Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân

Trẻ lứa tuổi mầm non rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm do sức đề kháng của trẻ kém. Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ để giáo dục trẻ giúp trẻ có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Đặc biệt là kỹ năng “biết giữ gìn vệ sinh cá nhân”. hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân cần thiết thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc về sau này. Việc vệ sinh cá nhân như : Đánh răng , rửa tay, rửa mặt,.. ..là những việc vệ sinh cá nhân đơn giản, nhưng qua đó hình thành thói quen tự lập, tự giác cho trẻ, đồng thời giúp trẻ có ý thức vệ sinh cá nhân, một trong những cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản và ít tốn kém nhất.
Bản thân tôi xác định nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mình, phải suy nghĩ phải làm thế nào để hình thành được thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ như: Rửa tay, rửa mặt, súc miệng nước muối ..một cách tự giác và đúng quy trình. Với tinh thần trách nhiệm cao, lòng say mê nhiệt tình ham học hỏi. Nên tôi tự hỏi mình rằng: Sẽ làm gì? Làm như thế nào? Để đưa ra những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ nên tôi đã quan sát nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất đối với trẻ.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân”
docx 26 trang skmamnon 14/07/2024 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
 “Trẻ em hôm nay
 Thế giới ngày mai”
 Đó cũng là lỗi trăn trở của cá nhân tôi cũng như của toàn xã hội. Mong muốn một 
thế hệ trẻ trong tương lai khoẻ mạnh, có kỹ năng tốt trong cuộc sống,
 Trẻ lứa tuổi mầm non rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm do sức đề kháng của trẻ kém. 
Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ để giáo dục trẻ giúp trẻ có những kỹ năng cần thiết 
trong cuộc sống. Đặc biệt là kỹ năng “biết giữ gìn vệ sinh cá nhân”. hình thành những thói 
quen vệ sinh cá nhân cần thiết thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc về sau này. Việc vệ 
sinh cá nhân như : Đánh răng , rửa tay, rửa mặt,.. ..là những việc vệ sinh cá nhân đơn giản, 
nhưng qua đó hình thành thói quen tự lập, tự giác cho trẻ, đồng thời giúp trẻ có ý thức vệ 
sinh cá nhân, một trong những cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản và ít tốn kém nhất.
 Bản thân tôi xác định nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mình, phải suy nghĩ phải 
làm thế nào để hình thành được thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ như: Rửa tay, rửa mặt, 
súc miệng nước muối ..một cách tự giác và đúng quy trình. Với tinh thần trách nhiệm cao, 
lòng say mê nhiệt tình ham học hỏi. Nên tôi tự hỏi mình rằng: Sẽ làm gì? Làm như thế nào? 
Để đưa ra những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ nên 
tôi đã quan sát nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất đối với trẻ.
 Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số 
biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân”
 * Thời gian nghiên cứu: Năm học 2022-2023
 * Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
 * Phạm vi nghiên cứu: Lớp B2, trường mầm non A Văn Điển
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Đặc điểm chung:
 Năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. 
Tổng số trẻ trong lớp 33 cháu, trong đó có 15 nữ, 18 nữ. Đa số học sinh là trẻ có hộ khẩu 
trên địa bàn.
1.1. Thuận lợi:
 - Nhà trường thường xuyên phát huy tốt công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
 - Ban giám hiệu luôn quan tâm đặt việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ là một trong 
những mục tiêu hàng đầu trong công tác triển khai kế hoạch hàng tháng
 - Lớp học khang trang, môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết 
 1 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1. Biện pháp 1: Khảo sát sự hiểu biết của phụ huynh về tầm quan trọng của việc giúp trẻ 
4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân
 Phụ huynh là những người gần gũi nhất với trẻ, vì vậy tôi khảo sát nhằm nắm được nhận 
thức của phụ huynh về sự cần thiết của việc giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân. Từ đó, 
làm tiền đề xây dựng các biện pháp khác sau này.
 * Cách làm cũ:
 Năm học trước tôi xây dựng phiếu khảo sát rồi in, phát cho phụ huynh. Sau đó thu lại phiếu, 
kết hợp với giáo viên ở lớp tiến hành tổng hợp kết quả khảo sát trẻ. Cách làm này mất nhiều thời 
gian và công đoạn, hơn nữa khi thu lại phiếu, nhiều phụ huynh hay quên ở nhà hoặc bận chưa làm, 
có phụ huynh lại làm mất phải phát lại phiếu nên gây khó khăn cho giáo viên.
 * Cách làm mới:
 Năm học này tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện khảo sát thông qua Google 
biểu mẫu: Tôi làm phiếu khảo sát trên Google biểu mẫu, gửi cho phụ huynh đường link của Google 
biểu mẫu mà tôi xây dựng. Phụ huynh điền thông tin rồi gửi lại cho giáo viên. Giáo viên chỉ việc 
tổng hợp câu trả lời bằng Excel trích xuất từ Google biểu mẫu.
 BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA TRẺ
 Đầu năm
 Nội dung
 Đạt Chưa đạt
 Tổng Số Tỷ lệ % Tổng Số Tỷ lệ %
 3 + Dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn,sau khi đi vệ - HĐC
 sinh và sau khi vui chơi. HĐ ăn , ngủ, vệ 
 sinh(vệ sinh 
 trước và sau khi 
 ăn)
 Tháng 10 - Tiếp tục rèn trẻ kĩ năng lau mặt đúng cách -HĐ vệ sinh, ăn 
 - Tiếp tục rèn trẻ kĩ năng xúc miệng nước muối. ngủ
 - Tiếp tục rèn trẻ kĩ năng rửa tay bằng xà phòng - HĐC
 đúng qui trình.
 Tháng 11 - Tiếp tục rèn trẻ kĩ năng lau mặt đúng cách -HĐ vệ sinh, ăn 
 - Tiếp tục rèn trẻ kĩ năng xúc miệng nước muối. ngủ
 - Tiếp tục rèn trẻ kĩ năng rửa tay bằng xà phòng - HĐC
 đúng qui trình.
 * Dạy trẻ cách xử lý khi có mũi
 + Trẻ biết dung khăn giấy,dùng 2 bàn tay cầm -HĐ trong ngày
 khăn giấy hỉ mũi,xì thật mạnh sau đó cho giấy vào - HĐC
 thùng rác.
 Tháng 12 - Rèn trẻ biết cần phải thay quần áo khi nào? + Khi -HĐ trong ngày
 bị đại , tiểu tiện hoặc bị đổ cơm canh ra quần áo 
 biết gọi người lớn thay.
 - Dạy trẻ không mút tay, ngoáy mũi: - HĐC, nhắc nhở 
 + Biết giữ gìn đôi tay và các giác quan trên cơ thể, trẻ mọi lúc, mọi 
 không mút tay, ngoáy mũi, không dụi mắt tay bẩn nơi.
 sẽ làm đau mắt.
Tháng 1 - Dạy trẻ vệ sinh ăn uống
 + Không bốc thức ăn để tránh bị bẩn,bị bỏng
 + Không làm đổ vãi thức ăn ra quần áo để tránh -HĐ giờ ăn,
 cơm canh nóng có thể bị bỏng, bị bẩn áo quần. - HĐC
 + Không ăn uống trên giường trước khi đi ngủ. -
 Dạy trẻ không nghịch bẩn ở những chỗ mất vệ 
 sinh. - HĐNT, HĐC, 
 làm bài tập giấy
 5 cô hướng dẫn trẻ tỉ mỉ giúp trẻ có một số kĩ năng 
 vệ sinh cá nhân tự phục vụ.
Kế hoạch trên là kim chỉ nam giúp tôi thực hiện rèn giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ theo từng 
tháng. Ngoài ra tôi còn nghiên cứu giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thông qua các giờ 
hoạt động như sau.
3. Biện pháp 3: Lồng ghép phương pháp giáo dục tiên tiến giúp giáo dục trẻ giữ vệ 
sinh cá nhân thông qua các hoạt động trong ngày.
 Chương trình trong phương pháp giáo dục tiên tiến theo quan điểm “Học mà chơi - 
chơi mà học”, với sự vận dụng nhịp nhàng các phương pháp trực quan, nghe - nhìn, nhằm 
đem lại một môi trường học tập tự nhiên, tôn trọng sự đa dạng cá nhân. Các bài học được 
thiết kế thành hoạt động theo chủ đề dựa vào đặc điểm tiếp thu của từng trẻ. Học sinh 
được khuyến khích tự lựa chọn phương thức trải nghiệm, khám phá thế giới và môi 
trường bên ngoài; từ đó phát huy tính chủ động, tinh thần độc lập trong việc giúp trẻ biết 
giữ vệ sinh cá nhân và có trách nhiệm đối với bản thân và những người xung quanh.
 * Cách làm cũ:
 Từ năm học 2021 - 2022 mục tiêu phát triển của nhà trường là “Ứng dụng phương 
pháp Montessori trong các hoạt động” chính vì vậy nhà trường luôn phấn đấu trên mọi lĩnh 
vực, không ngừng cập nhật những công nghệ hiện đại để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về 
trí lực và năng lực chủ động, sáng tạo mọi lúc, mọi nơi trẻ được chơi trực tiếp với những 
giáo cụ Montessori ứng dụng vào hoạt động chơi góc, hoạt động học.
 * Cách làm mới:
 Năm học 2022-2023 nhà trường đã tìm hiểu và trang bị những đồ dùng học tập, đồ 
dùng kỹ năng và vui chơi tốt nhất để giành cho trẻ, những mầm non tương lai của đất nước. 
Khi được trang bị đồ dùng, đồ chơi phát triển tư duy, ký năng cho trẻ giáo viên của trường 
đã được tập huấn cách sử dụng để phát huy hết tác dụng của đồ dùng, đồ chơi. Qua một số 
buổi tập huấn thì giáo viên đã trao đổi cho phụ huynh học sinh về tác dụng của bộ đồ dùng, 
đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ và đòi hỏi phụ huynh phải thay đổi chính mình, tránh 
trường hợp giáo viên dạy một đằng, về nhà bố mẹ dạy một kiểu. Bởi trẻ ở trường được cô 
giáo dạy các kỹ năng giữ vệ sinh cá nhân, dạy cách chủ động làm một số việc phục vụ cá 
nhân và cách bảo vệ bản thân khi gặp các sự cố.
 Ví dụ: Giáo viên không những dạy trẻ kỹ năng tự mặc quần áo, tự mang cặp sách tới 
trường, kỹ năng tự cất đồ dùng, kỹ năng đánh răng... mà còn dạy trẻ biết cách bảo vệ bản 
thân không mắc các bệnh chuyền nhiễm khi đến chỗ đông người...
 7 Hình ảnh trẻ tự giác cất ba lô, giầy dép đúng nơi qui định
- Lồng ghép vào các hoạt động học có chủ đích. Thông qua các hoạt động học giáo dục 
trẻ rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể qua các bài thơ, câu chuyện, các nhân vật gần 
gũi.Dùng những câu chuyện, bài thơ quanh các nhân vật trẻ yêu thích là một cách hữu 
hiệu để truyền tải đến bé những thông điệp cần thiết.
Ví dụ: Qua giờ làm quen văn học với đề tài: Truyện “Gấu con bị đau răng” Tôi giáo dục 
trẻ biết vệ sinh răng miệng sạch sẽ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi 
ngủ.
 9 Qua các bài thơ , câu chuyện ... trẻ có thêm một số kinh nghiệm và học được nhiều thói 
quen tốt .
Hay ở hoạt động khám phá đề tài “Tìm hiểu một số loại quả” cô giáo dục trẻ trước khi ăn 
phải biết rửa tay, rửa hoa quả, gọt vỏ trước khi ăn và biết bỏ rác đúng nơi quy định.
 Hình ảnh minh họa
Ở chủ đề bản thân hoạt động khám phá : “Tìm hiểu về cơ thể của bé” hay “ Các giác 
quan” tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh một cách nhẹ nhàng trên từng chi tiết .
VD : Khi nói đến đôi tay thì giáo dục trẻ phải làm gì? Bảo vệ đôi chân thì phải làm thế 
nào? ... chứ không giáo dục một cách chung chung trẻ sẽ mau quên .
- Hay ở hoạt động ngoài trời:
+ Trước khi ra ngoài trời tôi nhắc nhở trẻ tự phục vụ: Mặc quần áo, đi giày dép phù hợp 
với thời tiết, và chỉ hướng dẫn giúp trẻ khi cần thiết. Biết giữ gìn tay chân sạch sẽ. + Dạo 
chơi sân trường tôi cho trẻ quan sát các hình ảnh tuyên truyền về vệ sinh ở góc tuyên 
truyền của nhà trường, cho trẻ trò chuyện sau đó cho trẻ cùng làm mô phỏng các thao tác 
thực hành cùng cô
qua đó giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn .
Kết thúc hoạt động, tập trung trẻ lại nhắc nhở trẻ tự cất giày dép gọn gàng, đúng nơi quy 
 11 Đối với việc rửa tay, tôi đặt lên hàng đầu vì tôi luôn quan niệm rằng giữ đôi bàn tay sạch 
sẽ là ngăn chặn được phần lớn các dịch bệnh lây qua đường ăn uống. Bàn tay của trẻ rất dễ 
bị nhiễm bẩn, vì trẻ rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu chúng 
ta không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc bệnh là 
điều khó tránh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy 
cấp do vi rút Rô ta...Vì thế, tôi đã dạy cho trẻ phải biết giữ đôi tay thật sạch và lúc nào cần 
phải rửa tay bằng xà phòng. (Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi...)
Ví dụ: Hướng dẫn trẻ cách rửa tay bằng xà phòng.
* Cách tiến hành:
- Chuẩn bị: Bồn rửa tay, nước sạch, xà phòng bánh, khăn lau tay khô.
- Địa điểm: Khu vực rửa tay qui định của lớp
- Cách làm: Trong khu vực rửa tay qui định của lớp, tôi và đồng nghiệp đã làm những bức 
tranh thể hiện rõ 6 qui trình các bước rửa tay bằng xà phòng .Qui trình này đã được Bộ Y 
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_bie.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết giữ vệ sinh cá nhân.pdf