Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non
Như chúng ta đã biết môi trường sống là vấn đề vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi con người. Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có xanh - sạch - đẹp hay không là do hành động và ý thức của mỗi chúng ta. Giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) không phải là việc làm tính theo thời gian một ngày một tháng hay một năm, mà là việc làm thường xuyên, liên tục, mọi lúc mọi nơi và lợi ích, sự ảnh hưởng của nó tồn tại lâu dài. Duy trì một môi trường sống lành mạnh nơi chúng ta đang sinh sống là việc làm cần thiết và quan trọng hơn nếu trẻ em được tìm hiểu về môi trường vì trẻ em là thế hệ tạo ra sự thay đổi trong tương lai có thể ngăn chặn hoặc đẩy lùi các vấn đề về môi trường.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non
trẻ em được tìm hiểu về môi trường vì trẻ em là thế hệ tạo ra sự thay đổi trong tương lai có thể ngăn chặn hoặc đẩy lùi các vấn đề về môi trường. “Môi trường hôm nay Thế giới ngày mai” Đúng vậy, chúng ta luôn thấy những khẩu hiệu về bảo vệ môi trường (BVMT) ở khắp mọi nơi. Vấn đề về BVMT luôn được Đảng và nhà nước quan tâm hàng đầu. Vậy môi trường là gì? Vì sao phải BVMT? Phải làm gì để BVMT? Vậy GDBVMT cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành động đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc giáo dục ý thức BVMT được hình thành và rèn luyện từ lứa tuổi mầm non giúp trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. 2.2.Cơ sở thực tiễn Được sự phân công của nhà trường, năm học 2020 - 2021 tôi được phân công giảng dạy lớp 4 - 5 tuổi, với tổng số trẻ là 19 cháu. Việc giáo dục trẻ mầm non phát huy tính tích cực BVMT được hực hiện trong các hoạt động hằng ngày của trẻ tại lớp. Từ lúc đón, đến các hoạt động học, hoạt động chơi, ăn, ngủ....đều được giáo viên thực hiện lồng ghép việc giáo dục tính tích cực BVMT cho trẻ. Như ở lớp tôi phụ trách tôi đã thực hiện một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực BVMT thông qua tranh ảnh, tôi đàm thoại cùng trẻ về hành động, việc làm của các bạn nhỏ về ý thức BVMT ( bỏ rác vào thùng, trồng cây...) hay tổ chức các buổi lao động dọn sân trường, giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ, hay giáo dục trẻ phát huy tính tích cực BVMT thông qua trò chơi nhưng đạt hiệu quả chưa cao. Trẻ chỉ nhớ được lúc đó nhưng sau thì lại quên ngay, và khi lao động trẻ làm một cách miễn cưỡng, coi đấy là nhiệm vụ của mình phải làm. Trẻ chỉ làm khi người lớn yêu cầu, chưa có tính tự giác nên tôi rất lo lắng về vấn đề tích cực BVMT của trẻ. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số Biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non” tại lớp 4 tuổi B1 trường Mầm Non nơi tôi đang cồng tác. 3. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục trẻ phát huy tính tích cực BVMT được lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân. Để làm được điều này trẻ được nhìn nhận sự việc một cách khách quan, trẻ được trải PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài: BVMT đang là vấn đề nhức nhối của toàn cầu. Qua đó quyết định của thủ tướng chính phủ số 1363 QĐ-TTG ngày 17/10/2010 về việc phê duyệt đề án đưa ra các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân. Căn cứ vào hướng dẫn BVMT trường mầm non (Bộ giáo dục và đào tạo vụ giáo dục mầm non). Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 của trường nơi tôi công tác Căn cứ vào tình hình thực tế của trẻ tại trường tôi công tác. Đối với giáo dục mầm non sẽ cung cấp cho trẻ hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân và con người, biết cách sống tích cực với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. 2.Thực trạng điều tra ban đầu: * Thuận lợi: - Về cơ sở vật chất Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, lớp tôi được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02, môi trường an toàn và thân thiện Trường lớp rộng rãi, thoáng mát, có khu vệ sinh khép kín tại các nhóm lớp, có thùng đựng rác có nắp đậy tại các nhóm lớp và ngoài sân trường thuận tiện cho phụ huynh và học sinh để rác. - Về giáo viên Là giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, bản thân tôi luôn tìm tòi vận dụng các phương pháp, hình thức đổi mới vào các hoạt động nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực. - Về phụ huynh Tất cả phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, thường xuyên đưa đón trẻ đi học chuyên cần và trao đổi tình hình sức khỏe, học tập khi ở nhà cũng như ỏ trường với giáo viên của lớp. - Về học sinh 4. Những biện pháp từng phần 4.1. Biện pháp 1: Lồng nghép GDBVMT thông qua hoạt động học. Thông qua việc dạy trẻ, tôi nhận thấy rằng chúng ta có thế sử dụng kiến thức về BVMT vào các hoạt động học có chủ đích, tùy theo từng chủ đề và hoạt động học khác nhau mà lồng ghép BVMT khác nhau. Qua đó tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân, tôi đã lồng ghép BVMT vào các hoạt động học cụ thể như sau: * Hoạt động khám phá khoa học: Tôi nhận thấy rằng hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, động vât, thực vật, con người và tất cả những gì tồn tại xung quanh trẻ. Tôi tổ chức cho trẻ quan sát, làm thí nghiệm thực nghiệm đơn giản, như: “Cây cần gì để lớn lên” (Nước, không khí, ánh sáng) trẻ sẽ hiểu được sự cần thiết của nước, không khí và ánh sáng, làm thí nghiệm nước sạch và bẩn (do rác, không khí ô nhiễm, khói bụi)Qua đó khi tôi dạy trẻ hoạt động khám phá khoa học tôi luôn lồng ghép BVMT. Ví dụ: Với kế hoạch giáo dục tháng 4, chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên. Tên bài dạy “Lợi ích của nước”. Tôi cho trẻ quan sát các nguồn nước có trong tự nhiên ( Nước mưa, nước maý, nước biển, nước ao hồ.), từ đó đưa ra các câu hỏi mở. Tôi hỏi trẻ lợi ích của nước đối với con người, động vật, thực vật? Hỏi trẻ nước có quan trọng không? Nếu không có nước thì con người, động vật, thực vật sẽ như thế nào? Vậy hiện trạng bây giờ các nguồn nước đang như thế nào?.....Tôi yêu cầu trẻ hãy đưa ra một hành động cụ thể để bảo vệ giữ gìn nguồn nước (Không vứt rác xuống ao hồ sông suối, rửa tay xong phải vặn chặt vòi nước, tiết kiệm nước..) Qua đó trẻ biết BVMT luôn sạch đẹp không làm ô nhiễm nguồn nước * Hoạt động tạo hình: Mọi người vẫn luôn cho rằng với hoạt động tạo hình thì cần rất nhiều đồ dùng cho cả cô và trẻ thực hiện, do vậy lượng lớn rác thải, cũng như phế liệu từ tiết học là lớn. Tuy nhiên tôi đã giúp cho hoạt động tạo hình đơn giản và thân thiện với môi trường hơn. Ví dụ: Với tên bài dạy: “Xé dán hoa” Kế hoạch giáo dục tháng 2. Tôi chuẩn bị giấy màu, hồ dán cho trẻ xé dán. Khi trẻ thực hiện, cô đã chuẩn bị trên mỗi nhóm trẻ rổ, đĩa đựng đồ dùng (Cô tận dụng đĩa ăn sử dụng 1 lần gắn thành hình bông hoa và làm thành đĩa đựng nguyên vật liệu phục vụ tiết học) trẻ để giấy, hồ dán gọn gàng phía trước và xé dán theo hướng dẫn của cô. Khi trẻ xé để sản phẩm xé được vào rổ, để giấy xé thừa vào rổ khác, không vứt rác bừa bãi ra lớp, khi dán bôi hồ vừa phải. Là giáo viên tôi nhận thấy rằng mỗi khi dạy trẻ học hát, học múa cùng với tiếng đàn thì trẻ rất hứng thú, say xưa, tích cực học tập và ngoài nội dung của bài hát tôi cũng đan xen tính tích cực BVMT cho trẻ với mỗi tiết học, những lúc đó tôi nhận thấy kết quả đạt được là rất tốt. Trẻ đã biết giữ gìn BVMT hơn, quan tâm thân thiện với môi trường hơn. Ví dụ:Với tên bài dạy: Dạy trẻ hát bài hát “Em đi trồng cây” Kế hoạch giáo dục tháng 2. Tôi giáo dục trẻ trồng cây xanh để cho sân trường có nhiều bóng mát, cho không khí trong lành để môi trường thêm xanh- sạch- đẹp. * Hoạt động giáo dục thể chất Chúng ta đều biết rằng thể dục thể thao giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Ở trường lớp mầm non trẻ được tập các bài tập thể dục do cô hướng dẫn, từ bài tập phát triển chung đến các vận động cơ bản đã giúp cho trẻ phát triển về thể lực và thể chất qua đó trẻ còn biết hợp tác chia sẻ cùng bạn, ngoài ra tôi còn lồng ghép BVMT vào trong các tiết dạy để tiết dạy sinh động và giáo dục trẻ toàn diện hơn. Ví dụ: Với tên bài dạy: “Đi theo đường zích zắc” Kế hoạch giáo dục tháng 11. Tôi sẽ làm con đường bằng vỏ hộp sữa, các loại chai lọ, bìa cattong, nhựa bỏ, giấy xốp màu đã được làm sạch, lấy những dây buộc bằng ni lông tết thành quả bông cho trẻ tập bài tập phát triển chung.từ đây sẽ hạn chế được rác thải và tận dụng được các nguyên vật liệu bỏ làm đồ dùng dạy học tự tạo đa dạng và phong phú. Giáo dục trẻ để có cơ thể khỏe mạnh ngoài vệ sinh sạch sẽ cần phải chăm tập thể dục. Mỗi 1 chủ đề tôi lựa chọn nội dung lồng ghép phù hợp như: Kế hoạch giáo dục tháng10 (Tôi lồng ghép vai trò cũng như ảnh hưởng của môi trường với sức khỏe con người) Kế hoạch giáo dục tháng 2 và tháng 3 (Tôi lồng ghép sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường với cây cối và các con vật) kế hoạch giáo dục tháng 4(Tôi lồng ghép môi trường sạch và chưa sạch là như thế nào) 4.2. Biện pháp 2: Dạy trẻ giáo dục bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi Ngay từ đầu năm học tôi đã tạo cho trẻ có một môi trường lớp học sạch đẹp thân thiện, làm nhiều góc mở, gần gũi với thiên nhiên với trẻ. Ở sân trường nhà trường có các thùng rác có nắp đạy để giữ gìn vệ sinh môi trường như không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào đúng nơi quy định.Từ đó kích thích sự tìm tòi khám phá, ham hiểu biết cuả trẻ. Tôi còn tạo ra những biển báo “Cấm” như không sờ vào ổ điện, hay biển báo đơn giản nhưng gần gũi với trẻ để trẻ có thể nhìn vào và có thể biết đó lời: Để có thật nhiều rau, củ, quả ăn thì chúng ta phải làm gì? Nếu không chăm sóc, tưới cây hàng ngày thì điều gì sẽ xảy ra?., từ đó trẻ nói lên được các hành động bảo vệ môi trường hoặc làm hại cho môi trường như: Động tác cuốc đất trồng cây, tưới nước, bắt sâu là hành động có lợi cho môi trường, còn động tác gây tổn hại cho môi trường là chặt cây, dẫn lên cỏ, đốt rừng. Như vậy, khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời kiến thức sẽ được khắc sâu trẻ học mà không biết là mình đang học. Đó sẽ là nền tảng để trẻ trở thành một tuyên truyền viên tốt về chăm sóc và bảo vệ cây xanh cũng như môi trường xung quanh trẻ. - Giờ lao động: Tôi thường xuyên giao nhiệm vụ cho trẻ qua bảng phân công trực nhật hàng ngày. Trẻ biết giúp cô lau dọn giá đồ dùng, đồ chơi, biết xắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định, biết lau lá cây và chăm sóc cây xanh. từ đó, trẻ biết yêu thiên nhiên yêu lao động. Dạy trẻ lao động tự phục vụ bản thân: Như trẻ tự đi vệ sinh, biết xả nước sau khi đi vệ sinh xong, khi ăn trẻ không làm rơi vãi cơm ra ngoài biết tiết kiệm bảo vệ môi trường. Qua đó kích thích sự thích thú hăng say rèn luyện lao động, cùng cô và các bạn bảo vệ môi trường gia đình và nhà trường luôn sạch sẽ. - Hoạt động vệ sinh cá nhân: Thông qua hoạt động vệ sinh cá nhân mọi lúc mọi nơi tôi luôn nhắc nhở trẻ phải biết tiết kiệm nguồn nước, biết vệ sinh để cơ thể luôn sạch sẽ như: Hàng ngày phải chăm tắm rửa, cắt móng tay móng chân ( một tuần giáo viên cắt cho trẻ vào chiều thứ 6), rửa tay, rửa mặt đúng cách. Tôi hỏi trẻ làm thế nào để tiết kiệm nước, hướng dẫn trẻ cách sử dụng nước vừa phải đúng cách, hướng dẫn trẻ rửa đúng quy trình, không làm nước bắn tung tóa ra ngoài tránh làm ướt quần áo và lãng phí nguồn nước khi rửa xong vặn chặt vòi nước. Từ đó trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ và giáo dục sự quan trọng và cần thiết của nước. - Giờ bình cờ và trả trẻ: Trước đây tôi cho trẻ bình cờ nói một cách chung chung nhận xét trẻ còn chưa đầy đủ tỉ mỉ vì vậy mà lợi ích đem lại của hoạt động bình cờ là chưa cao. Sau khi nghiên cứu tôi đã thay đổi và nhận ra rằng để tận dụng được lợi ích triệt để của hoạt động bình cờ và kết quả rất tốt như: Tôi luôn nêu gương việc tốt người tốt trong ngày. Qua một ngày tôi quan sát trẻ nhận thấy những hành vi tốt của trẻ như cất dọn đồ dùng vào đúng nơi quy định, tiết kiệm nước khi rửa tay rửa chân, vứt rác vào thùng ráctôi sẽ khuyến khích động viên cho cắm cờ. Nhắc trẻ cất đồ dùng và ghế vào đúng nơi quy định khi ra về. Nếu có trẻ để đồ, dùng đồ chơi chưa gọn gàng ngăn nắp, hay để nước tràn ra ngoài không khóa vòi nước, vứt rác bừa bãi.thì tôi nhắc nhở nhẹ nhàng giúp trẻ hiểu những việc làm đó làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, từ đó trẻ có kĩ năng, kiến thức thực
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_pha.docx