trường của trẻ có rất nhiều hoạt động. Tôi xin chia sẽ một số 
biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả như sau:
 Giờ đón trẻ: Ngoài việc trò chuyện trao đổi tình hình sức khỏe của trẻ, tôi luôn trò 
chuyện với trẻ về các đồ vật gây nguy hiểm và các cách thức phòng tránh. 
 Trong các giờ hoạt động chung: 
 Lĩnh vực phát triển thể chất (hoạt động thể dục); Tôi luôn chú ý nhắc nhỡ các cháu 
xếp hàng trật tự, bạn bé đứng trước, bạn lớn đứng sau, không xô đẩy bạn làm bạn ngã, 
không được chạy nhảy lung tung. 
 Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ (hoạt động tạo hình): Tôi chú ý nhắc nhở trẻ không cho 
bút màu vào mũi, vào tai, không chọc bút vào mắt bạn, không nô đùa cầm kéo cắt giấy. 
 Lĩnh vực phát triển nhận thức (hoạt động khám phá môi trường xung quanh): Chủ 
đề Gia đình thông qua hoạt động học tiết khám phá khoa học “Một số đồ dùng gia đình” tôi 
lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích bằng cách giáo dục trẻ không tự ý dùng 
dao, kéo, cắm ổ điện, thiết bị dùng điện người lớn. Hay Chủ đề Giao thông tôi lồng ghép giáo 
dục phòng tránh tai nạn thương tích bằng cách giáo dục trẻ không chơi đùa giữa lồng đường, 
phải vào lề đường phía bên phải, muốn sang đường phải có người lớn dắt, đội mũ bảo hiểm 
khi ngồi xe máy Chủ đề: “Nước và mùa hè”: Tôi lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ bằng cách giáo dục cho trẻ không chơi đùa ở những nơi gần ao, hồ, 
sông, suối khi không có người lớn đi cùng.
 Trong giờ ăn : Tôi chú ý nhắc trẻ ăn miếng nhỏ, nhai kỹ, không cười đùa khi đang ăn 
dễ gây sặc thức ăn, không cho thức ăn vào mũi vào tai
 Bên cạnh đó, trong một số hoạt động rèn kĩ năng sống, hoạt động mọi lúc mọi nơi, tôi 
chú ý dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích 
như không trèo cây, chơi gần ao, không nghịch lửa, không chơi thả diều đường dây điện 
 Nhờ vào việc rèn luyện một số kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, từ đó 
trẻ dần dần có kĩ năng biết tránh xa những nơi nguy hiểm.
 Tóm lại việc lồng ghép giáo dục nội dung phòng tránh tai nạn thương tích thông qua 
các hoạt động bước đầu hình thành cho trẻ nhận thức kĩ năng phòng tránh một số tai nạn 
thương tích thường gặp.
 2.2.5. Công tác tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh
 Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích đối với phụ huynh là công việc 
vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên, khó ở đây là giáo viên 
phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc những nội dung tuyên truyền thiết thực, thu 
hút được phụ huynh để phụ huynh dễ hiểu và dễ thực hiện. Đây là một trong những biện 
pháp mang lại hiệu quả nhất định. Nhận biết tầm quan trọng đó, tôi luôn chú ý tìm hiểu cách 
 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phong_tranh_tai_nan_t.doc