Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất

Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 của bậc học mầm non tập trung đầu tư xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và hiệu quả. Đặc biệt chú trọng đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho việc cho trẻ tham gia hoạt động thể chất. Cụ thể là ở trường tôi đã đầu tư xây dựng khu Sasuke nhí để cho trẻ được trải nghiệm, tích cực vận động liên hoàn các vận động vừa sức với trẻ. Qua đó không chỉ đánh giá chất lượng giáo dục mà còn tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh ý nghĩa về tầm quan trọng của phát triển thể chất cho trẻ. Chính vì vậy, năm học này tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong giáo dục thể chất” để phát triển sức khỏe hài hòa cho trẻ ở trường mầm non.
docx 27 trang skmamnon 04/03/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất
 của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể 
chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. 
 Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất 
được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể chất ở trường 
mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà 
cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên 
một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng 
cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các 
tiết học thể dục và các hoạt động vận động.
 Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng 
trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và 
phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng 
đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được 
ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong 
hoạt động của mình. 
 Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 của bậc học mầm non tập trung đầu tư xây 
dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và hiệu quả. Đặc biệt chú trọng đầu 
tư cơ sở vật chất để phục vụ cho việc cho trẻ tham gia hoạt động thể chất. Cụ thể là ở 
trường tôi đã đầu tư xây dựng khu Sasuke nhí để cho trẻ được trải nghiệm, tích cực vận 
động liên hoàn các vận động vừa sức với trẻ. Qua đó không chỉ đánh giá chất lượng giáo 
dục mà còn tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh ý nghĩa về tầm quan trọng của phát 
triển thể chất cho trẻ. Chính vì vậy, năm học này tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp 
phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong giáo dục thể chất” để 
phát triển sức khỏe hài hòa cho trẻ ở trường mầm non.
2. Điểm mới của đề tài
 Phương pháp hoàn toàn mới được chúng tôi ứng dụng rộng rãi trong toàn trường trong 
học kỳ này và đạt được nhiều kết quả tốt. Khi thực hiện đề tài tôi chủ yếu lồng ghép nội 
dung phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong giáo dục thể chất 
bằng các biện pháp:
 - Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động. - Mẫu giáo ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là: “...Hình thành ở trẻ những cơ sở 
đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam: 
- Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối. 
- Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi như: Bố 
mẹ, bạn bè, cô giáo; thật thà, lễ phép, hồn nhiên. 
- Yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. 
- Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng: Quan 
sát, phân tích, tổng hợp, suy luận Cần thiết để vào trường phổ thông. 
 Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ 
mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay 
từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “ 
Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay 
khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phúc 
hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và 
hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng 
nhanh. 
 Từ khi sinh ra đến 6 tuổi, trẻ luôn thích hoạt động, vận động tích cực. Vận động là sự 
chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự 
điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và 
phát triển. Do đó vận động có ý nghĩa đối với sự phát triển thể lực và giúp cho hệ thần 
kinh của trẻ phát triển. 
 “Nhà sáng lập lý luận giáo dục ở nước Nga, ông P.ph.Lexgáp cho rằng, cơ sở để lựa 
chọn bài tập vận động là phải tính đến những đặc điểm giải phẫu sinh lý và tâm lý, mức 
độ khó dần và đa dạng của bài tập. Sự phát triển thể chất có mối quan hệ với sự phát triển 
trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và hoạt động lao động. Quá trình thực hiện bài tập vận động 
ông coi như là một quá trình thống nhất giữa sự hoàn thiện tinh thần và thể chất. Ông 
nhấn mạnh ý nghĩa của lời nói hướng đến sự tự giác của trẻ, không được cho trẻ bắt chước 
một cách máy móc. Ông yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị và tiến hành có hệ thống các tiết 
học. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tăng dần sức chịu đựng của cơ thể, thay đổi 
bài tập và đa dạng hoá chúng. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tiến 
hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo 
điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. 
- Trường mầm non nơi tôi công tác là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là ngôi trường 
luôn đi đầu trong công tác thi đua dạy tốt, chăm sóc, giáo dục trẻ tốt của huyện Lệ Thủy 
và đã đạt nhiều thành tích xuất sắc chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. 
Trong các nội dung giáo dục thì giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm 
của giáo dục mầm non và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nên được các 
trường quan tâm, lưu ý. Lớp tôi là một trong 9 lớp của trường thực hiện mô hình vận 
dụng những đồ dùng thể chất và khu thể chất để phát triển vận động cho trẻ. Chính vì vậy 
tôi luôn mong muốn mang lại cho các cháu một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các 
cháu mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ, có một sức khỏe tốt và thể 
hiện hết khả năng cuả mình thông qua việc tổ chức lễ hội và các hoạt động ngoại khóa. 
 Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình tôi 
nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 
* Thuận lợi 
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị đầy đủ 
cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời để dạy trẻ tốt hơn. 
- Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo 
dục, các hoạt động vui chơi ngoài trời. 
- Phòng học rộng rãi thoáng mát và có khu hoạt động thể chất riêng nên việc tổ chức 
giảng dạy và tổ chức các hoat động cho trẻ cũng dễ dàng. 
- Giáo viên đã công tác nhiều năm trong nghề, nhiệt tình, yêu trẻ. 
- Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt 
động. 
- Đa số phụ huynh quan tâm đến con, đến các hoạt động của lớp. 
* Khó khăn Béo phì 2/41 4,9
 Khảo sát một số tiêu chí về lĩnh vực phát triển thể chất
 Nội dung Đầu năm
 Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham (15/41 
 gia vận động. cháu) 36,6%
 Trẻ tích cực tự giác trong giờ học (18/41 cháu)
 43,9%
 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt (32/41 cháu)
 78,0%
 Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt (18/41 cháu)
 43,9%
 Từ những khó khăn, thuận lợi và qua khảo sát tình hình thực tế đầu năm của lớp tôi 
ở trên nên tôi đã suy nghĩ và tìm ra những biện pháp phát triển tính tích cực vận động 
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong giáo dục thể chất. 
3. Các biện pháp thực hiện:
- Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi Mẫu 
giáo nhỡ nói riêng về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực, và các nhu cầu của 
trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp và hình thức tổ chức phát triển tính 
tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ. 
 Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm vui, sự tự tin, sự mạnh 
dạn và có một sức khỏe tốt tham gia vào tất cả các hoạt động trong gia đình, trong nhà 
trường và xã hội. Ví dụ: Vận động “Ném trúng đích thẳng đứng”
 Tư thế chuẩn bị: Tay cầm túi cát đứng trước vạch xuất phát, chân trước , chân sau, tay 
cầm túi cát cùng phía với chân sau. Để túi cát ngang tầm mắt, mắt nhìn vào đích.
 Dùng sức của cánh tay ném túi cát trúng vào đích.
 Các hình thức nhằm phát triển vận động cho trẻ trong giờ thể dục buổi sáng, giờ thể 
dục, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan. Cụ thể như:
 - Thể dục buổi sáng. Là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, tập thể 
dục buổi sáng giúp trẻ ham thích thể dục, thể thao, ham thích vận động, kỹ năng sử dụng 
đồ dùng theo từng chủ đề.
 - Giờ thể dục: Là hình thức cơ bản trong các hình thức phát triển vận động cho trẻ. 
Trong giờ thể dục cung cấp và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ
 - Trò chơi vận động: Vừa là hình thức tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, vừa là 
phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện.
 - Dạo chơi, thăm quan: Tổ chức cho trẻ đi bộ, đi xe đạp trong hoặc ngoài trường. Trên 
đường đi giáo viên có thể cho trẻ dừng chân tập các bài tập như nhảy qua rãnh nước, bật 
qua suối chơi các trò chơi vận động, chơi với bóng, tắm nắng
 Các hình thức trên đều góp phần rèn luyện và phát triển vận động cho trẻ. Trong đó trò 
chơi vận động là hình thức phát triển vận động có hiệu quả nhất vì. Trò chơi vận động 
thu hút nhiều trẻ cùng tham gia và còn có tác dụng hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ. 
Vì vậy giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động một cách tối đa.
 Ví dụ: Để hoàn thiện vận động chạy cho trẻ, giáo viên có thể củng cố bằng trò chơi “Ô 
tô và chim sẻ”;
 Ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để trẻ rèn luyện các tố chất và phát triển 
thể lực
 Ví dụ: trò chơi Mèo đuổi chuột; trò chơi đuổi bắt. Qua trò chơi trẻ được rèn luyện tính 
nhanh nhẹn, luồn khéo. Sau mỗi lần bồi dưỡng lý thuyết chúng tôi thường được dự giờ thực hành hoạt động 
vận động theo kiểu cuốn chiếu đi theo từng độ tuổi. 
 Trong quá trình dự giờ giáo viên tôi và đồng nghiệp được bồi dưỡng thêm về những 
kỹ năng cơ bản, cách hướng dẫn theo khả năng của trẻ tại lớp đó. Qua tiết dạy, người dự 
đã nắm được phương pháp của hoạt động, hình thức lên lớp, cách lấy, cất đồ dùng dụng 
cụ, cách làm đồ dùng tự tạo trong hoạt động vận động cho trẻ.
Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động
- Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong 
chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai 
đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của 
trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó 
của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ 
đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho 
những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo 
từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng 
chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện . Khi lập được kế 
hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả. 
*VD: Kế hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục thể chất:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_tinh_tich.docx