Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi
Từ ngàn xưa cha ông ta đã có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” lễ giáo là một nét đẹp văn hoá vốn có của dân tộc Việt Nam. Chỉ giáo dục trẻ phát triển trí tuệ cho trẻ thì chưa đủ mà cần phải giáo dục trẻ giữ được nét đẹp truyền thống văn hoá của cha ông. Từ lâu, giáo dục lễ giáo cho trẻ đã cuốn hút sự quan tâm của các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh, sự quan tâm trên không chỉ ngẫu nhiên, bởi lẽ các nhà tâm lí học, giáo dục học đã quan tâm đến nhận thức lễ giáo của trẻ vì thấy là khâu giao tiếp chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ, là nền văn hóa lâu đời và đặc biệt đối với trẻ.
Đối với lứa tuổi mầm non, giáo dục lễ giáo được coi là nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục và giữ gìn đạo đức truyền thống dân tộc. Vì vậy mỗi chúng ta phải có trách nhiệm góp phần giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người đủ cả về đức về tài cho đất nước. Giáo dục lễ giáo nói chung là giáo dục về cách ăn nói, trang phục, phong cách, quy tắc ứng xử có văn hoá, có đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Giáo dục lễ giáo cho lứa tuổi mầm non là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đối với lứa tuổi mầm non, giáo dục lễ giáo được coi là nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục và giữ gìn đạo đức truyền thống dân tộc. Vì vậy mỗi chúng ta phải có trách nhiệm góp phần giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người đủ cả về đức về tài cho đất nước. Giáo dục lễ giáo nói chung là giáo dục về cách ăn nói, trang phục, phong cách, quy tắc ứng xử có văn hoá, có đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Giáo dục lễ giáo cho lứa tuổi mầm non là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi
Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp. Đứng trước tình hình đổi mới của đất nước, cùng với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục nước nhà, đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế, đất nước đang trên đường mở cửa những ảnh hưởng không nhỏ của nền nhiều nền văn hóa khác nhau. Thì việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần và cập nhật nhất. Bên cạnh đó, việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình cũng là vấn đề cần thiết, làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "Hoà nhập mà không hoà tan". Từ ngàn xưa cha ông ta đã có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” lễ giáo là một nét đẹp văn hoá vốn có của dân tộc Việt Nam. Chỉ giáo dục trẻ phát triển trí tuệ cho trẻ thì chưa đủ mà cần phải giáo dục trẻ giữ được nét đẹp truyền thống văn hoá của cha ông. Từ lâu, giáo dục lễ giáo cho trẻ đã cuốn hút sự quan tâm của các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh, sự quan tâm trên không chỉ ngẫu nhiên, bởi lẽ các nhà tâm lí học, giáo dục học đã quan tâm đến nhận thức lễ giáo của trẻ vì thấy là khâu giao tiếp chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ, là nền văn hóa lâu đời và đặc biệt đối với trẻ. Đối với lứa tuổi mầm non, giáo dục lễ giáo được coi là nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục và giữ gìn đạo đức truyền thống dân tộc. Vì vậy mỗi chúng ta phải có trách nhiệm góp phần giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người đủ cả về đức về tài cho đất nước. Giáo dục lễ giáo nói chung là giáo dục về cách ăn nói, trang phục, phong cách, quy tắc ứng xử có văn hoá, có đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Giáo dục lễ giáo cho lứa tuổi mầm non là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Là một giáo viên mầm non và được phân công chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Tôi luôn trăn trở để tìm ra các biện pháp để phát triển các lĩnh vực cho trẻ, trong quá trình tìm tòi tôi nhận thấy: Cần phải giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi nói chung và học sinh trong lớp tôi nói riêng. Trong việc giáo dục lễ giáo tại lớp tôi gặp những khó khăn là phụ huynh ở lớp tôi đa phần là buôn bán không có thời gian chăm sóc giáo dục con giao phó cho người giúp việc, bên cạnh đó còn có phụ huynh thì chiều con quá mức, trẻ lớp tôi còn nói trống 2/20 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I Nội dung lý luận: Từ ngàn xưa cha ông ta đã đúc kết kinh nghiệm và có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn". Lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận đánh giá phẩm chất của một người dân Việt Nam. Nhưng trong điều kiện kinh tế phát triển và đang trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hoá khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tiếp thu thêm nhiều nền văn hóa phổ biến, rộng rãi khác. Nhưng làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta " Hoà nhập mà không hoà tan" trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những cái thuộc về "văn hoá của dân tộc Việt Nam”. Như vậy trong thời đại ngày nay việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi chưa đủ mà còn phải giáo dục trẻ giữ được truyền thống văn hoá vốn có của con người Việt Nam, đó là nhiệm vụ cấp thiết trong các mục tiêu phát triển con người toàn diện hiện nay. Mặt khác trong mục tiêu giáo dục đào tạo ghi rõ phải hình thành và phát triển cho trẻ hài hòa, cân đối, biết giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi. Bởi vậy, từ lâu giáo dục lễ giáo cho trẻ đã cuốn hút sự quan tâm của các nhà giáo dục và các bậc phu huynh, nó chiếm một vị trí quan trong trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ và là nền văn hóa đặc biệt đối với trẻ. Tuy nhiên trẻ mầm non ban đầu còn chưa hiểu hết việc kính trọng, thưa gửi lễ phép còn ứng xử theo cách riêng của bản thân mình với người lớn tuổi, với bạn bè và cô giáo. Trước thực trạng đó là một giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ là việc mà mỗi giáo viên phải thực hiện thường xuyên liên tục và xem nó như một phần công việc hàng ngày của mình. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường mầm non áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác. II. Thực trạng: 1. Đặc điểm tình hình chung của trường: 4/20 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi - Trẻ đi học đều, ngoan ngoãn, có nề nếp, nhanh nhẹn trong mọi hoạt động, đi học tương đối đầy đủ và đúng giờ. - Về phụ huynh đã và đang nhận thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ nên phối hợp chặt chẽ hơn với giáo viên chủ nhiệm. - Tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ. Tổng số trẻ của lớp là 32 cháu. Lớp được trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học. Bản thân tôi được ban giám hiệu giao trực tiếp giảng dạy nên có nhiều thời gian quan tâm chăm sóc và trao đổi với phụ huynh về việc giáo dục lễ giáo cho trẻ. - Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, có tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 2.2 . Khó khăn: - Phụ huynh chủ yếu làm nghề buôn bán nên chưa có nhiều thời gian quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục cho trẻ, đặc biệt là việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non. - Khi mới đến lớp trẻ còn có thói quen nói tự do, trả lời không đủ câu. - Nhận thức của mỗi trẻ là khác nhau. Một số trẻ còn chậm trong việc tiếp thu kiến thức, có trẻ còn hiếu động - Bản thân là một giáo viên trẻ kinh nghiệm còn chưa nhiều, vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non còn hạn chế. 2.3. Khảo sát thực tế: Giáo dục lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của con người. Vì vậy là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi đã khảo sát tình hình lễ giáo của lớp và đã có kết quả sau. Trước khi áp dụng các biện pháp Hành vi lễ giáo của trẻ Trẻ đạt Trẻ chưa đạt Trẻ biết chào hỏi, xưng hô lễ phép 23 72% 9 28% Trẻ biết cảm ơn, xin lỗi 18 56% 14 44% Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. 20 63% 12 37% Trẻ biết nhường nhịn giúp đỡ bạn bè 19 59% 13 41% Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ 20 63% 12 37% sinh môi trường. 6/20 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi Mảng tuyên truyền của lớp không thể thiếu đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với chuyên đề lễ giáo bởi lẽ trẻ có đặc điểm dễ nhớ nhưng lại mau quên. Song, trẻ được trực quan bằng hình ảnh những gương tốt hoặc qua thơ, chuyện thì trẻ dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nào tốt, việc làm nào xấu. Từng tháng tôi lên kế hoạch có yêu cầu nội dung cao hơn, mảng tuyên truyền với phụ huynh cũng là chỗ để trẻ dễ dàng nhìn thấy mỗi khi đến lớp, tôi thường để ngoài cửa sổ để phụ huynh dễ nhìn, biết được kế hoạch chăm sóc của nhà trường để có hướng nhắc nhở con cái. Góc tuyên truyền của lớp Góc tuyên truyền của lớp: Ở góc này tôi sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh, thời gian rảnh tôi cho trẻ đến xem và trò chuyện, đàm thoại với trẻ những hành vi văn minh. Hằng tháng tôi lên kế hoạch chủ điểm lễ giáo và thay tranh ảnh bài thơ có nội dung phù hợp với chủ điểm từng tháng. Để có không gian sạch sẽ, khi đến lớp tôi thường quét dọn để tạo môi trường sạch đẹp. Với các góc chơi tôi thường tổ chức cho trẻ cùng cô lau dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Qua mỗi lần hoạt động trẻ chơi xong biết tự thu dọn đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp.Từ đó việc áp dụng với biện pháp này trẻ lớp tôi trở nên ngoan hơn và thực hiện một cách tự nhiên, trẻ biết yêu quý trân trọng, giữ gìn bảo vệ các đồ dùng chơi. 2 Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo trong hoạt động chung: Lồng nội dung giáo dục lễ giáo vào các môn học có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá. * Qua giờ khám phá khoa học, khám phá xã hội: Ví dụ 1 : Khám phá “ Dự án khám phá ô tô”. - Cô giáo cho trẻ khám phá: 8/20 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi Truyện: Thỏ con không vâng lời Thông qua câu chuyện đó, cô giáo giúp trẻ khắc sâu việc làm tốt và việc làm chưa tốt và để trẻ tiếp nhận một cách thoải mái, nhẹ nhàng. Ngoài ra, cô giáo có thể nâng cao hơn khả năng tiếp thu và nhận thức của trẻ bằng hình thức đóng kịch sau mỗi giờ làm quen với tác phẩm văn. Trẻ sẽ được trực tiếp thể hiện tính cách, phẩm chất của nhân vật đó thông qua lời thoại của các nhân vật. Từ đó trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn nhớ lâu hơn nội dung của câu chuyện ,trẻ lĩnh hội được cái hay, cái đẹp trong mỗi câu chuyện và trẻ biết nên học tập những cái hay, cái đẹp trong mỗi câu chuyện. Đó cũng là một hình thức giáo dục lễ giáo cho trẻ một cách nhẹ nhàng mà tinh tế. Ví dụ như vở kịch “Tích chu” Cảnh trong vở kịch “ Tích Chu” Khi tôi cho trẻ đóng vở kịch câu chuyện “ Tích Chu”. Trẻ tự nhận vai diễn của mình. Qua vở kịch trẻ càng hiểu sâu hơn, thấm thía hơn tình cảm của người bà dành cho cháu to lớn đến nhường nào, và bạn đóng vai “ Tích Chu” được hoá thân vào nhân vật và cũng nhận ra lỗi lầm của mình khi chưa quan tâm tới bà. Từ đó trẻ nhận ra rằng phải luôn luôn yêu thương mọi người trong gia đình, biết vâng lời và giúp đỡ mọi người. 10/20
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho.doc