Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông hoạt động làm quen với văn học

Những bài thơ câu chuyện ngắn gọn, dễ hiểu là chiếc cầu nối là phương tiện dìu dắt trẻ những tiếng nói đầu tiên, những bước đi đầu tiên. Ngôn ngữ trong những bài ca dao, bài thơ, câu chuyện là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập, đồng thời kích thích ngôn ngữ, tư duy, trí tưởng tượng của trẻ phát triển, làm cho trẻ hoạt động tích cực, thể hiện được mong muốn của bản thân từ đó có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh. Vì vậy việc dạy trẻ làm quen với văn học là một việc làm quan trọng và cần thiết, có thể tận dụng ở mọi lúc, mọi nơi khi ở nhà khi đến trường. Đặc biệt trường mầm non là một môi trường thuận lợi để cung cấp kiến thức, ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động văn học. Nhận thức được tầm quan trọng của văn học đối với trẻ mầm non, là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ tôi thấy mình cần có phương pháp như thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, thể hiện tình cảm, mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính vì vậy nên tôi lựa chọn báo cáo “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học”
ppt 24 trang skmamnon 09/02/2025 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông hoạt động làm quen với văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông hoạt động làm quen với văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông hoạt động làm quen với văn học
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của 
giáo dục mần non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi và 
giữ vai trò quyết định đến sự phát triển tâm lí của trẻ.
 Những bài thơ câu chuyện ngắn gọn, dễ hiểu là chiếc cầu nối là 
phương tiện dìu dắt trẻ những tiếng nói đầu tiên, những bước đi đầu tiên. Ngôn 
ngữ trong những bài ca dao, bài thơ, câu chuyện là tấm gương mẫu mực về lời 
ăn tiếng nói cho trẻ học tập, đồng thời kích thích ngôn ngữ, tư duy, trí tưởng 
tượng của trẻ phát triển, làm cho trẻ hoạt động tích cực, thể hiện được mong 
muốn của bản thân từ đó có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh. Vì vậy 
việc dạy trẻ làm quen với văn học là một việc làm quan trọng và cần thiết, có 
thể tận dụng ở mọi lúc, mọi nơi khi ở nhà khi đến trường. Đặc biệt trường 
mầm non là một môi trường thuận lợi để cung cấp kiến thức, ngôn ngữ cho trẻ 
thông qua hoạt động văn học.
 Nhận thức được tầm quan trọng của văn học đối với trẻ mầm non, là 
giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ tôi thấy mình cần có phương pháp như 
thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, thể hiện tình cảm, mạnh dạn giao tiếp 
với mọi người xung quanh. Chính vì vậy nên tôi lựa chọn báo cáo “Một số 
biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động 
làm quen văn học” Trong lớp có cả 2 độ tuổi nên một số trẻ 
 còn nhút nhát, rụt rè, câu từ diễn đạt 
 chưa mạch lạc, khả năng tiếp giao tiếp 
 còn hạn chế.
 Đồ dùng phục vụ cho tiết dạy còn 
 ít, thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động để 
 trẻ quan sát.
 Tài liệu tham khảo và hướng dẫn tổ chức 
 các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
 còn ít.
 Một số trẻ trong lớp phát âm còn 
 chưa rõ, nói lắp, nói tiếng địa phương.
Khó khăn Các biện pháp tiến hành: có 4 biện pháp Hình ảnh: Góc văn học
 Qua việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học 
như vậy, tôi thấy được trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt 
động đọc thơ, kể chuyện từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát 
triển một cách tự nhiên và có hiệu quả cao.  Dựa vào từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi 
 một cách cụ thể mỗi chủ đề có một bộ đồ chơi phục vụ cho quá trình 
 giảng dạy và vui chơi, tôi đã cho trẻ vào hoạt động góc và tôi hướng 
 dẩn trẻ làm ra những con rối thật xinh xắn từ câu chuyện cổ tích trẻ 
 được học, sáng tạo ra những nhân vật trẻ thích từ quần áo củ, vải 
 vụn, ống giấy, bông gòn.
 Hình ảnh: Làm rối tay bằng vải chủ đề động vật VD: Kể chuyện sáng tạo câu chuyện “ Nhổ củ 
cải” Cô sẽ cho kể lại câu chuyện đó dưới sự dẫn 
dắt của cô sau đó cô cung cấp thêm tranh ảnh 
nhân vật và trẻ về nhóm thảo luận sau đó các 
nhóm sẽ lên kể lại câu chuyện mà nhóm mình vừa 
sáng tạo ra dưới các hình thức như: Đóng kịch, kể 
chuyện theo sách tranh, rối tay...cho trẻ đặt tên 
câu chuyện.
 Hình ảnh: Kể chuyện sáng tạo theo nhóm * Kể truyện theo tranh
Trước khi cho trẻ kể lại chuyện theo tranh tôi cho trẻ làm quen 
với câu chuyện qua các hoạt động góc, hoạt động chiều. tôi kể cho 
trẻ nghe chuyện bằng những quyển truyện tranh to với những hình 
ảnh của các nhân vật sống động, đẹp mắt, nội dung câu chuyện rõ 
ràng, ngắn gọn. 
VD: Truyện Cáo thỏ và gà trống. Tôi cho trẻ về góc văn học, tôi 
tổ chức cho trẻ kể lại theo các hình ảnh có trong truyện tranh, dạy 
trẻ khi kể đến nhân vật nào thì dùng que chỉ vào từng hình ảnh 
trong truyện sao cho phù hợp với nội dung truyện. Khi trẻ kể xong 
truyện, tôi cho các bạn trong nhóm nhận xét bạn kể. * Kể truyện theo rối tay
 Việc sử dụng rối trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ 
tiếp cận với nghệ thuật múa rối. Ngoài ra, việc sử dụng rối tay, rối que khi cho trẻ kể lại 
truyện không chỉ phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc kể chuyện mà còn giúp trẻ biết thể 
hiện các cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp để tăng tính linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong giao 
tiếp.
 Tôi đã làm thật nhiều những con rối tay, rối que đặt ở góc văn học, sắp xếp sao cho 
trẻ thấy dễ dàng. Khi hoạt động ở góc văn học, trẻ thoải mái sử dụng rối tay theo ý thích 
của mình.
 Nhờ việc sử dụng rối tay, rối que trong tiết học và ở góc văn học mà số trẻ có khả 
năng cảm thụ văn học cao, trẻ nhớ nội dung truyện, lời thoại của nhân vật. Qua đó, trẻ biết 
dùng ngôn ngữ của mình để nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật trong truyện như: Ai 
là người xấu, ai là người tốt.
 Hình ảnh : Bé kể chuyện bằng rối tay Biện pháp thứ tư: Ứng dụng công nghệ thông tin 
vào làm quen với văn học 
 Để giúp trẻ kể lại và nhớ lại nội dung truyện một 
cách tốt nhất ngoài việc đọc kể cho trẻ nghe tôi còn ứng 
dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để mang lại 
kết quả tốt nhất.
VD: Câu chuyện: “ Bác Gấu đen và hai chú thỏ” tôi đã 
xây dựng đoạn phim về nội dung câu chuyện sau đó ghi 
âm lồng tiếng kể của tôi và chèn nhạc đệm vào đoạn phim 
đó nên khi học trẻ rất hứng thú. 
 Qua việc thường xuyên áp dụng các biện 
 pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt 
 động làm quen với văn học đã giúp trẻ hứng thú 
 tham gia vào các hoạt động học tập tốt hơn. Trẻ 
 phát âm đúng, to, rõ ràng, mạch lạc, trẻ sử dụng từ 
 ngữ linh hoạt, phong phú. Trẻ biết sử dụng ngôn 
 ngữ, giọng điệu trong kể chuyện sáng tạo và kể 
 chuyện theo trí nhớ. Trẻ biết đọc thơ diễn cảm, trẻ 
 mạnh dạn trả lời câu hỏi của giáo viên cùng với đó 
 trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. 
 Điều đó được thể hiện ở bảng kết quả so sánh có đối 
 chứng như sau:
 HIỆU QUẢ 
CỦA VIỆC ÁP 
 DỤNG BIỆN 
 PHÁP Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao 
tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển 
nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua 
hoạt động làm quen văn học đã giúp trẻ phát triển khả năng ghi 
nhớ, tư duy, giao tiếp và khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt 
cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ. Bởi vì trẻ ở lứa tuổi này được 
ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như mở đầu trang sách cô giáo in 
lên những hình ảnh, những vốn từ, những nhân vật, cử chỉ khác 
nhau, thông qua những bài thơ, câu chuyện giúp trẻ phát triển một 
cách toàn diện. 

File đính kèm:

  • pptsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.ppt