Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động ca hát

Nội dung đề tài sẽ có nhiều người lựa chọn để viết song mỗi độ tuổi, mỗi
vùng miền, mỗi trường sẽ có một đặc trưng, giải pháp riêng không ai viết giống
nhau cả. Với đề tài này tôi đưa ra 7 giải pháp song điểm mới của đề tài mà tôi
chú trọng là hoạt động dạy kỹ năng ca hát thông qua các thời điểm hoạt động trong ngày và các hoạt động học khác ở trường mầm non; Quan tâm đánh giá trẻ trong hoạt động âm nhạc để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp; Tổ chức dạy ca hát cho trẻ đạt hiệu quả. Vì nó có một vai trò hết sức quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi. Trong chương trình giáo dục Mầm non bộ môn giáo dục âm nhạc là bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích là nguồn hứng thú mạnh mẽ để giúp trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục. Nói cách khác có thể coi âm nhạc là bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Tham gia vào các hoạt động âm nhạc sẽ dể dàng giúp trẻ tích lũy thêm về các kỹ năng tri giác cách thức thể hiện tác phẩm âm nhạc. Cảm nhận và làm quen sự đa dạng linh hoạt của tiết tấu sự phong phú gợi cảm của giai điệu âm nhạc, lúc lên bổng, lúc xuống trầm, hình thành cho trẻ các thói quen về kỹ năng ca hát góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Xuất phát từ đặc điểm trên đã thưc sự thúc đẩy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động ca hát”.
doc 17 trang skmamnon 16/05/2024 1100
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động ca hát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động ca hát

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động ca hát
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI TÍCH CỰC
 THAM GIA HOẠT ĐỘNG CA HÁT 
 Họ và tên: Trương Thị Ngọc
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Mỹ Thủy
 Quảng Bình, tháng 05 năm 2020
 2 muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả 
năng vốn có. Chính vì điều đó, tôi đó trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra 
những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. 
Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc. Vì thế 
mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia 
hoạt động ca hát ”.
 * Điểm mới của đề tài: 
 Nội dung đề tài sẽ có nhiều người lựa chọn để viết song mỗi độ tuổi, mỗi
 vùng miền, mỗi trường sẽ có một đặc trưng, giải pháp riêng không ai viết giống
 nhau cả. Với đề tài này tôi đưa ra 7 giải pháp song điểm mới của đề tài mà tôi
chú trọng là hoạt động dạy kỹ năng ca hát thông qua các thời điểm hoạt động 
trong ngày và các hoạt động học khác ở trường mầm non; Quan tâm đánh giá trẻ 
trong hoạt động âm nhạc để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp; Tổ chức dạy ca 
hát cho trẻ đạt hiệu quả. Vì nó có một vai trò hết sức quan trọng trong chương 
trình giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi. Trong chương 
trình giáo dục Mầm non bộ môn giáo dục âm nhạc là bộ môn nghệ thuật hết sức 
gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích là nguồn hứng thú mạnh mẽ để 
giúp trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt 
động giáo dục. Nói cách khác có thể coi âm nhạc là bộ phận không thể tách rời 
với công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 Tham gia vào các hoạt động âm nhạc sẽ dể dàng giúp trẻ tích lũy thêm về 
các kỹ năng tri giác cách thức thể hiện tác phẩm âm nhạc. Cảm nhận và làm 
quen sự đa dạng linh hoạt của tiết tấu sự phong phú gợi cảm của giai điệu âm 
nhạc, lúc lên bổng, lúc xuống trầm, hình thành cho trẻ các thói quen về kỹ năng 
ca hát góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Xuất phát từ 
đặc điểm trên đã thưc sự thúc đẩy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 
4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động ca hát”.
 1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài.
 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia thông qua hoạt động 
dạy kỹ năng ca hát được bản thân tôi thực hiện ở lớp tôi. Với những giải pháp 
thiết thực, phù hợp và có hiệu qủa cao, đề tài này có thể áp dụng cho tất cả trẻ 
trong độ tuổi Mẫu giáo ở các trường Mầm non trên toàn quốc nói chung và trẻ 
Mẫu giáo trên địa bàn huyện nói riêng.
 4 âm nhạc. Kỹ năng âm nhạc còn hạn chế ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng 
ca hát cho trẻ, trẻ còn gò bó trong việc dạy trẻ ca hát theo kiểu thuộc lòng các lời 
ca của các bài hát.
 Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của bộ môn âm 
nhạc, bởi họ chưa hiểu tác dụng và tầm quan trọng của bộ môn này. Với những 
khó khăn trên, bản thân tôi luôn suy tìm tòi những biện pháp, giải pháp tối ưu 
nhất để thực hiện. Chính vì thế bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện 
pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động ca hát”.
 c. Điều tra thực tiễn: Khảo sát đầu năm để nắm bắt về khả năng âm nhạc 
của trẻ, kết quả như sau:
 TRẺ HÁT THUỘC BÀI HÁT TRẺ HÁT ĐÚNG NHẠC, ĐÚNG GIAI 
 XẾP LOẠI ĐIỆU, NHỚ TÊN TÁC GIẢ
 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
 Tốt 5/30 16,7 5/30 16,7
 Khá 5/30 16,7 5/30 16,7
 TB 15/30 50 14/30 46,7
 Yếu 5/30 16,7 6/30 20
 Dựa trên những số liệu khảo sát, tôi thấy được những hạn chế của trẻ trong 
hoạt động âm nhạc về ca hát. Vì thế cần phải có biện pháp kịp thời để tác động 
đến trẻ qua hoạt động ca hát có được kết quả cao hơn.
 2.2. Các biện pháp thực hiện:
 Quá trình giảng dạy và tìm tòi suy nghĩ, bản thân tôi đã tìm ra một số 
biện pháp sau để áp dụng vào “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham 
gia hoạt động ca hát”. 
 2.2.1. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động âm nhạc, tăng cường công 
tác chuẩn bị bài của giáo viên:
 Từ thực tế lớp như vậy, tôi bắt đầu làm kế hoạch cho cả năm học, lĩnh vực 
âm nhạc đủ số tiết cho chủ đề, từng tháng, tuần, ngày, kế hoạch ghi rõ các bài 
sắp học, sắp dạy cho trẻ làm quen trước giờ hoạt động chung. Lựa chọn các bài 
hát phù hợp với chủ đề: Ví dụ; chủ đề bản thân: bài hát “Mừng sinh nhật”, “Cái 
mũi”, chủ đề gia đình dạy hát bài “Cả nhà thương nhau”, “Nhà của tôi” 
 Khi xây dựng kế hoạch tháng tôi chú ý lựa chọn các nội dung giáo dục âm 
nhạc phù hợp với từng thời điểm. Với loại tiết dạy trẻ kỹ năng ca hát tôi dành 
mỗi tháng từ 2-3 tiết hoạt động học, 3-4 tiết hoạt động ngoài trời, 3-4 tiết sinh 
hoạt chiều. Để việc học kỹ năng ca hát của trẻ nhanh hơn, hiệu quả hơn tôi chú ý 
xây dựng kế hoạch cho trẻ nghe hát các bài hát trong tháng vào giờ đón trả trẻ, 
mọi lúc mọi nơi Tuy nhiên khi xây dựng kế hoạch tôi chú ý lựa chọn các bài 
 6 năng ca hát. Tôi đã lập kế hoạch bổ sung đó là lựa chọn các nội dung đơn giản, 
dể hiểu để trao đổi trên trang hội nhóm MESSENGER kết nối với phụ huynh để 
phụ huynh có thể cho trẻ ở nhà tập hát những bài hát mới có trong chương trình, 
ôn lại các bài hát đã học. Tuy nhiêu để cách làm này thực sự có hiệu quả tôi chú 
trọng đến phần ôn tập các bài hát nhiều hơn. Lựa chọn các bài hát đơn giản, 
quen thuộc để phụ huynh dễ hát, dễ nhắc trẻ hát theo. 
 Theo sự chỉ đạo của chuyên môn nhà trường, tôi đã tiến hành xây dựng lại 
kế hoạch giáo dục của lớp 10 tuần sau khi nghĩ dịch. Tôi lựa chọn nội dung cơ 
bản, phù hợp với thời điểm, phù hợp với khả năng của trẻ để không gò bó, áp đặt 
trẻ một cách nặng nề.
 Ví dụ: Chủ đề Bác Hồ Kính yêu bài hát “Nhớ ơn Bác”, “Em mơ gặp Bác 
Hồ”, để cho trẻ cảm nhận tình cảm yêu kính quý của mình đối với Bác qua lời 
ca tiếng hát.
 Ví dụ: Chủ đề Mùa hè : chọn bài hát “Mùa hè đến”. 
 2.2.2. Dạy trẻ kỹ năng ca hát mọi lúc mọi nơi thông qua các thời điểm 
hoạt động trong ngày. 
 Trong thực tế dạy ca hát cho trẻ mẫu giáo cho ta thấy năng lực tiếp thu 
thẩm mỹ về âm nhạc của trẻ không thể tự nó mà phát triển được, mà phải trải 
qua một quá trình: học bằng chơi - chơi mà học và ở mọi lúc mọi nơi. Chính vì 
thế ở mọi lúc mọi nơi chúng ta cần cho trẻ làm quen với hoạt động ca hát.
 * Giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến 
trường,vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bước ra những tình 
cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác 
động rất lớn. Biết rằng biện pháp này rất bình thường đối với tất cả giáo viên ở 
hầu hết các trường trong huyện nhưng một số giáo viên chưa biết chọn những ca 
khúc nào cho phù hợp và tôi đó suy nghĩ, đưa ra một số bài hát rất lôi cuốn trẻ 
như: ca khúc“Em đi Mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên bởi vì bài hát có 
nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca: “Nắng vừa lên em đi Mẫu giáo... 
mừng vui đón em vào trường...” Rồi những bài“Cháu đi Mẫu giáo” của Phạm 
Thanh Hưng, bài “Trường chúng cháu là trường Mầm non” của Phạm Tuyên. 
Hòa với khung cảnh thiên nhiên, niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát 
“Con chim hót trên cành cây”. Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm 
thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc. Ngoài ra, 
để tạo cho trẻ nền nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài “Lời chào 
buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải chào bố mẹ...
 Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động 
âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học 
 8 * Thực hiện lồng ghép vào lĩnh vực phát triển thẩm mỹ (tạo hình): Giáo 
dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở máy cho trẻ 
nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, thì ở đây ngoài 
nội dung trên bản thân đó tổ chức nhiều tiết thao giảng ở trường với nội dung là 
cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần hướng dẫn, 
đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo viên kết hợp 
đàm thoại như: Vẽ ông mặt trời, trẻ hát bài “Cháu vẽ ông mặt trời”. Trong bài 
hát các con vừa nghe ông mặt trời đó có màu gì? Ngoài vẽ ông mặt trời ra các 
con còn vẽ gì nữa (đám mây, tia nắng ...). Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ 
có thêm một số ý tưởng trong quá trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo.
 * LVPTNN (Văn học): Kể chuyện “Chú thỏ tinh khôn” cô có thể vào bài 
gây hứng thú bằng bài hát “Trời nắng - Trời mưa”.
 * Lĩnh vực phát triển nhận thức (MTXQ): Đề tài “Động vật nuôi trong gia 
đình các bài hát “Một con vịt”,“Con gà trống”,“Gà trống, mèo con, cún con”
 * Lĩnh vực phát triển nhận thức (Toán) Đề tài: “Cao hơn - thấp hơn” có bài 
hát “Năm ngón tay ngoan” Đếm số lượng bài “Tập đếm”
 * Hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời, hoạt động góc cũng cần cho 
trẻ làm quen với ca hát, hát những bài có liên quan đến chủ đề, đề tài sắp học, 
sắp dạy, cũng cố ôn luyện những bài đó được học.
 Ví dụ: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời “Quan sát con cá”. Sau khi quan
sát con cá xong cô cho trẻ làm quen bài hát “Cá vàng bơi”. Thông qua đó trẻ 
được làm quen với bài hát mới, đồng thời cô giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ 
các con vật sống ở dưới nước. Cô giáo hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên 
cuộc sống .
 2.2.4. Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động giáo dục 
kỹ năng ca hát cho trẻ: 
 Trước tiên ta phải làm rõ rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong 
bài giảng không đơn thuần chỉ là giáo án điện tử được thiết kế bởi chương trình 
PowerPoin mà đó còn bao gồm nhiều các phương tiện công nghệ thông tin khác 
như tivi, đầu đĩa, mạng internetVì thế việc lựa chọn đề tài và phương tiện ứng 
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng vô cùng phong phú đa dạng.
 Ví dụ : Chủ đề “Gia đình”. Tôi chọn bài hát “Cả nhà thương nhau”. Trước 
khi vào dạy thì tôi chụp ảnh về gia đình đông con, ít con, gia đình ba thế hệ và 
đưa vào trình chiếu cho trẻ quan sát về gia đình trên màn hình ti vi, từ đó cô và 
trẻ cùng trò chuyện về gia đình và vào bài dạy kỹ năng ca hát bài “Cả nhà 
thương nhau”, nhằm giúp trẻ hứng thú, khắc sâu kiến thức và nhớ mãi lời ca của 
bài hát đó. Thông qua đó tôi giáo dục trẻ biết tình cảm yêu thương nhau của mọi 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_tic.doc