Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình năm học 2022-2023

Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới, mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, gửi gắm vào đó tình cảm và tâm hồn nghệ sĩ. Chính vì vậy, việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
Hơn nữa, những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động. Trẻ biết đánh giá khái quát cao, trẻ phản ánh ấn tượng của bản thân không phụ thuộc vào thực tế. Trẻ rất thích sử dụng mầu sặc sỡ mang tính chất phản ánh biểu tượng. Đồng thời, mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau. Hoạt động tạo hình đã giúp trẻ hình thành các đức tính tốt như: Yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp.
Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện nay cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển nhân cách cho trẻ. Song phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ. Các phương pháp hoạt động tạo hình lâu nay đang được sử dụng còn mang tính áp đặt , dập khuôn theo mẫu, sao chép nên chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình. Vậy người giáo viên phải làm gì, làm như thế nào để trẻ có thể vẽ, nặn, cắt, xé, dán, tô mầu và làm đẹp sản phẩm? Đó là câu hỏi mà bản thân tôi thường đặt ra. Qua nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm của bản thân, cùng với sự say mê học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi học tốt môn tạo hình”.
doc 29 trang skmamnon 18/12/2024 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình năm học 2022-2023

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình năm học 2022-2023
 Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn tạo hình
 PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ
 I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan trọng 
không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non. Con người 
sinh ra không phải ai cũng đã có sẵn trong mình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng 
không ai cũng có những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và 
hoạt động thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. 
Nhất là đối với trẻ nhỏ việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một 
khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua trò chơi.
 Trẻ mẫu giáo “Chơi mà học, học bằng chơi”.Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham 
muốn học hỏi, tìm hiểu về thế giới xung quanh thì trong khi chơi trẻ thực sự học để 
lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiềm khoa học. Biết được tầm quan 
trọng đó là một người giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc giáo dục trẻ bằng 
những hoạt động thiết thực nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh 
vực: Trí tuệ, đạo đức thẩm mĩ, thể lực.Từ đó giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn 
ngữ, tư duy, phát triển các kĩ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử. Đối với việc giáo 
dục, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí 
quan trọng. 
 Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, 
nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con 
người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới, mà còn cải tạo nó theo quy luật của 
cái đẹp, gửi gắm vào đó tình cảm và tâm hồn nghệ sĩ. Chính vì vậy, việc thực hiện 
tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc 
nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. 
 Hơn nữa, những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động. Trẻ 
biết đánh giá khái quát cao, trẻ phản ánh ấn tượng của bản thân không phụ thuộc 
vào thực tế. Trẻ rất thích sử dụng mầu sặc sỡ mang tính chất phản ánh biểu tượng. 
Đồng thời, mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau. Hoạt 
động tạo hình đã giúp trẻ hình thành các đức tính tốt như: Yêu cái đẹp và mong 
muốn tạo ra cái đẹp. 
 Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện nay 
cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển nhân cách cho trẻ. Song phương pháp 
đó chưa thực sự đáp ứng và chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ. Các 
phương pháp hoạt động tạo hình lâu nay đang được sử dụng còn mang tính áp đặt , 
dập khuôn theo mẫu, sao chép nên chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh 
hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình. Vậy người giáo viên phải 
làm gì, làm như thế nào để trẻ có thể vẽ, nặn, cắt, xé, dán, tô mầu và làm đẹp sản 
phẩm? Đó là câu hỏi mà bản thân tôi thường đặt ra. Qua nhiều năm tích luỹ kinh 
nghiệm của bản thân, cùng với sự say mê học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp tôi đã 
lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi học tốt môn tạo hình” 
 2/29 Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn tạo hình
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I- NỘI DUNG LÝ LUẬN
 Việc chăm sóc, giáo dục trẻ ngay còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự 
nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau 
này.
 Nghị quyết TW2 đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu 
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm nâng cao dân trí, đào 
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới mạnh 
mẽ, xã hội đang có nhiều bước đổi mới trên mọi phương diện, đáng kể nhất là việc 
đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục ở tất cả các bậc học. Chính vì vậy, giáo dục 
mầm non cũng luôn luôn đổi mới để không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc - 
giáo dục - nuôi dưỡng trẻ, đảm bảo đáp ứng được với yêu cầu phát triển của xã hội.
 Nâng cao chất lượng nói chung, hoạt động tạo hình nói riêng là việc làm cần 
thiết để phát huy năng khiếu của trẻ một cách tự nhiên. Hoạt động tạo hình là một 
trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, 
khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới 
xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung 
động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ 
điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo 
đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con 
người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo. 
 Hoạt động tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ mầm non, giúp trẻ phản ánh thế 
giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng và phong phú và hấp dẫn 
đối với trẻ mẫu giáo. Hoạt động tạo hình giúp trẻ khả năng quan sát, trí tưởng 
tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng: Vẽ, 
nặn, xé, cắt, dán...Thông qua hoạt động tạo hình mà trẻ được thử sức mình trong 
việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của trẻ. 
 Tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật nhất là ở lứa tuổi mầm non, 
nó là một hoạt động sáng tạo không thể thiếu được, thông qua hoạt động tạo hình 
giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống về thế giới xung 
quanh trẻ, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình, khi tham gia hoạt động tạo 
hình qua sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên, từ đó trẻ có thể tìm hiểu khám phá 
kích thích sự hứng thú của hoạt động tạo hình. Vì vậy việc dạy học cũng cần có 
phương pháp đúng đắn thiết thực mới giúp việc học tập trở lên hấp dẫn gây hứng 
thú, dễ tiếp thu cho người học. 
 Mong muốn lớn nhất của tôi là: “Làm sao để mỗi tiết học trẻ được vui chơi 
và thấm vào tâm hồn trong sáng của trẻ những cảm xúc, ở đó sự sáng tạo đã được 
bắt nguồn, nảy nở”. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng 
cao nhận thức của bản thân đồng thời góp phần nhỏ bé của mình về việc nâng cao 
chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
 4/29 Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn tạo hình
 - Một số cháu còn nhút nhát trong khi thể hiện ý tưởng của mình, nói ý tưởng 
của mình.
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để dạy 
trẻ đạt hiệu quả cao và đưa trẻ vào hoạt động tạo hình một cách tự nguyện tạo cho 
trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học, 
đồng thời tích lũy cho trẻ những kĩ năng kiến thức, kĩ năng phong phú về tạo hình. 
Do đó, tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ tìm ra các biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt 
động tạo hình hơn. Sau đây là “Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi học tốt môn 
tạo hình” mà tôi đã áp dụng thành công ở lớp tôi trong năm học 2022 - 2023.
 6/29 Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn tạo hình
 Qua khảo sát, tôi thấy kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi không đồng đều, hầu 
hết các kỹ năng tạo hình của trẻ tỉ lệ đạt chưa đến 50%, đặc biệt các kỹ năng vẽ và 
phối hợp các nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm của trẻ còn yếu chỉ đạt trung bình 37%. 
 Từ kết quả khảo sát trên, tôi xây dựng kế hoạch nội dung giáo dục phù hợp 
nhằm phát huy những kiến thức, kỹ năng tạo hình trẻ đã biết đồng thời rèn luyện, 
giáo dục các kỹ năng tạo hình trẻ còn yếu thông qua các hoạt động tạo hình phù 
hợp với các thời điểm, sự kiện, chủ đề. Ví dụ với sự kiện “ Tết trung thu của bé” tôi 
cho trẻ làm “Trang trí đèn ông sao” bằng các nguyên vật liệu giấy, kim sa, nhũ 
màu..... Ở hoạt động này trẻ được rèn luyện các kỹ năng cắt, xé, dán, vẽ, tô màu, 
phối hợp sử dụng các nguyên liệu....để tạo nên sản phẩm.
 Sau đây là bảng kế hoạch nội dung giáo dục hoạt động tạo hình năm học 
2022- 2023:
 Kế hoạch nội dung giáo dục giúp trẻ học tốt môn tạo hình
 Tháng Tuần Chủ đề- sự kiện Nội dung
 Tuần 1 Tết trung thu của bé Trang trí đèn lồng
 Tháng 9 Tuần 2 Trường mầm non của bé Tô màu trường mầm non
 Tuần 3 Lớp mẫu giáo nhỡ của bé Nặn đồ chơi bé thích
 Tuần 1 Tôi lài ai? Vẽ nét mặt
 Tuần 2 Cơ thể bé có gì? Tạo mẫu tạo tóc
 Tuần 3 Chào mừng ngày phụ nữ Việt Làm quà tặng bà, tặng mẹ
 Tháng 10 Nam 20- 10
 Tuần 4 Bé cần gì để lớn lên và khoẻ Vẽ chiếc kem
 mạnh
 Tuần 1 Gia đình thân yêu Vẽ chân dung mẹ
 Tuần 2 Ngôi nhà bé yêu Tô màu ngôi nhà
 Tuần 3 Chào mừng ngày nhà giáo Việt Trang trí bưu thiếp
 Tháng 11 Nam 20- 11
 Tuần 4 Đồ dùng sử dụng điện Cắt dán họa báo đồ dùng 
 sử dụng điện
 Tuần 5 Đồ dùng của bé Vẽ cái cốc
 Tuần 1 Một số động vật sống trong gia Gấp, cắt và dán con gà
 đình
 Tuần 2 Một số động vật sống dưới Tạo hình con cá bằng các 
 Tháng 12 nước nguyên vật liêu
 Tuần 3 Noel của bé Gấp cây thông
 Tuần 4 Một số động vật sống trong In tạo hình các con vật từ 
 rừng bàn tay
 Tuần 1 Bé yêu cây xanh Xé dán lá cây xanh
 Tháng 1 Tuần 2 Hoa – quả mùa xuân Nặn mâm ngũ quả
 Tuần 3 Bé đón năm mới 2023 Chấm và thổi màu thành 
 8/29 Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn tạo hình
 Tôi đã rèn luyện nề nếp học tập cho trẻ bằng cách: 
 - Xếp xen kẽ cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát, cháu khá với cháu yếu. 
 - Chia tổ, đặt tên cho tổ theo chủ đề đang học, và bầu ra tổ trưởng để giúp cô 
quan tâm động viên, nhắc nhở thành viên của tổ mình. 
 - Tôi luôn động viên trẻ trong tiết học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ để 
trẻ “ngồi đúng tư thế”, trẻ không nói chuyện, không nói leo, nói phải xin phép cô, 
nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu,
 Với những biện pháp trên trẻ lớp tôi đã có thói quen tốt trong việc xây dựng 
nề nếp học tập. (Hình ảnh 1 - Trẻ có nề nếp trong giờ học)
 2.2. Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ
 Muốn thu hút được sự chú ý của trẻ trước hết phải tạo điều kiện cho trẻ được 
sống trong một không gian đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ. Vì vậy, tôi đã thống nhất 
cùng giáo viên trong lớp sắp xếp, trang trí lớp học đẹp, thoáng, góc tạo hình luôn 
được thay đổi theo chủ điểm, cho trẻ làm tranh bằng nhiều nguyên liệu khác nhau 
như: len, vải, nguyên liệu thiên nhiên, các loại hạt, tranh cát Trang trí góc tạo hình 
bằng chính sản phẩm của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, thích thú. Phụ huynh rất 
thích thú khi các sản phẩm của con em mình được trang trí ở các góc của lớp. 
 - Tôi bố trí vị trí góc tạo hình như sau: Trong không gian chung của lớp học, 
tôi bố trí góc gần cửa để tập chung tối đa ánh tự nhiên và giúp trẻ có được trạng 
thái cảm xúc tích cực khi tham gia vào các hoạt động tạo hình. Do đặc thù của hoạt 
động tạo hình là hoạt động mang tính yên tĩnh do đó tôi đã không bố trí góc tạo 
hình gần góc ồn ào (góc xây dựng và góc phân vai) để làm phân tâm sự chú ý của 
trẻ khi tham gia vào hoạt động. Ngoài ra tôi còn tạo ranh giới giữa các góc khi cho 
trẻ chơi, sau mỗi chủ đề tôi tổ chức cho trẻ cùng tham gia vào việc bố trí, sắp xếp 
lại góc để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ.
 - Ở góc tạo hình tôi trưng bày các sản phẩm của trẻ, các đồ dùng để trẻ hoạt 
động như: Bút sáp màu, màu nước, bút lông, giấy A4, giấy màu. Đồ dùng ở góc 
tạo hình cũng được tôi thay đổi theo chủ đề.
 VD: Với chủ đề thực vật tôi nhặt các lá khô, cành cây khô, hột gấc để cho 
trẻ hoạt động. Còn với chủ đề nghề nghiệp tôi sưu tầm các len, sợi, giấy họa báo, 
sỏiVà sự thay đổi đó được trẻ rất tò mò muốn khám phá. 
 Ngoài ra tôi còn trưng bày một số tranh mẫu của cô và được thay đổi theo 
mỗi chủ đề để cho trẻ quan sát.
 VD: Chủ đề bản thân tôi treo các bức tranh được tạo ra từ in bàn tay, bàn 
chân, ngón tay, tạo mẫu mẫu tóc
 + Chủ đề thế giới thực vật tôi treo các bức tranh về cây cối, về hoa.
 - Trẻ rất hứng thú hoạt động trong góc tạo hình, tôi phải phân chia hợp lý và 
luôn luân chuyển số trẻ chơi trong góc tạo hình, để trẻ nào cũng được hoạt động 
trong góc. Khi vào hoạt động góc, với những trẻ trong giờ hoạt động chung nếu trẻ 
còn yếu hoặc chậm hơn các bạn tôi sẽ cho trẻ chơi ở góc tạo hình nhiều hơn và 
quan tâm hơn đến những trẻ đó, để hướng dẫn động viên khi trẻ chưa làm được. 
 10/29

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc.doc