Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi

Dạy học lấy trẻ làm trung tâm là đặt trẻ vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy – học với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người – vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập và sự trợ giúp của phương tiện thiết bị hiện đại, để cho tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào việc xây dựng cuộc sống cho cá nhân, gia đình và xã hội. Với phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung tâm thì học sinh chỉ ngồi nghe thầy cô giảng bài, ghi chép và học thuộc lòng nên kiến thức rất hời hợt và máy móc. Việc thay đổi phương pháp dạy học là cần thiết và quan trọng để đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay. Phương pháp dạy- học lấy trẻ em là trung tâm là phương pháp học tập tích cực, khác với phương pháp dạy học truyền thống. Giáo viên được tập huấn cách thiết kế và giảng dạy theo phương pháp dạy- học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, áp dụng các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng đặt câu hỏi, phương pháp đóng vai, tự làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu sẵn có, sử dụng trò chơi học tập…
Bản thân là một giáo viên tôi hiểu rất rõ về trách nhiệm của mình, tôi luôn muốn học sinh của tôi được trải nghiệm, tư duy, được tìm tòi những gì mà trẻ còn chưa biết trong cuộc sống một cách thoải mái, không gò bó. Vậy làm thế nào để có thể thục hiện điều đó? Tôi đã suy nghĩ và trăn trở rất nhiều. Tôi phải làm thế nào để học sinh của tôi cảm thấy thoải mái trong các hoạt động mà vẫn đạt được kết quả như mục tiêu đề ra. Và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi ” để làm đề tài nghiên cứu.
doc 13 trang skmamnon 10/05/2024 990
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
 I. Lý do chọn đề tài 1
 B. PHẦN NỘI DUNG 1
 I. Cơ sở lý luận 1
 II. Thực trạng 2
 II.1. Cơ sở vật chất
 II.2. Giáo viên
 II.3. Phụ huynh
 II.4. Trẻ
 III. Các biện pháp đã tiến hành 3
 III.1. Biện pháp 1: Nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung của 3
 từng bài theo từng chủ điểm.
 III.2. Biện pháp 2: Tìm chọn truyện hay hoặc sáng tác 3
 truyện.
 III.3. Biện pháp 3: Hình thức tổ chức phù hợp, giới thiệu bài hay 5
 gây hứng thú
 III.4. Biện pháp 4: Ứng dụng CNTT vào kể chuyện. 5
 III.5. Biện pháp 5: Kể chuyện diễn cảm 6
 III.6. Biện pháp 6: Sử dụng đồ dùng đồ chơi đẹp, sinh động, 7
 sáng tạo và phù hợp.
 III.7. Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh 8
 IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 8
 IV.1. Về giáo viên 8
 IV.2. Về phía phụ huynh 8
 IV.3. Về đồ dùng 9
 IV.4. Vế phía trẻ 9
 C. PHẦN KẾT LUẬN 10
 I. Bài học kinh nghiệm 10
 II. Khuyến nghị 10
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn đề tài
 Ở mỗi con người đều có sự khác biệt về: Điều kiện sống, hoàn cảnh, thể 
chất, năng lực, ngay cả trẻ em cũng vậy. Mỗi trẻ đều có một sự khác biệt về 
hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện gia đình và học tập,Chính vì thế, mỗi 
trẻ em là một cá thể riêng biệt khác nhau về thể chất, mối quan hệ xã hội, trí tuệ, 
tình cảm, tâm lý, Điều này đồng nghĩa với việc từng trẻ sẽ có hứng thú, cách 
học và trình độ học tập khác nhau. Chính vì thế, người lớn cần chú ý những điều 
xảy ra trong suốt thời thơ ấu của trẻ. Vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián 
tiếp đến tương lai của trẻ. Những trải nghiệm đầu đời của bé cần phải phù hợp 
 0/10 những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người – vừa là chủ thể vừa là mục 
đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập và sự trợ 
giúp của phương tiện thiết bị hiện đại, để cho tiềm năng của mỗi học sinh được 
phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào việc xây dựng cuộc sống cho cá 
nhân, gia đình và xã hội. Với phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung tâm 
thì học sinh chỉ ngồi nghe thầy cô giảng bài, ghi chép và học thuộc lòng nên 
kiến thức rất hời hợt và máy móc. Việc thay đổi phương pháp dạy học là cần 
thiết và quan trọng để đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay. Phương pháp 
dạy- học lấy trẻ em là trung tâm là phương pháp học tập tích cực, khác với 
phương pháp dạy học truyền thống. Giáo viên được tập huấn cách thiết kế và 
giảng dạy theo phương pháp dạy- học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, áp 
dụng các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng đặt câu hỏi, phương pháp đóng 
vai, tự làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu sẵn có, sử dụng trò chơi học 
tập
 Bản thân là một giáo viên tôi hiểu rất rõ về trách nhiệm của mình, tôi luôn
muốn học sinh của tôi được trải nghiệm, tư duy, được tìm tòi những gì mà trẻ 
còn chưa biết trong cuộc sống một cách thoải mái, không gò bó. Vậy làm thế 
nào để có thể thục hiện điều đó? Tôi đã suy nghĩ và trăn trở rất nhiều. Tôi phải 
làm thế nào để học sinh của tôi cảm thấy thoải mái trong các hoạt động mà vẫn 
đạt được kết quả như mục tiêu đề ra. Và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “một số 
biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi ” để làm đề tài 
nghiên cứu.
II. Thực trạng
 Trường đã đạt trường chẩn quốc gia và mô hình trường học điện tử, được 
sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục. Trường đã đi vào thực hiện áp dụng 
phương pháp dạy học sáng tạo lấy trẻ làm trung tâm nhưng thực trạng còn gặp 
một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 II.1. Cơ sở vật chất 
 - Trang thiết bị dạy học hiện đại như: máy tính, máy chiếu, thiết bị ghi 
âm... đầy đủ, tuy vậy đồ dùng tự tạo, đồ dùng cho trẻ được thực nghiệm, trải 
nghiệm, thực hành của giáo viên còn hạn chế... nên làm hiệu quả cho phương 
pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn thiếu hấp dẫn, thu hút trẻ ham học hỏi, 
tìm tòi và trẻ ít được thực hành trải nghiệm.
 II.2. Giáo viên
 - Đa số giáo viên có thể trình bày những định nghĩa hay khái niệm về giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm một cách chuẩn xác, chi tiết nhưng thực tế việc thực
hiện các hoạt động cho trẻ (hoạt động học tập, hoạt động vui chơi) giáo viên 
chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nên có 
những hoạt động vẫn rơi vào tình trạng giáo viên làm trung tâm, chưa đáp ứng 
được các đối tượng trẻ trong lớp.
 II.3. Phụ huynh
 - Có nhiều phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ nhưng 
cũng có rất nhiều phụ huynh chưa thấy được vị trí tầm quan trọng và cũng chưa 
 2/10 cầu, hứng thú, kinh nghiệm sống của trẻ tại lớp và địa phương để xác định mục 
tiêu, nội dung cụ thể để lập kế hoạch giáo dục năm, tháng, ngày cụ thể.
 * Xây dựng mục tiêu giáo dục: 
 + Tôi căn cứ vào đặc điểm của trẻ như: Khả năng, nhu cầu học tập, sở 
thích, của trẻ mà tôi đã quan sát được trong thời gian hai tuần đầu trẻ đến 
trường để xác định mục tiêu cho phù hợp.
 + Tôi căn cứ vào nội dung giáo dục theo từng độ tuổi (trong chương trình
giáo dục mầm non) để xác định mục tiêu. 
 Cụ thể: Phần mục tiêu trong Kế hoạch giáo dục năm học 2019-2020
 *Xây dựng nội dung giáo dục:
 Chương trình giáo dục không chỉ học để hiểu sự vật hiện tượng trong thế
giới xung quanh mà còn học để tự làm những việc gần gũi và phù hợp với trẻ. Ở
đây trẻ học cách làm như thế nào? (học cách tìm hiểu và khám phá, phát hiện ra
sự thay đổi của sự vật hiện tượng; học cách biểu đạt những suy nghĩ, hiểu biết 
và cảm nhận của mình; học cách làm đồ dùng đồ chơi; 
 + Tôi căn cứ vào nhu cầu học tập của trẻ, những điều kiện sẵn có ở địa 
phương để tôi lựa chọn nội dung cho phù hợp.
VD: Trong chủ đề quê hương đất nước Bác Hồ, tôi có thể chọn những nội dung 
đơn giản gần gũi với trẻ như: “Thủ đô Hà nội” (phát triển nhận thức cho trẻ 
thông qua cảnh đẹp Hà Nội? Làng nghề Hà Nội? Từ đó trẻ biết yêu cảnh đẹp, 
yêu lao động sản xuất, yêu sản phẩm của quê hương),
VD : “– Môn học LQVT đề tài “ so sánh chiều dài của 2 đối tượng”.
- Mục đích : trẻ nhận ra sự khác biệt về chiều dài của 2-3 đối tượng .
Tôi tổ chức cho trẻ tham gia phiên chợ quê mà tôi chuẩn bị. Tôi yêu cầu trẻ và 
mua về những sản phẩm như : đỗ xào, cà rốt, đậu đũa và tiến hành cho trẻ về 
nhóm thảo luận, mỗi nhóm là một loại rau quả . Các con có thể tìm hiểu được
những gì từ những quả này? Kích thước của những loại quả này như thế nào?
Cho trẻ được đưa ra nhận xét về loại rau quả mà mình so sánh). Dù trẻ nói đúng
hay chưa đúng tôi vẫn khuyến khích trẻ nói và bằng những lời động viên của tôi
giúp trẻ tự tin vào câu trả lời của mình .Trẻ lớp tôi rất thích thú tham gia hoạt 
động và tích cực trao đổi ý kiến, tiết học nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả đáng kể. 
Tôi cũng cảm thấy vui khi trẻ của tôi ngày càng tiến bộ.
 III.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm.
 + Tôi xây dựng môi trường học tập bằng việc sắp xếp thành các góc chơi
để trẻ dễ dàng lựa chọn cũng như lấy đồ dùng thuận tiện. Các đồ dùng đồ chơi
trong các góc được sắp xếp những bài tập có tính mục đích rõ rệt, mà khi cầm
vào đồ dùng trẻ có thể tự tương tác và thực hành kỹ năng. 
 + Trái lại với những tiết học ngày xưa tôi chỉ diễn ra trong lớp học thì nay
tôi cho trẻ được thay đổi môi trường như: ngồi dưới gốc cây, góc thiên nhiên, 
hay ngoài sảnh của trường giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái khi được tham gia 
vào các hoạt động. 
 + Tôi sử dụng những nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên để thực hiện 
các nội dung giáo dục:
 4/10 + Đồ dùng chưa nhiều tôi đã huy động phụ huynh thu gom phế liệu để cô
và trẻ cùng làm những đồ chơi tự tạo phục vụ cho việc dạy và học để các con 
được cùng cô làm đồ dùng đồ chơi trẻ rất vui và cảm thấy tự hào vì mình đã góp
phần nhỏ bé để tạo ra sản phẩm: cùng cô làm tranh tường ( nguyên liệu từ báo
cũ), những đồ chơi từ nắp chai ( tạo lỗ trên nắp chai và xâu dây thành vòng) , vỏ
bao thuốc lá ( dán giấy trắng lên bề mặt của bao thuốc sau đó vẽ các bức tranh
khác nhau lên vỏ bào thuốc, cho trẻ đặt những bao thuốc lá nối tiếp nhau để tạo
thành những bức tranh giống nhau) , vải vụn làm rối tay. Chỉ những việc đơn
giản như vậy thôi những nó cũng góp phần vào phát triển toàn diện cho trẻ. 
 + Tôi luôn tạo môi trường thân thiện tạo cho trẻ một tâm thế thoải mái, trẻ
cảm thấy được tôn trọng và tự tin khi giao tiếp; sự giao tiếp giữa trẻ với trẻ là sự
bình đẳng và thân thiện với nhau. Khi đó tôi đóng vai trò như những người bạn
tâm sự cởi mở gần gũi với trẻ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái tự tin vào bản thân .
Tôi thấy trẻ của tôi rất cởi mở khi được trò chuyện với cô giống như một người
bạn và nói ra cảm nghĩ của mình một cách vô tư và hồn nhiên nhất
 III.4. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 Tôi tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có 
nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động:
*Hoạt động trải nghiệm : Trẻ được học qua thực tế qua việc làm, qua khám phá
tìm tòi
VD: Khi tổ chức hoạt động cho trẻ tìm hiểu về “ các loại quả gần gũi”.
( Có giáo án minh họa)
+ Mục đích : Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc, vị của một số loại quả gần gũi.
-Tiến hành:
 Gây hứng thú:
Cô cho trẻ quan sát đĩa quả ( các miếng được cắt trên đĩa, gồm dưa hấu, cam,
dứa) và hỏi trẻ:
- Cô có đĩa gì đây? Đĩa quả của cô như thế nào?
- Theo các con trên đĩa có những quả gì? Tại sao con biết?
 Quan sát và đàm thoại:
Để biết được điều đó, cô và các con cùng chú ý xem nhé!
+ Ai muốn ăn thử nào?( Cho mỗi trẻ một quả bất kỳ. Trẻ được cầm miếng
quả để quan sát sau đó cho trẻ ăn và ngửi)
+ Con vừa được ăn miếng quả gì? Hãy nói về miếng quả mà mình được ăn
( trẻ tự nêu lên cảm nhận và phỏng đoán của mình )
+ Tại sao con biết miếng quả con ăn là miếng cam?
+ Tại sao con biết là miếng dứa?
+ Tại sao con biết miếng vừa ăn là miếng soài?
Sau đó hỏi trẻ đặc điểm từng quả
+ Theo con quả cam như thế nào?
+ Thế còn quả soài thì sao?...
 Củng cố:
- Tôi đặt câu hỏi trẻ mang tính suy ngẫm và củng cố nội dung đã học
+ Hôm nay chúng ta tìm hiểu những quả gì?
 6/10 nghĩ tìm nguyên nhân.( Có giáo án minh họa)
* Hoạt động trao đổi : Diễn đạt chia sẻ suy nghĩ và mong muốn.
Khi tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm tôi chỉ là người tạo cơ hội, hướng
dẫn, gợi mở giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách nhẹ nhàng không gò bó
cứng nhắc.
VD: Tôi sử dụng những câu hỏi mở để kích thích óc suy nghĩ của trẻ: Con sẽ
làm gì khi con bị ốm? Con sẽ làm gì khi bạn khóc?
 Con nghĩ thế nào?
 Làm sao con biết?
 Tại sao con lại nghĩ nghư vậy?
 Nếu ..thì sao? Nếu không .thì sao?
 Theo con điều gì/ cái gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Tôi thấy trẻ của tôi đã biết suy nghĩ và trả lời câu hỏi một cách tự tin.
 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ học tốt qua các 
hoạt động.
 Có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau, dù thực 
hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà 
trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và 
các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không 
cao. Chính vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn 
luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ, đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của 
nhà trường, gia đình. Năm học 2019-2020 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu 
giáo 4- 5 tuổi, để thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ trong 
viêc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ đầu năm học thông qua các buổi họp phụ 
huynh tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung 
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, thống nhất một số biện pháp chăm sóc và 
dạy trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm con ở nhà. Ngoài ra tôi còn lập 
Zalo nhóm lớp để thong báo đến phụ huynh sát sao cụ thể, cập nhật hang ngày.
 Phối kết hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ 
(giáo viên cùng kết hợp với cha mẹ giúp trẻ thực hiện tốt chương trình chăm sóc 
giáo dục theo từng chủ đề, sự kiện) Ví dụ: Để thực hiện tốt các chủ đề, giáo viên 
thông báo với các bậc cha mẹ về những nội dung cần kết hợp như sau: Sưu tầm 
giúp lớp những tranh ảnh, sách báo cũ có liên quan đến chủ điểm đang học và 
trò chuyện với trẻ để trẻ biết được tên gọi, đặc điểm chẳng hạn chủ đề một số 
loại rau thì phụ huynh có thể cho trẻ nhận biết một số loại rau nhà mình trồng về 
tên gọi, đặc điểm, lợi ích. ổ chức ngày lễ, ngày hội và các sự kiện đặc biệt ở 
trường mầm non như tổ chức các ngày hội ngày lễ ở trường: hoạt động trải 
nghiệm về ngày tết nguyên đán, hội thi bé khỏe bé ngoan  Phối kết hợp với 
các bậc cha mẹ không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có kiến thức chăm sóc trẻ 
một cách có khoa học, mà còn giúp cho cha mẹ hiểu được thêm công việc của 
giáo viên ở lớp, cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của 
trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết 
cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên. Qua công tác phối kết hợp với 
phụ huynh tôi thấy đạt được kết quả rất tốt.
 8/10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_lay_tre_lam.doc