Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có những kỹ năng sống cần thiết
- Trao đổi một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi.
- Giúp trẻ hứng thú, tự nguyện, tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển kỹ năng sống, tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng thoải mái đạt kết quả cao.
- Nhằm giúp cho bản thân có kỹ năng sưu tầm, thiết kế các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi đạt chất lượng tốt đưa vào tổ chức các hoạt động cho trẻ, nâng cao kinh nghiệm giúp trẻ phát triển kỹ năng sống tích cực.
- Giúp trẻ hứng thú, tự nguyện, tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển kỹ năng sống, tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng thoải mái đạt kết quả cao.
- Nhằm giúp cho bản thân có kỹ năng sưu tầm, thiết kế các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi đạt chất lượng tốt đưa vào tổ chức các hoạt động cho trẻ, nâng cao kinh nghiệm giúp trẻ phát triển kỹ năng sống tích cực.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có những kỹ năng sống cần thiết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có những kỹ năng sống cần thiết
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN *** MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI CÓ NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT LĨNH VỰC: GIÁO DỤC MẪU GIÁO CẤP HỌC: MẦM NON NĂM HỌC: 2016 - 2017 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI CÓ NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta hiện nay đang trong thời kỳ hội nhập Quốc tế “Quốc tế hóa, toàn cầu hóa”, chính vì vậy mà mở ra cho đất nước nhiều cơ hội phát triển trong mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa,... đã và đang làm thay đổi chất lượng cuộc sống của con người. Có nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh, ngoài những tác động tích cực, bên cạnh đó còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người chúng ta trong đó có trẻ em không có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và cho trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống của mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống văn minh, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện về nhân cách, cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các bé sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa, giúp các bé hiểu và biến kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi hiệu quả. Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 4-5 tuổi “Giáo dục kỹ năng sống” không phải là nói thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chỉ cung cấp thông tin, mà từ thôn tin đến nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là hoạt động được trẻ đón nhận một cách hứng thú và tích cực nhất. Là giáo viên mầm non ai cũng đều nhận thấy thông qua các hoạt động trong ngày như hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động mọi lúc mọi nơi, dưới hình thức “Học bằng chơi, chơi mà học” theo ý thích của trẻ dưới sự định hướng, gợi mở, tạo tình huống có vấn đề của cô giáo để trẻ được trải nghiệm 4/26 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI CÓ NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT khác, có khả năng giao tiếp tốt với mọi người, ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp như: sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ Sự tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác. Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Đó là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Một trẻ tự tin sẽ “duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, mong muốn được yêu quý và đón nhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người. Kỹ năng hợp tác: Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Có những việc chúng ta không thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡ thì ta sẽ hoàn thành được việc ta muốn làm. Khi chúng ta kết hợp năng lực làm việc của mình với người khác theo cùng một mục đích chung, đó chính là sự hợp tác. Sự hợp tác giúp ta hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh chóng và dễ dàng hơn là tự mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùng chơi với bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn. Kỹ năng giao tiếp: Một trong những kỹ năng cơ bản rất quan trọng đối với trẻ nhỏ đó là kỹ năng giao tiếp. Cô giáo cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ. Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống có vô vàn các tình huống xảy ra đòi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kỹ năng sống một cách linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Sự tò mò và khả năng sáng tạo: Có lẽ một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ giai đoạn này là sự khao khát được học hỏi, được khám phá. Giáo viên cần sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các tư liệu và các hoạt động mang tính chất khác lạ, thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ cụ thể dễ đoán trước được. Kỹ năng giữ an toàn cá nhân: Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm, không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép, biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm. 6/26 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI CÓ NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT - Chưa có nhiều kinh nghiệm tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 2.3. Phụ huynh * Thuận lợi - Phần lớn phụ huynh đã hiểu hơn về vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục mầm non, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ. * Khó khăn Một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 2.4. Trẻ * Thuận lợi - Đa số trẻ đã được học qua lớp mẫu giáo Bé nên kiến thức, kỹ năng và thái độ của trẻ về kỹ năng sống như lao động tự phục vụ, hoạt động tập thể,... cơ bản đã phát triển tốt. * Khó khăn - Nhận thức của trẻ phát triển không đồng đều. - Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có những kỹ năng sống cần thiết phù hợp theo độ tuổi. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, hiểu trẻ là điều kiện tiên quyết để giáo dục trẻ có hiệu quả. Nhà giáo dục K.Đ.Usinxki đã nói: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Do đó, để biết cụ thể thực trạng kỹ năng sống của trẻ tại lớp, để nắm được tình hình, khả năng của trẻ, từ đó lên kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi đã tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng sống phù hợp với trẻ 4 – 5 tuổi và tiến hành khảo sát để đưa ra biện pháp tác động phù hợp, đó là những tiêu chí sau: STT KỸ NĂNG SỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 1 Sự tự tin Trẻ biết được mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác 2 Kỹ năng hợp tác Trẻ biết phân công công việc trong quá trình chơi với nhau, biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn, biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn, biết cảm thông và giúp đỡ bạn trong quá trình làm việc. 3 Kỹ năng giao tiếp Trẻ biết diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, biết điều chỉnh giọng nói và sử 8/26 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI CÓ NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT 3. Một số biện pháp 3.1. Biện pháp 1: Sưu tầm, thiết kế các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp với sự phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội của trẻ trong lớp. Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống rất đa dạng phong phú giúp trẻ phát triển tính tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, sự tò mò và khả năng sáng tạo, kỹ năng giữ an toàn cá nhân,... Chính vì vậy, muốn giúp trẻ phát triển kỹ năng sống thì cô giáo cần sưu tầm, thiết kế các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp với phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội của trẻ. Trước hết, tôi xác định rõ chương trình giáo dục mầm non hiện nay và các hoạt động của trẻ tiến hành theo các chủ điểm, các sự kiện diễn ra theo thời gian trong năm. Tôi tập trung dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ toàn bộ chương trình, lĩnh vực phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội để có kế hoạch phân loại cụ thể, nắm chắc mục đích, yêu cầu, nội dung của từng bài, từng loại tiết, nắm chắc lượng kiến thức cần đạt được đối với trẻ 4-5 tuổi để phân loại và áp dụng cho phù hợp. Với lòng say mê với công việc, yêu nghề, mến trẻ, trước hết tôi dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu sưu tầm các nguồn từ giáo viên ngoại khóa dạy môn “Kỹ năng sống cho trẻ”, các bạn đồng nghiệp, kho học liệu của trường mình và trường bạn, một số bài giảng điện tử trên Internet tải về,... để kết hợp tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống đa dạng, phù hợp với tất cả trẻ, từng cá nhân trẻ trong lớp. Cụ thể tôi sưu tầm và thiết kế các hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong giờ học, hoạt động chiều, hoạt động góc, mọi lúc mọi nơi,thông qua các bài sau: CHỦ ĐỀ, SỰ KIỆN TÊN BÀI HỌC MỤC TIÊU BÀI HỌC Giao tiếp trong Kết bạn Trẻ mạnh dạn kết thân với bạn bè trường lớp xung quanh và chơi vui vẻ hòa thuận với bạn bè Lớp học vui vẻ Giúp trẻ vui chơi lành mạnh và biết cách chia sẻ, yêu thương, động viên, giúp đỡ bạn bè Lịch sự nơi công Hình thành cho trẻ các ý thức giữ lịch cộng sự khi ở nơi công cộng về trật tự, vệ sinh, chơi đùa. Giao tiếp ngoài xã Lời chào ngày Giúp trẻ hình thành thói quen luôn hội mới vui vẻ lạc quan với ngày mới, thân thiện gửi lời chào tới mọi người xung quanh. 10/26
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_co.doc