Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng sống tại nhà

Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh. Phương pháp dạy kỹ năng sống là một cách giáo dục dựa trên những trò chơi, những tình huống thực, quan sát hiện tượng, thực hành thực tế, giáo dục trực quan trên các thiết bị hiện đại (máy tính, máy chiếu) và những bài học về tinh thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, ngôn từ có vần điệu để trẻ dễ tiếp thu. Giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng của mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực và ý thức cao giá trị bản thân. Do đó đây là hình thức giáo dục hiện đại và hiệu quả giúp trẻ phát triển khả năng tư duy hiệu quả, nâng cao sự tự tin trong cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ. Giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học.
docx 34 trang skmamnon 16/04/2024 1350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng sống tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng sống tại nhà

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng sống tại nhà
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: - Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm Trường MN Tản Lĩnh A
 - UBND huyện Ba Vì
 - Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm Phòng GD&ĐT
 Huyện BaVì - Thành phố Hà Nội
 Nơi công Trình độ 
 Ngày tháng Chức 
 Họ và tên tác chuyên Tên sáng kiến
 năm sinh danh
 môn
 Kiều Thị 23/03/1994 Trường Giáo Đại học Một số biện pháp 
 Đan Mầm non viên giúp trẻ 4-5 tuổi phát 
 Tản Lĩnh triển kỹ năng sống 
 A tại nhà
 - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp 
giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng sống tại nhà ”
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm quan hệ xã hội
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Bắt đầu từ tháng 9 năm 2021.
 * Mô tả bản chất của sáng kiến:
 - Khảo sát thực trạng học sinh đầu năm học về một số nội dung kỹ năng tự bảo vệ, 
 kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp - ứng xử, kỹ năng tự tin
 - Tìm hiểu thực trạng về chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là kĩ năng sống cho trẻ 
 trong thời gian nghỉ phòng dịch tại nhà.
- Xây dựng Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng sống tại nhà
 - Sau khi thực hiện đề tài sáng kiến trong một năm học có đánh giá kết quả và rút ra 
 bài học kinh nghiệm.
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: thấy được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong sinh hoạt và nhu cầu 
của cuộc sống hiện nay. Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với 
cô giáo thông qua nhiều hình thức.
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Tản Lĩnh, ngày 25 tháng 3 năm 2022
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Duyên Điểm 
 Biểu được 
TT Nội dung Nhận xét
 điểm đánh giá
 Nêu cách làm mới thể hiện tính Nêu rõ cách làm thể hiện 
 sáng tạo, hiệu quả. Có ví dụ và tính mới
 7 5,5
 minh chứng tường minh cho hiệu Có ví dụ minh chứng cụ thể
 quả của các giải pháp mới
 Có tính mới, phù hợp với thực 0,75
 Có tính mới, phù hợp thực 
 tiễn của đơn vị và đối tượng 1
 tiên
 nghiên cứu, áp dụng
 Có tính ứng dụng, có thể áp dụng 0,75
 1 Có tính ứng dụng thực tiên
 được ở nhiều đơn vị.
 Nội dung đảm bảo tính khoa học, 1 Nội dung đảm bảo tính khoa 
 1
 chính xác học chính xác
 3 Kết luận và khuyến nghị (2 
 điểm)
 Có bảng so sánh đối chiếu số liệu 
 Có bảng so sánh đối chiếu 
 trước và sau khi thực hiện các giải 1 1
 số liệu cụ thể
 pháp
 Khẳng định được hiệu quả mà 0,5 Khẳng định được hiệu quả 
 0.5
 SKKN mang lại. của SKKN
 Khuyến nghị và đề xuất với các 
 cấp quản lý về các vấn đề có liên 0.5 Khuyến nghị và đề xuất rõ 
 0.5
 quan đến việc áp ràng
 dụng và phổ biến SKKN
 TỔNG ĐIỂM 17,5 MỤC LỤC
 Nội dung: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1
I. Lý do chọn đề tài. 2
II. Mục đích nghiên cứu
 3
III. Đối tượng nghiên cứu.
 3
IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.3
PHẦN 2. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN 4
ĐỀ
I. Cơ sở lý luận4
II. Cơ sở thực tiễn4
III. Thực trạng5
3.1. Thuận lợi5
3.1. Khó khăn6
3.3. Thực trạng tại lớp 4TB5 trường Mầm Non Tản Lĩnh A6
IV. Những biện pháp thực hiện7
Biện pháp 1: Tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ học sinh8
Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy8
Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 10
Biện pháp 4: Lồng ghép kĩ năng sống qua các hoạt động kết nối khác 12
PHẦN 3. KẾT LUẬN 16 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Đất nước ta đang trên đà hội nhập, kinh tế phát triển, đời sống con người ngày càng 
được nâng cao, chúng ta có cơ hội được giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên 
thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực còn xuất hiện những luồng tiêu cực ảnh hưởng 
đến mọi mặt của cuộc sống, đặc biệt là thế hệ trẻ tương lai - những đối tượng nhạy cảm, 
thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực. Các em cần 
phải chuẩn bị kỹ lưỡng những kỹ năng sống làm hành trang trên con đường trưởng thành 
của mình ngay từ những ngày thơ bé. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào 
các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ quan trọng nhất là dễ bị phát triển lệch 
lạc về suy nghĩ và nhân cách. Vậy nên, đào tạo cho xã hội những con người tài đức vẹn 
toàn là nhiệm vụ cần thiết trong các mục tiêu xây dựng phát triển con người toàn diện.
 Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thế hệ trẻ của đất nước nhận thức được các kỹ năng 
sống trong thời đại mới?
 Chính cô giáo, gia đình và xã hội là những người phải có trách nhiệm giúp trẻ phát 
triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, phát triển đồng bộ về các mặt. Để 
thực hiện được tốt mục tiêu đó thì người giáo viên phải linh hoạt chủ động lựa chọn các 
nội dung có sự sắp xếp một cách nhẹ nhàng. Việc dạy trẻ Mầm Non giống như trồng 
cây, nếu muốn cây tươi tốt và phát triển toàn diện thì chúng ta cần phải có những biện 
pháp chăm sóc tốt ngay từ những ngày đầu tiên để nó trở thành một cái cây xanh tươi, 
tô điểm cho cuộc đời. Do đặc điểm của tuổi Mầm Non là phát triển khả năng suy nghĩ, 
giao tiếp tích cực và vui chơi là hoạt động chủ đạo. Đặc biệt đối với trẻ lớp mẫu giáo 4-
5tuổi ngoài nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ thì nhiệm vụ hình thành giáo 
dục kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng cần thiết giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy để 
trẻ thêm tự tin vào bản thân mình.
 Là một giáo viên mầm non, qua thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được ý 
nghĩa vai trò quan trọng trong việc giáo đục kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, I. Cơ sở lý luân:
 Hiện nay trẻ em ở một số nơi được gia đình quá chiều chuộng, cung phụng, là vệ 
tinh trung tâm để mọi người xoay quanh và đáp ứng mọi yêu cầu. Các em ít có cơ hội 
tiếp xúc với thế giới bên ngoài xã hội, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID diễn ra 
phức tạp, vì thế mà khả năng tự chủ, khả năng đưa ra quyết định, khả năng nói không, 
khả năng thích nghi trong cuộc sống là hạn chế. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 
là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại.
 Người ta nói: “Môi trường sống và cách giáo dục là yếu tố quyết định đến sự phát 
triển của con người”.
 Thật vậy nếu trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt thì trẻ sẽ có những 
đức tính tốt ngược lại trẻ sống trong một môi trường thiếu Giáo dục thì nhân cách và suy 
nghĩ của trẻ sẽ phát triển theo hướng tiêu cực.
 Với những thực trạng mà tôi vừa nêu ở phần trên kết hợp với nhận định của bản thân 
và kỳ vọng của tôi trong năm học này là đẩy mạnh giáo dục “kỹ năng sống” cho trẻ mầm 
non để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Giáo dục hiện nay.
 II. Cơ sở thực tiễn:
 Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ 4-5 
tuổi. Hầu hết các phụ huynh của trẻ đều làm nông nghiệp nên việc quan tâm đến con em 
còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó còn có các gia đình luôn nuông chiều con em mình thái 
quá, trẻ không có tính tự lập mà thường xuyên nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ. Một số phụ 
huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho con em ở lứa tuổi mẫu 
giáo, luôn muốn con mình được học chữ, số coi nhẹ việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 Trước những thực trạng trên, là Giáo viên Mầm non tôi mạnh dạn đề xuất ra một số 
giải pháp thích hợp để từng trẻ lớp tôi có được những thói quen và hành vi đạo đức phù 
hợp với chuẩn mực xã hội, nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ có kiến 
thức và nhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường 
thiên nhiên xung quanh, giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người. Đối với phụ huynh lớp tôi đa số phụ huynh chủ yếu làm nông nghiệp, vì vậy nhận 
thức của phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa đồng đều. Đa số phụ huynh 
bận công việc ít trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói, ở nhà chưa tích cực dạy kỹ năng 
sống cho trẻ.
 Do dịch bệnh Covid - 19 kéo dài và diễn biến phức tạp, trẻ nghỉ học tại nhà bởi vậy 
sự phối kết hợp, tương tác giữa phụ huynh và cô giáo còn hạn chế.
 Một số phụ huynh còn bận đi làm xa nhà, trẻ ở nhà với ông bà vì khả năng sử dụng 
phương tiện công nghệ còn hạn chế nên ông bà chưa biết cách cho trẻ học qua video 
cô gửi hoạt động kết nối trên Zalo, trò chuyện qua zoom hay có một số phụ huynh vì 
công việc bận rộn nên chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ.
 Phần lớn trẻ mầm non các con còn quá nhỏ chưa tự thao tác mở được các bài cô gửi 
phải nhờ sự hỗ trợ từ bố, mẹ hoặc anh chị... chính vì vậy việc rèn luyện khả năng tự 
học của trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ những thuận lợi và khó khăn, tôi đã suy nghĩ, nghiên 
cứu tài liệu để tạo điều kiện thuận lợi giúp bản thân mình, các bậc cha mẹ dạy trẻ phát 
triển kỹ năng sống trong thời gian trẻ nghỉ học tại nhà.
 Tôi đã nỗ lực nghiên cứu tìm tòi về phương pháp đổi mới, làm sao để trẻ có thể làm 
quen tiếp cận và ghi nhớ các kỹ năng một cách dễ dàng và tôi đã tìm ra một số biện 
pháp để thực hiện.
3.3. Thực trạng tại lớp mẫu giáo nhỡ 4TB5 trường Mầm non Tản Lĩnh A.
 Khảo sát trên 27 trẻ do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên các con vẫn được nghỉ học 
tại nhà để phòng chống dịch, vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát và trao đổi với phụ huynh 
về cách phát triển kỹ năng sống cho trẻ hiện tại ở gia đình thông qua cuộc khảo sát do 
phụ huynh cung cấp cho giáo viên
 Kết quả
STT Nội dung

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_pha.docx