Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng tự phục vụ

Thực tế cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức muốn làm hết những công việc để phục vụ cho trẻ. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Suốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ. Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập của trẻ 4-5 tuổi, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện.Trẻ muốn bắt chước làm một số công việc trong hoạt động diễn ra của người lớn hàng ngày. Nên giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hàng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kỹ năng sống cho trẻ sau này.
docx 10 trang skmamnon 21/07/2024 770
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng tự phục vụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng tự phục vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng tự phục vụ
 *Phạm vi thực hiện đề tài:Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp thực hành.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Thực tế cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều sai lầm về 
giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông 
chiều con quá mức muốn làm hết những công việc để phục vụ cho trẻ. Thứ hai 
là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng làm lóng ngóng, chậm 
chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Suốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn 
đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ.
 Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ . Một số dấu 
hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập của trẻ 4-5 tuổi, đó là nhu
cầu tự khẳng định mình xuất hiện.Trẻ muốn bắt chước làm một số công việc 
trong hoạt động diễn ra của người lớn hàng ngày.Nên giáo dục tính tự lập cho 
trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh 
hoạt hàng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành 
sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kỹ năng sống cho trẻ 
sau này.
 Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong 
giáo dục tính tự lập. Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành tính tự phục 
vụ cho trẻ lại rất hạn chế. Nguyên nhân là do giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ 
để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điều quan trọng là giáo viên ngại khó, sợ tốn thời 
gian (Vì trẻ thực hiện chậm chạp, lóng ngóng, vụng về...) và có tư tưởng “ Thà 
làm cho xong”.
 Vì vậy để hình thành và rèn cho trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi có thói quen làm một 
số công việc tự phục vụ trước hết giáo viên phải phối hợp với cha mẹ trẻ cùng 
hướng dẫn, nhắc nhở trẻ làm những công việc tự phục vụ cho bản thân để phát 
huy khả năng tự phục vụ, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau 
này.
 Khi nhắc đến dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non, nhiều người cho 
rằng đó là một cái gì cao siêu, nhưng thực tế là dạy trẻ những thói quen sinh STT Nội dung khảo sát Đạt Tỷ lệ %
 1 Trẻ hứng thú tham gia vào các công việc 30,1%
 tự phục vụ.10/33
 2 Trẻ không hứng thú tham gia vào các 67%
 công việc tự phục vụ.20/33
 3 Trẻ mạnh dạn tự tin hơn .9/33 27%
 4 Trẻ còn rụt rè, nhút nhát .21/33 64%
 5 Trẻ có ý thức trong mọi công việc.16/33 48%
 6 Trẻ có tính tự lập cao.13/33 30%
Qua bảng khảo sát trên cho thấy trẻ lớp tôi kỹ năng tự phục vụ của trẻ đạt quá 
thấp so với yêu cầu tôi luôn băn khoăn làm thế nào để giúp trẻ có những kỹ năng 
tự phục vụ nên tôi nghiên cứu đưa ra một số biện thực hiện như sau:
4. Các biện pháp thực hiện.
 Bước 1: Dạy cho trẻ những kỹ năng rèn luyện cần thiết
 Hãy để trẻ tự đưa ra những nguyên tắc hợp lí mà trẻ muốn làm, dạy trẻ tự 
lập sống dựa vào chính khả năng của mình từ khi còn nhỏ. Trẻ phải thành thục 
những kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như:
 -Kỹ năng tự chăm sóc bản thân: Trẻ nên biết tự dọn dẹp đồ chơi, tự thay 
quần áo, gấp quần áo, tự cất giày dép balo, tự đi, tự ăn.
 - Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Trẻ biết tự rửa tay, lau mặt. Trẻ nên biết đi vệ 
sinh đúng nơi quy định, xả nước sau khi đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định.
 - Kỹ năng giúp đỡ người khác: Giáo viên cho trẻ biết giúp đỡ người khác 
là một việc tốt và nên được thực hiện thường xuyên. Những công việc nhẹ, trẻ có 
thể giúp được như giúp cô tưới cây, lau giá đồ chơi,.
 Bước 2: Giáo viên phải kiên nhẫn khi trẻ cố gắng tự lập
 Giáo viên cần phải kiên nhẫn khi dạy con. Ngoài việc rất khuyến khích cho 
con trẻ tự lập và tạo môi trường cho trẻ rèn luyện kỹ năng sống, thì giáo viên cũng 
chính là những người hay mất kiên nhẫn khi chờ đợi con thực hiện. Mặc dù khá 
khó khăn và mất thời gian nhưng khi con trẻ cố gắng làm một điều gì đó vì tính 
tò mò hoặc cũng có thể là bắt chước người khác thì cô giáo nên cố gắng kiên nhẫn 
chờ đợi xem con đã làm đúng hay chưa, không nên vì sốt ruột mà làm hộ trẻ.
 Giáo viên cần đầu tư thời gian và thái độ cho con, lắng nghe lời nói và 
hành động của con cũng là phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non biết 
cách xử lý và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. - Trẻ được phát huy khả năng bản thân.Tự tin trong các hoạt động
 * về phía phụ huynh:
 Phụ Huynh hài lòng về cách chăm sóc dạy dỗ từ các cô. Họ nhận thấy sự tiến 
bộ của các con qua từng ngày. Phụ huynh yên tâm tin tưởng gửi con cho các cô.
 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết Luận: Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, Trẻ phải biết chăm sóc bản 
thân thì sau khi lớn lên trẻ mới phát huy đức tính tốt cống hiến hết mình giúp ích 
cho xã hội
Kiến nghị: Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường nhằm 
tạo điều cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Tham mưu, đề xuất nhà trường, phòng giáo dục mở các lớp tập huấn kĩ năng rèn 
tính tự lập cho trẻ ở trường học. Xây dựng các tiết chuyên đề trong Quận để học 
hỏi thêm
 Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc hướng dẫn trẻ tự lập ở trường mầm 
non cho trẻ mẫu giáo nhỡ mà bản thân tôi đã rút ra sau một năm thực hiện. Trẻ tự cất balo giày dép vào tủ đồ của mình Trẻ học kỹ năng tự phục vụ thông qua trò chơi
 Trẻ phân công gâp quân áo

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_co.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng tự phục vụ.pdf