Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Tạo hình

Tuy nhiên trên thực tế điều mình muốn không phải lúc nào cũng thực hiện được dễ dàng: Khi trẻ chưa biết cảm nhận cái đẹp, thì trẻ sẽ chưa biết yêu cái đẹp, chưa có mong muốn, hứng thú tạo ra cái đẹp, trẻ sẽ chưa biết quý trọng những sản phẩm đẹp và cũng là trẻ chưa có được kỹ năng tạo ra những sản phẩm đẹp vậy thì làm sao mà trẻ có thể hứng thú, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tạo hình được.
Qua tìm hiểu đánh giá thực trạng các hoạt động ở trường Hoa hồng và trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy được một số tồn tại trên thực tế như sau:
- Do số lượng trẻ trong nhóm lớp còn đông, trẻ bây giờ hay được gia đình phục vụ nên nhiều trẻ còn chưa mạnh dạn, tự giác tham gia vào các hoạt động, trẻ chưa có nề nếp thói quen, kỹ năng sinh hoạt tập thể. Trẻ hay thích tự ý làm những điều mình muốn, chưa tập trung chú ý lắng nghe và thực hiện những hướng dẫn yêu cầu của cô, chưa biết kết hợp cùng các bạn hoạt động theo nhóm.
- Trẻ thường được gia đình cưng chiều nên rất muốn tự khám phá mọi thứ xung quanh, trẻ muốn mọi thứ mình thích thuộc về riêng của mình chưa có ý thức giữ gìn môi trường chung. Khi tiếp xúc với môi trường mới trẻ ngắm nhìn, muốn tự tay sờ vào những hình ảnh, đồ dùng, tự tay cậy, bóc khám phá thậm chí còn bóc, xé, tự ý lấy những thứ mà trẻ thích để nó thuộc về mình.
- Vì số lượng cháu đông, trẻ lại hiếu động nên nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc rèn trẻ kỹ năng tự khám phá, cảm nhận cái đẹp. Thường thì giáo viên hay tổ chức hướng dẫn trẻ theo tập thể hoặc theo nhóm lớn, những trẻ chậm chạp chưa có kỹ năng tạo hình, chưa thể tự mình tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh, trẻ chưa biết trân trọng những sản phẩm đẹp và trẻ cũng chưa có mong muốn tự tạo ra những sản phẩm đẹp chưa được chú ý nhiều. Thường thì khi tiếp xúc với những sản phẩm tạo hình trẻ chưa tập trung tư duy, chưa biết cách cảm nhận, đánh giá ý nghĩa của sản phẩm mà trẻ chỉ cảm nhận vẻ đẹp bằng cách nhìn trực quan về mầu sắc, chưa chú ý đến đường nét, bố cục, ý nghĩa của hình ảnh.
docx 23 trang skmamnon 26/06/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Tạo hình
 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
 1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
 1.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................1
 1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................2
 2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:.......................................................3
 3. Đối tượng , phạm vi của sáng kiến: ...........................................................3
 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : .....................................................................................4
 1. Thuận lợi - Khó khăn..................................................................................4
 2. Các biện pháp thực hiện trong sáng kiến..................................................5
 2.1. Tự học tự bồi dưỡng. ..................................................................................5
 2.2. Xây dựng nề nếp, thói quen, kỹ năng thực hiện các hoạt động..................5
 2.3. Hình thành, cung cấp cho trẻ các kỹ năng tạo hình cơ bản.........................6
 2.4. Tạo cho trẻ yêu thích nghệ thuật (Cho trẻ tiếp xúc, cảm nhận vẻ đẹp môi
 trường xung quanh và những sản phẩm đẹp) .....................................................11
 2.5. Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động tạo hình...................................13
 2.6. Xây dựng môi trường lớp học gần gũi, thân thiện khuyến khích trẻ làm
 phong phú vật liệu tạo hình để thể hiện cảm xúc và sáng tạo ............................15
 2.7........................................................................................................................ Thi 
đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời..........................................................................17
 2.8. Biện pháp: Phối hợp với phụ huynh...........................................................18
III. KẾT QUẢ........ ................................................................................................ 18
IV- KẾT LUẬN ............ ..............................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................21 nếu trẻ không được bồi dưỡng , phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo thì làm sao mà 
trẻ có thể phát triển toàn diện được. Hơn nữa đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi việc cho trẻ hoạt 
động “Tạo hình” cũng là một vấn đề cần thiết nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng và thể hiện 
nghệ thuật. Thông qua hoạt động “Tạo hình” đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những 
cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người.
 Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi những biện pháp, phương pháp tốt nhất 
để giúp trẻ yêu thích nghệ thuật và hứng thú tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực này.
 1.2. Cơ sở thực tiễn:
 Tuy nhiên trên thực tế điều mình muốn không phải lúc nào cũng thực hiện được dễ 
dàng: Khi trẻ chưa biết cảm nhận cái đẹp, thì trẻ sẽ chưa biết yêu cái đẹp, chưa có mong 
muốn, hứng thú tạo ra cái đẹp, trẻ sẽ chưa biết quý trọng những sản phẩm đẹp và cũng là trẻ 
chưa có được kỹ năng tạo ra những sản phẩm đẹp vậy thì làm sao mà trẻ có thể hứng thú, 
mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tạo hình được.
 Qua tìm hiểu đánh giá thực trạng các hoạt động ở trường Hoa hồng và trao đổi với đồng 
nghiệp tôi thấy được một số tồn tại trên thực tế như sau:
 - Do số lượng trẻ trong nhóm lớp còn đông, trẻ bây giờ hay được gia đình phục vụ nên 
nhiều trẻ còn chưa mạnh dạn, tự giác tham gia vào các hoạt động, trẻ chưa có nề nếp thói 
quen, kỹ năng sinh hoạt tập thể. Trẻ hay thích tự ý làm những điều mình muốn, chưa tập trung 
chú ý lắng nghe và thực hiện những hướng dẫn yêu cầu của cô, chưa biết kết hợp cùng các 
bạn hoạt động theo nhóm.
 - Trẻ thường được gia đình cưng chiều nên rất muốn tự khám phá mọi thứ xung quanh, 
trẻ muốn mọi thứ mình thích thuộc về riêng của mình chưa có ý thức giữ gìn môi trường 
chung. Khi tiếp xúc với môi trường mới trẻ ngắm nhìn, muốn tự tay sờ vào những hình ảnh, 
đồ dùng, tự tay cậy, bóc khám phá thậm chí còn bóc, xé, tự ý lấy những thứ mà trẻ thích để 
nó thuộc về mình.
 - Vì số lượng cháu đông, trẻ lại hiếu động nên nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong 
việc rèn trẻ kỹ năng tự khám phá, cảm nhận cái đẹp. Thường thì giáo viên hay tổ chức hướng 
dẫn trẻ theo tập thể hoặc theo nhóm lớn, những trẻ chậm chạp chưa có kỹ năng tạo hình, chưa 
thể tự mình tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh, trẻ chưa biết trân trọng những sản phẩm đẹp 
và trẻ cũng chưa có mong muốn tự tạo ra những sản phẩm đẹp chưa được chú ý nhiều. Thường 
thì khi tiếp xúc với những sản phẩm tạo hình trẻ chưa tập trung tư duy, chưa biết cách cảm 
nhận, đánh giá ý nghĩa của sản phẩm mà trẻ chỉ cảm nhận vẻ đẹp bằng cách nhìn trực quan 
về mầu sắc, chưa chú ý đến đường nét, bố cục, ý nghĩa của hình ảnh.
 - Khi khả năng thể hiện cảm xúc của mình vào những sản phẩm tạo hình còn bị hạn chế 
: Trẻ chưa có kỹ năng cơ bản để vẽ các hình ảnh trẻ muốn, chưa biết lựa
chọn mầu sắc cho phù hợp, chưa có kỹ năng xé, dán, sắp xếp, lưa chọn vật liệu để làm tranh, 
để làm đồ dùng đồ chơi Trẻ chóng chán khi tham gia các hoạt động
vì chưa tự mình tạo ra được một sản phẩm đẹp như ý.... Điều này cũng làm cho trẻ chưa mạnh 
dạn tự tin tham gia vào các hoạt động tạo hình.
 - Một lý do nữa cũng tương đối phổ biến là việc trẻ em ngày nay được cưng chiều, mọi 
thứ đều có sẵn khi trẻ muốn khiến trẻ ít nhiều bị thụ động thiếu đi sự tự lập sáng tạo của bản 
thân. Trẻ nghĩ mọi thứ có được rất dễ dàng. Trẻ chưa có mong muốn được cùng cô tạo nên * Thuân lơi:
 Lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi đáp ứng đủ nhu cầu học tập và vui chơi của 
trẻ.
 Số lượng cháu vắng so với số cô (45 trẻ/ 3 cô) nên giáo viên có điều kiện tổ chức tốt 
các hoạt dộng cho trẻ. Đa số phụ huynh có trình độ học vấn luôn quan tâm đến con cái, phối 
hợp tốt với giáo viên trong qua trình nuôi dạy trẻ.
 Lớp có 3 giáo viên, có trình độ chuyên môn và nắm vững phương pháp bộ môn, đã có 
kinh nghiệm nhiều năm dạy trẻ. Cả ba đều có tinh thần học hỏi tìm tòi sáng tạo để thu hút trẻ 
trong giờ học cũng như trong mọi hoạt động trong ngày.
 Ban giám hiệu vững vàng về chuyên môn, luôn sát sao chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt 
chuyên môn.
 * Khó khăn:
 - về phía trẻ:
 + Tuy trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức, nề nếp, các kỹ năng 
hoạt động của trẻ hoàn toàn khác nhau. Có những trẻ mới đến lớp, hiếu động, khả năng tập 
trung kém... khả năng nhận thức của trẻ còn bị hạn chế: Kỹ năng cơ bản của lứa tuổi thực 
hiện các hoạt động tạo hình (cầm bút đúng cách, vẽ các nét vẽ cơ bản, kết hợp các nét vẽ để 
tạo hình ảnh, chọn mầu và tô mầu, xé dán, nặn, cầm kéo....): Duy Anh, Thanh Bách, Gia 
Bách, Huy Phong, Trọng Nhân, Đường Lâm, Khánh Hưng, yếu tố này cũng làm cho trẻ không 
hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ chóng chán, không tôn trọng các sản phẩm tạo 
hình.
 + Bên cạnh đó ở lớp lại có những trẻ tăng động không những không tập trung chú ý vào 
hoạt động mà trẻ lại còn hay phá rối những trẻ xung quanh, có những trẻ có cá tính thích hoạt 
động một mình, không thích giao tiếp trò chuyện, hoạt động cùng với những người xung 
quanh.
 + Thực trạng: Qua khảo sát đánh giá đầu năm trên trẻ tôi thấy việc dạy cho trẻ biết cảm 
nhận cái đẹp và hứng thú tham gia vào bộ môn tạo hình là một vấn đề tôi phải đầu tư suy 
nghĩ.
 - về phía giáo viên:
 Trong thực tế ở trường mầm non nhiều giáo viên còn dạy trẻ trên hình thức một 
 chiều, ít lắng nghe, tìm hiểu ý tưởng của trẻ, còn ngại khi tổ chức các hoạt động cho trẻ 
 được trải nghiệm, được tham gia cùng cô thực hiện ý tưởng chung, sư phạm tốt, nhiệt tình tâm huyết với nghề, gần gũi yêu thương trẻ thì chắc chắn sẽ thành 
công khi tổ chức các hoạt động cho trẻ.
 2.2. Xây dựng nề nếp, thói quen hoạt động cho trẻ
 Làm việc có nề nếp, có thói quen và có kỹ năng thực hiện hoạt động là điều rất cần thiết 
khi tham gia vào hoạt động.
 Vào đầu năm học, đa số trẻ chưa có thói quen tập trung trong các hoạt động vì thời gian 
nghỉ hè của trẻ đã được tự do rong chơi với gia đình, có những trẻ mới đến trường nên khi 
tham gia vào các hoạt động trẻ cũng chưa thật sự chú ý, trẻ còn nói chuyện, tự do đi lại. Điều 
này ảnh hưởng rất lớn đên khả năng tập trung tư duy, kỹ năng thực hiện hoạt động của trẻ. 
Do vậy nếu tôi không đưa trẻ vào nề nếp thì khi trẻ tham gia vào các hoạt động sẽ không đạt 
hiệu quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt thì trẻ sẽ có sự tập trung chú ý cao, hứng thú, say mê, chú 
ý quan sát, lắng nghe, có trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động .
 Trẻ cần có nề nếp trong hoạt động, biết thực hiện nề nếp giờ nào việc nấy, có thói quen 
chú ý lắng nghe thì trẻ mới có thể hiểu được những hướng dẫn, yêu cầu của cô dần dà trẻ mới 
có được các kỹ năng cần thiết khi thực hiện các hoạt động.
 Thời gian đầu tôi phải đưa ra những nội quy của lớp, yêu cầu trẻ phải cùng nhau nhớ 
nội quy của cô, thực hiện và kiểm soát lẫn nhau. Tôi chia lớp ra thành tổ, ca, nhóm nhỏ để dễ 
kiểm soát và có điều kiện hướng dẫn các kỹ năng tới từng trẻ. Tôi sắp xếp xen kẽ lẫn những 
trẻ nhanh nhẹn gần trẻ nhút nhát, chậm chạp, giao nhiệm vụ cho trẻ khá kèm trẻ yếu, có nhận 
xét động viên kịp thời những trẻ tích cực có tiến bộ.
 Hướng dẫn trẻ cách chú ý lắng nghe, hiểu và thực hiện các yêu cầu của cô, khuyến khích 
trẻ mạnh dạn trao đổi nhờ cô hướng dẫn những chỗ chưa biết thực hiện với phương châm 
“Chưa biết mới phải đi học, chăm học thì sẽ giỏi”. Tôi cũng tập trung quan sát gần gũi, nhẹ 
nhàng, nghiêm khắc rèn trẻ tạo cho trẻ nề nếp, thói quen và kỹ năng thực hiện các hoạt động.
 Công việc này tôi đã phối hợp đều tay thường xuyên với 2 giáo viên cùng lớp, thời gian 
đầu ngoài những giờ hoạt động học chúng tôi tích cực tổ chức lôi cuốn trẻ vào các hoạt động 
chiều thường xuyên nên chỉ sau 1 tháng trẻ đã có những tiến bộ rõ nét khi tham gia các hoạt 
động: trẻ có nề nếp, có thói quen, bước đầu có một số kỹ năng thực hiện các yêu cầu của cô 
và điều này cũng khích lệ tôi tích cực tổ chức các hoạt động cho trẻ.
 Khi trẻ đã có những nề nếp thói quen kỹ năng thực hiện các hoạt động thì việc tổ chức 
các hoạt động cho trẻ không còn gặp nhiều khó khăn như trước, trẻ đã chú ý lắng nghe biết 
tập trung tư duy suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu của hoạt động. Khi tôi tổ chức cho trẻ hoạt 
động theo nhóm trẻ đã biết cách trò chuyện hỏi han thảo luận với nhau cùng nhau thực hiện 
các yêu cầu của cô.
 2.3. Hình thành, cung cấp cho trẻ các kỹ năng tạo hình cơ bản:
 Để trẻ mạnh dạn, hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình thì việc hình thành, 
cung cấp cho trẻ kỹ năng cơ bản để trẻ có hành trang mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt 
động tạo hình là cần thiết.
 Sau khi khảo sát đầu vào tôi thấy các kỹ năng tạo hình của trẻ : Kỹ năng vẽ, nặn, xé dán 
theo yêu cầu của lứa tuổi, kỹ năng quan sát nhận xét đánh giá sản phẩm, kỹ năng sử dụng 
mầu sắc, bố cục tranh....chưa cao, chưa đồng đều... tôi đã kết hợp cùng đồng nghiệp trong lớp 
hình thành, cung cấp cho trẻ các kỹ năng thông qua nhiều hoạt động khác nhau:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_kich_thich_tre_4_5_tu.docx