Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Âm nhạc trong trường Mầm non có nét đặc thù riêng, nó không chỉ mang tính giải trí đơn thuần mà nhằm giúp các em phát triển nhân cách toàn diện. Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học có chủ đích “Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp Mầm non.Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu và các cấp lãnh đạo, trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen giáo dục âm nhạc. Trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc, có thể phân biệt được độ cao thấp của âm thanh, giọng hát vang hơn, trẻ có thể vận động một cách nhịp nhàng uyển chuyển, đôi khi có sự sáng tạo ở mức độ nhất định. Trẻ rất thích hát và vận đông theo nhạc bởi vậy giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức khác nhau có chất lượng hiệu quả và luôn đi cùng với đồ dùng, dụng cụ âm nhạc.
docx 30 trang skmamnon 07/08/2024 930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 động âm nhạc ngày một nâng cao” đó là lý do luôn thôi thúc tôi trong quá trình 
dạy trẻ. Vì vậy năm học 2018-2019, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện 
pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”. 
 2. Tên sáng kiến
 Một sốbiện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 
4-5 tuổi
 3. Tác giả sáng kiến: 
 - Họ và tên: Dương Thị Giang
 -Địa chỉ: Trường mầm non Hướng Đạo- xã Hướng Đạo- huyện Tam 
Dương- tỉnh Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại: 0354333665
 - E-mail: duonggiangtrmnhd@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
 - Nhà giáo Dương Thị Giang.
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 - Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. Sáng kiến đưa 
ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu 
giáo 4-5 tuổi.
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng02 /2018 đến tháng 02 
năm2019
 7. Bản chất của sáng kiến
 7.1. Nội dung của sáng kiến:
 * Cơ sở lý luận
 Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được tầm quan trọng của môn âm nhạc, đối với 
trẻ hay nói cách khác là chuẩn bị những kĩ năng nghe, hát, hiểu nội dung bài hát, 
biết thể hiện các động tác phù hợp với giai điệu của bài hát, bài múa. Giáo dục 
âm nhạc cho trẻ là rất quan trọng khi trẻ hát, múa xong một bài dài hay ngắn, 
nhiều trẻ đã hiểu và biết một số giai điệu âm thanh của bài hát có liên quan đến 
chương trình mẫu giáo. Chính vì vậy mỗi giáo viên cần phải nắm vững kiến thức 
về môn âm nhạc để giáo dục trẻ phù hợp với từng cá nhân, ngoài ra phải biết 
tích hợp lồng ghép môn âm nhạc vào các tiết học khác,trong hoạt động mọi lúc 
mọi nơi và hợp lý để trẻ cảm nhận được môn âm nhạc
 7.1.1 Tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non.
 Đối với trẻ thơ, âm nhạc có thể ví như nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần 
của bé ngay từ khi lọt lòng mẹ và nó có vai trò đặc biệt trong giai đoạn trẻ ở 
tuổi mầm non. Những giai điệu vui tươi, trầm bổng, sự phong phú của âm hình, 
tiết tấu và màu sắc âm thanh của các thể loại âm nhạc đưa con trẻ vào thế giới 
của cái đẹp một cách hấp dẫn và thú vị. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học 
 2 niềm tự hào của dân tộc. Cho trẻ làm quen với những tiết tấu điển hình của các 
bài hát hay trích đoạn tác phẩm của nước ngoài không chỉ giúp trẻ mở mang 
hiểu biết về các dân tộc, các vùng miền khác nhau mà còn nhen nhóm trong lòng 
trẻ thơ tình hữu nghị quốc tế, cộng đồng.
 Như vậy, âm nhạc là một phương tiện kỳ diệu và tế nhị nhất để truyền đạt 
lời kêu gọi của những cái tốt đẹp và nhân đạo. Nó dẫn dắt trẻ vào thế giới của 
điều thiện, tạo ra sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng 
tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được. Qua giáo dục âm nhạc 
hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con 
người. Âm nhạc là phương tiện phát triển năng lực thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể 
chất cho trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách, củng cố kiến thức 
trẻ trong học tập, vui chơi. Bởi vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non – đó 
không phải là đào tạo nhạc công mà chính là đào tạo con người. 
 7.1.2 Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc 
cho trẻ.
 Là một giáo viên tôi luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục âm 
nhạc trong nhà trường, đặc biệt là việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non 
với tổ chức hoạt động học cho trẻ. Bên cạnh đó, tôi cùng với các tổ trưởng chuyên 
môn cùng nhau nghiên cứu và thảo luận chương trình để đưa ra các hình thức, 
phương pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo trong mỗi một giáo viên, mặc dù 
chương trình giáo dục mầm non đã được triển khai nhiều năm nhưng cũng không 
tránh khỏi sự hạn chế về phía giáo viên, hầu hết các giáo viên đã nắm bắt được 
chương trình GDMN, lựa chọn, thiết kế các hoạt động chung phù hợp với chủ đề 
và nhận thức của trẻ theo độ tuổi đảm bảo tính lôgic, biết tạo môi trường và thiết kế 
đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động cũng như lồng ghép tích hợp với các nội dung 
vào tổ chức các hoạt động chung cho trẻ tạo sự hứng thú cho trẻ lĩnh hội kiến thức. 
Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt, chưa 
mạnh dạn đổi mới trong xây dựng các chủ đề, chưa tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính 
tích cực, thiết kế đồ dùng, đồ chơi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chung chưa 
mang tính chất mở.
 Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc, giáo viên phải có khả năng, kiến 
thức âm nhạc, biết biểu diễn vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. 
Bên cạnh đó giáo viên cũng cần phải biết đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ 
trong mối quan hệ với âm nhạc để có phương pháp dạy thích hợp. Đặc biệt giáo 
viên cần phải biết truyền đạt, biết thể hiện thật hấp dẫn và phù hợp với trẻ.
 Dựa vào những cơ sở lý luận trên và tình hình thực tế tôi nhận thấy số trẻ 
hát đúng giai điệu và lời bài hát còn chiếm tỉ lệ thấp. Vì vậy tôi đã tìm hiểu 
thực trạng và áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm 
nhạc cho trẻ.
 4 Luôn được sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn và sự quan tâm 
của BGH nhà trường về cơ sở vật chất cũng như về tinh thần tạo điều kiện cho 
giáo viên hưởng ứng tích cực tham gia các phong trào của trường và cấp trên đạt 
kết quả cao.
 Lớp được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng thuận tiện như: Máy vi 
tính, máy chiếu, đàn, ti vi, đầu đĩa phù hợp với trẻ. Môi trường lớp học rộng, 
sạch sẽ, thoáng mát đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động.
 Trẻ trong lớpcó cùng độ tuổi, mạnh dạn tự tin thích tham gia vào mọi hoạt 
động. Đặc biệt là hoạt động giáo dục âm nhạc, trong số đó có một số cháu có 
năng khiếu múa hát, thích tham gia văn nghệ.
 Bản thân là giáo viên trẻ, yêu nghề không ngừng học tập nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ và học hỏi đồng nghiệp. Đặc biệt tôi rất yêu thích âm 
nhạc, có khả năng cảm thụ âm nhạc và sử dụng đàn organ giúp tiết học thêm 
phong phú sinh động. 
 Tôi thường xuyên được tham dự lớp tập huấn và các buổi kiến tập về 
chuyên môn do trường và phòng GD tổ chức. Qua đó tôi càng hiểu sâu hơn về 
chuyên môn, đặc biệt là bộ môn âm nhạc.
 * Khó khăn
 Đồ dùng phục vụ cho hoạt động âm nhạc còn ít và đơn điệu, chưa hấp dẫn trẻ.
 Trẻ hầu như chưa có kỹ năng hát, vận động, thể hiện thái độ tình cảm. Khả 
năng cảm nhận âm nhạc còn hạn chế, một số trẻ còn chưa mạnh dạn tự tin trong 
các hoạt động văn nghệ. 
 Phụ huynh đa số làm nghề nông chưa thực sự quan tâm đến việc học tập 
của con em mình nhất là với hoạt động mang tính chất nghệ thuật như hoạt động 
âm nhạc.
 Giáo viên chưa phát huy hết nghệ thuật lên lớp, chưa linh hoạt sáng tạo khi 
cho trẻ làm quen với tác phẩm âm nhạc.
 7.1.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ 
mẫu giáo 4-5 tuổi”. 
 Từ đặc thù của môn học và những thực trạng nêu trên. Để nâng cao chất 
lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ, tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
 *Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp khả năng nhận 
thức của trẻ 
 Muốn thực hiện tốt hoạt động âm nhạc, trước hết tôi đã xây dựng kế hoạch 
bài dạy chi tiết cho từng hoạt động. Căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non 
mới, lớp mẫu giáo lớn hướng vào 9 chủ đề. Qua mỗi chủ đề, giáo viên phải lựa 
chọn và xem kỹ nội dung dạy, sử dụng hình thức nào, bài hát gì, trò chơi gì, nội 
dung trọng tâm dạy trong giờ hoạt động là gì?
 6 đoán tên bài hát , Tiếng hát ở đâu...
 4 Giao - Dạy hát, Nghe - Hát: Em đi qua ngã tư đường phố,
 thông hát, trò chơi Em đi chơi thuyền, Đường em đi, Đèn 
 đỏ đèn xanh.
 - Nghe hát: “Anh phi công ơi”, Bạn ơi 
 có biết, Từ một ngã tư đường phố.
 - Trò chơi: Ai nhanh nhất, Nghe âm 
 thanh tìm đồ vật.
 4 Nước và - VĐ tiết tấu phối - Hát: Cho tôi đi làm mưa với, Trời 
 hiện hợp nắng trời mưa, Mùa xuân đến rồi
 tượng tự - Nghe hát - Nghe hát: Mùa xuân ơi, “Mưa rơi”, 
 nhiên - Trò chơi Mưa bóng mây
 - Trò chơi âm nhạc: Trời nắng trời 
 mưa, mưa to mưa nhỏ, tai ai tinh, ai 
 đoán giỏi
 4 Quê - Hát, Nghe hát, - Hát: Em yêu Hà Nội”, Ai yêu nhi 
 hương- trò chơi đồng, Trái đất này là của chúng mình, 
 Đất nước - Vận động: Vỗ Quê hương tươi đẹp.
 tay theo TT - Múa: Múa với bạn Tây nguyên
 nhanh, vận động - Nghe hát: Quốc ca, Em nhớ Tây 
 minh hoạ. Nguyên
 - Trò chơi âm nhạc: Nốt nhạc may 
 mắn, ô cửa bí mật.
 Khi soạn giáo án, căn cứ vào đối tượng trẻ đa số đã biết hay chưa biết, trẻ 
nào tiếp thu bài nhanh, trẻ nào còn chậm chạp hay nhút nhát. Cần chú ý nhấn 
mạnh nội dung trọng tâm trong hoạt động âm nhạc, xác định mức độ các yêu cầu 
cần đạt ở từng tiết, dự kiến thời gian dạy, các biện pháp cụ thể, sắp xếp đội hình, 
xác định điểm nào khó, điểm nào dễ để chuẩn bị chu đáo, những hoạt động bổ 
trợ: xem tranh minh họa, đồ chơi, kể chuyện... lựa chọn cách dạy phù hợp trước 
khi lên lớp.
 Sau khi xây dựng kế hoạch bài dạy chi tiết, tôi tự rèn luyện tập giảng, học 
thuộc giáo án, nói năng lưu loát, rành mạch để bước lên thể hiện bài dạy sẽ tự 
tin, giảng bài gây được sự thu hút của trẻ hơn.
 Ví dụ: Đề tài tổ chức hoạt động cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm 
non mới.
 Chủ đề: Quê hương đất nước
 Đối tượng: Lớp mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi.
 Thời gian: 25 - 30 phút.
 8 Với cách vào bài này sẽ gây ấn tượng lớn và kích thích sự say mê với trẻ, đem 
lại hiệu quả cao trong giáo dục âm nhạc.
 Ngoài ra còn có rất nhiều cách khác để vào bài một cách nhẹ nhàng như: 
Cho trẻ du lịch qua màn ảnh nhỏ. Xem video một số hình ảnh có liên quan đến 
nội dung bài hát, cho trẻ nghe giai điệu của bài hát trên đàn, hay tổ chức tiết dạy 
như một sân chơi âm nhạc Đôrêmi, chiếc hộp âm nhạc, trò chơi âm nhạc...là một 
cách thu hút trẻ và khiến trẻ cảm thấy thích thú, hào hứng tham gia tiết học cùng 
cô. Qua đó trẻ đang lĩnh hội được kiến thức mà cảm thấy không gò bó, ép buộc.
 + Ví dụ: Dạy trẻ vận động “Em đi chơi thuyền” chủ đề Động vật, tôi cho 
trẻ xem một số hình ảnh về hồ tây, hình ảnh người đang ngồi thuyền thiên nga, 
thuyền rồng...sau đó cho trẻ vận động theo bài hát “Em đi chơi thuyền”.
 (Hình ảnh minh hoạ bài hát “Em đi chơi thuyền”)
 Trong giờ học, giáo viên cần rèn tính tập thể cho cả lớp, nhóm, tập trung 
chú ý tính tự lập, độc lập khi trẻ biểu diễn các bài hát, điệu múa, tính chất giá trị 
của những trò chơi âm nhạc giúp trẻ nhút nhát, thiếu tự tin trở nên mạnh dạn, 
hồn nhiên trong hoạt động, hòa nhập tốt hơn trong cộng đồng
 Giáo viên chú ý theo dõi một cách thường xuyên khả năng cảm thụ âm 
nhạc của trẻ để có sự điều chỉnh, sửa sai kịp thời. Nên bố trí những trẻ yếu về 
âm nhạc ngồi ở vị trí thuận lợi để trẻ có cơ hội tiếp xúc, học tập. 
 Trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc, giáo viên có thể chấp nhận tất 
cả các vận động mà trẻ thực hiện không xét tới điều kiện đẹp hay chưa đẹp, thể 
hiện đầy đủ thừa hay thiếuchủ yếu là trẻ được thể hiện ý tưởng của mình. 
Giáo viên cần tôn trọng trẻ, mọi hành động của trẻ luôn được đề cao và đặt sự 
tin tưởng ở trẻ, từ đó đặt tâm trạng an toàn. Tâm trạng này được củng cố và phát 
triển cao. Nó có thể trở thành sự nhận thức tự giác và tự tin, thúc đẩy sự phát 
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.docx