Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Hiện nay tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, trầm cảm, tự kỷ chưa có cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: Thưa – gởi, cảm ơn – xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ,...hay những hành vi gây hại với môi trường: Hái hoa, bẻ cành, dẫm lên thảm cỏ, không thích chăm sóc cây cối xung quanh,...hoặc việc làm gây hại đến chính bản thân trẻ: xem ti vi khoảng cách gần, ngủ không đúng giờ,...là nỗi trăn trở của người giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đối với những trẻ có một số vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng trẻ đến trường. Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non giúp trẻ ổn định nề nếp nhóm lớp và có các thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày.
doc 22 trang skmamnon 04/03/2025 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 ra trong thực tế. Ngay từ lứa tuổi mầm non, chúng ta cần hình thành “kỹ năng sống” 
phù hợp, để giúp trẻ khám phá thế giới tâm hồn mình một cách có định hướng, hình 
thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên 4 lĩnh 
vực: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, tinh thần. Từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng 
sống hòa nhập với thế giới xung quanh.
 Với trách nhiệm là giáo viên chủ nhiệm lớp 4 tuổi, tôi đã trăn trở rất nhiều về 
việc làm sao phải giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống mọi hoàn cảnh 
trong cuộc sống đời thường một cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi của 
trẻ. Một tập thể trẻ có kỹ năng sống tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận, 
vui vẻ và phát triển ở nhóm lớp. Nếu thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho 
trẻ cũng đồng nghĩa với việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn bởi 2 yếu tố này hỗ 
trợ lẫn nhau và không tách rời nhau. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo 
dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi”.
II. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
 Đề tài sáng kiến đã từng có nhiều người nghiên cứu song ở mỗi độ tuổi, mỗi 
trường, mỗi vùng miền lại mang một đặc điểm riêng. Do vậy các giải pháp đưa ra áp 
dụng cũng không thể giống nhau. Và thực tế ở trường mầm non n¬i t«i c«ng t¸c, giáo 
dục kỹ năng sống được tổ chức lồng ghép ở trường vào mọi thời điểm trong ngày, 
thế nhưng giáo viên chưa thực sự chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục 
kỹ năng đó sao cho phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn và đưa lại hiệu quả giáo dục cao. 
Chính vì thế giáo dục kỹ năng sống vẫn còn thể hiện một cách hình thức, chưa thể 
hiện hết hiệu quả của nó đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì lẽ đó tôi đã mạnh 
dạn chọn đề tài này nhằm mục đích: 
 Phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, lễ phép, tự tin của trẻ 
thông qua các hoạt động trong ngày như ( hoạt động học, chơi,ăn, ngũ, lao 
động.) nhằm củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản. Từ đó, giúp 
trẻ có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã 
hội, có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được điều nên làm và không nên làm để 
thích ứng với cuộc sống hiện tại và trong tương lai. Ví dụ: trẻ nói lời “cảm ơn” khi 
 2 Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người khác, có khả 
năng giao tiếp tốt với mọi người. Giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng 
thích ứng với hoạt động học tập ở lớp một như : sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó 
khăn để hoàn thành nhiệm vụCác nhóm kỹ năng có thể dạy cho trẻ mầm non như : 
 - Kỹ năng chào hỏi, Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng mạnh 
dạn, kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động, kỹ năng thích nghi, kỹ năng vệ sinh . Từ 
đó, chương trình giáo dục mầm non đã đưa ra các nội dung đơn giản và hết sức gần 
gũi với trẻ như: Dạy trẻ có kỹ năng hợp tác với mọi người, kỹ năng nhận và hoàn 
thành nhiệm vụ , kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng kiểm soát cảm xúccác kỹ năng này 
không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau, được thể hiện đan xen vào 
nhau, có thể thực hành trong bất cứ tình huống nào xảy ra hàng ngày. Cho nên việc 
giáo dục và vận dụng tốt sẽ giúp trẻ có nhân cách tốt. 
 - Khi giáo dục kỹ năng sống còn góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, 
giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ... cho trẻ.
 Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non đã triển khai được một số năm 
học, tuy nhiên kết quả đạt trên trẻ chưa cao và chưa đồng đều giữa các trẻ. Nếu giáo 
viên thực hiện chuyên sâu và có phương pháp giáo dục phù hợp thì kết quả trên trẻ sẽ 
có bước tiến bộ nhanh chóng.
1. Thuận lợi:
 Năm học 2019 - 2020 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm nhóm lớp 4 
- 5 với số lượng là 43 cháu, tất cả đều đã qua lớp mẫu giáo bé nên đã có một số kỹ 
năng sống cơ bản. Đa số trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát 
triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, và tình cảm xã hội, biết cảm 
thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ.
 Líp häc có đủ diện tích, sạch sẽ, thoáng mát có đầy đủ ánh sáng để trẻ học 
tập. Mặt khác lớp được đầu tư đầy đủ trang thiết bị điện tử, CNTT, giúp giáo viên dễ 
dàng hơn trong việc chuyển tải kiến thức, tiết học cũng trở nên sinh động và hấp dẫn. 
 Nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ về trang thiết bị dụng cụ, đồ dùng dạy 
học.
 4 đòi hỏi của trẻ, trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần. Ví dụ: trẻ chỉ cần đòi 
mua đồ dùng nào đó là được đáp ứng ngay mà không biết điều đó có phù hợp với 
hoàn cảnh kinh tế của bố mẹ hay không, khi được món đồ chơi đó trẻ cũng không 
biết cảm ơn bố mẹ.Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ thiếu kỹ 
năng sống.
 Mặc dù nhà trường đã hỗ trợ và đầu tư, tuy nhiên kinh phí trong việc tổ chức 
một số các hoạt động ngoại khoá vào các ngày lễ, ngày tết nhằm dạy kỹ năng sống 
cho trẻ còn hạn chế và chưa thường xuyên.
 Đa số giáo viên đã lồng ghép chỉ số vào mục tiêu phù hợp nhưng một số chỉ số 
chưa đạt được ở chủ đề trước giáo viên thường bỏ qua mà không rèn tiếp trẻ hoặc 
đưa tiếp vào mục tiêu của chủ đề sau cho nên nhiều trẻ bị bỏ qua các kỹ năng của chỉ 
số đó
3. Khảo sát thực trạng:
* Về phía trẻ:
 Vµo ®Çu th¸ng 9, t«i tiÕn hµnh kh¶o s¸t ®Ó ®¸nh gi¸ vÒ thùc chÊt vµ kh¶ n¨ng 
cña trÎ, xem kü n¨ng sống của trẻ thông qua các mặt đạt được như thế nào. 
 T«i ®¸nh gi¸ 2 møc ®é ( Đạt và chưa đạt), ®Ó tõ ®ã cã kÕ ho¹ch båi d­ìng cô 
thÓ: 
 Đạt Không đạt
 Mức độ nội dung khảo sát SL % SL %
Kỹ năng giao tiếp chào hỏi 18 42 % 25 58 %
Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 18 42 % 25 58 %
Kỹ năng hợp tác hoạt động cùng nhóm 13 31 % 30 69 %
Trẻ mạnh dạn, tự tin 13 31 % 30 69 %
Kỹ năng nhận thức 16 37 % 27 63 %
Kỹ năng vận động 19 44 % 24 56 %
Kỹ năng thích nghi 18 42 % 25 58 %
Kỹ năng vệ sinh 25 45 % 18 42 %
 6 Công tác phối kết hợp với phụ huynh của giáo viên còn hạn chế. Qua kết quả 
khảo sát thực trạng trên, bản thân tôi rất băn khoăn, lo lắng để tìm ra các biện pháp 
nhằm đưa chất lượng của giáo dục kỹ năng sống đạt kết quả cao hơn. Vì vậy tôi đã 
mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu 
giáo 4 – 5 tuổi ” ở lớp mình phụ trách.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
*Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức tìm tòi để tự bồi dưỡng cho bản thân.
 Để thực hiện tốt “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi” 
trước hết giáo viên không chỉ nghiên cứu nắm vững, mục đích, yêu cầu của hoạt 
động, mà còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp 
trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt. Giúp trẻ hiểu bài sâu 
hơn, và vận dụng những điều đã học vào thực tế hằng ngày của trẻ.
 Năm học 2019 – 2020 bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm 
cho tham gia lớp tập huấn tại phòng giáo dục với chuyên đề dạy kỹ năng sống cho 
trẻ từ đó giúp tôi càng nắm chắc, khắc sâu hơn kiến thức về dạy kỹ năng sống cho 
trẻ như: mục đích, nội dung, phương phápđể truyền thụ kiến thức cho trẻ thông 
qua các hoạt động trong ngày. 
 Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạp chí 
mầm non, xem ti vi..Cụ thể là:
 + Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ mầm 
non.
 + Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non{ nhà xuất bản 
đại học quốc gia}.
 + Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ mẫu 
giáo. 
 + Sách các hoạt động phát triển kĩ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo. 
Sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống
 + Xem các chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sống 
quanh ta trên các kênh truyền hình như VTV3 vào tối chủ nhật hàng tuần
 Tôi mạnh dạn trao đổi, chia sẽ, thảo luận với đồng nghiệp trong trường và 
trường bạn về thực trạng và giải pháp mà tôi đã thực hiện và tham khảo thêm ở các 
 8 Tôi sử dụng hương pháp thực hành, trải nghiệm, hình thức nêu gương đánh giá 
để trẻ thấy và thực hiện tốt hơn. Cụ thể ngay từ đầu năm tôi đã tập cho trẻ ý thức tự 
cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về. Và tôi phân công tổ 
trưởng sẽ kiểm tra xem bạn nào thực hiện chưa đạt, cuối ngày tôi sẽ đánh giá và nêu 
gương bạn thực hiện tốt, đồng thời cũng khích lệ động viên cá nhân có cố gắng. Sau 
đó tôi có thể đưa ra hình thức khen thưởng khác (cắm cờ, kẹo, tặng quà, ..) để trẻ 
thực hiện tốt hơn. Từ đó việc cất đồ dùng không còn là “hành động” mà trở thành “ý 
thức”, trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra. 
 Hình thành kỹ năng sống thông qua hoạt động học:
 Tôi luôn chú ý bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua 
những câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao, bài hát,.... Được nghe kể 
chuyện là điều trẻ rất thích, do đó tôi lựa chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo 
dục. Chẳng hạn chủ đề bản thân, với câu chuyện “Giấc mơ kì lạ” có nội dung giáo 
dục “ăn uống đầy đủ để các giác quan hoạt động”, khi đó cô chuyển tải những thông 
điệp quý báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo vệ chính cơ 
thể mình. 
 Trong bài thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung “Bạn Thỏ bị đau bụng với lý do 
ăn thức ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng an toàn, 
tự bảo vệ (không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ra gần bờ ao dễ xảy ra tai 
nạn). 
 Thông qua hoạt động âm nhạc kích thích trẻ bộc lộ những suy nghĩ tình cảm, 
khả năng tưởng tượng, và tính sáng tạo của mình. 
 Ví dụ: Tiết múa “ Cô mẫu giáo miền xuôi” trẻ nói “ Dạ thưa cô cháu không 
múa được” Cô động viên trẻ thế con có yêu cô giáo của mình không? À vậy thì con 
hãy múa cùng cô để tặng cô giáo của mình nha. Từ những lời động viên khích lệ đó 
trẻ sẽ hứng thú hơn và tự tin hơn trong hoạt động.
 Thông qua hoạt động làm quen với toán: “ Sắp xếp theo quy tắc” tôi sử dụng 
trò chơi gắn các dụng cụ của nghề sắp xếp theo quy tắc, đội nào gắn đúng, nhanh, thì 
 10 Trong chủ đề “nghề nghiệp” ở góc phân vai có trò chơi “bác sĩ”, bác sĩ khám 
bệnh cho bệnh nhân với thái độ vui vẻ, niềm nở, y tá cấp phát thuốc và dặn bệnh 
nhân uống thuốc đúng giờ, bệnh nhân bốc số thứ tự và ngồi chờ khám theo lượt, lúc 
này tôi giả bộ đóng vai bà lão đi khám bệnh, bà lão đi sau cùng nhưng được cô y tá 
dẫn đi khám trước, tình huống xảy ra là các bệnh nhân kia không đồng ý, bác sĩ mới 
ra giải thích: bệnh nhân vui lòng đợi tí, ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ. Có thể nói 
trẻ đóng vai bác sĩ đã có kinh nghiệm sống rất tốt và trẻ đã áp dụng ngay trong quá 
trình chơi, kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh được thể hiện. Ở chủ đề “Giao 
thông” có góc chơi “ba chở con đi học bằng xe máy”, yêu cầu trẻ phải đội mũ bảo 
hiểm, cô dạy trẻ cách đội, cách gài dây, thao tác lặp đi lặp lại 2- 3 lần, từ đó hình 
thành kỹ năng an toàn và rèn luyện một cách tự nhiên. 
 Đối với chủ đề “Gia đình” dạy trẻ kỹ năng chia sẻ, thể hiện sự quan tâm lẫn nhau 
giữa các thành viên trong gia đình, ví dụ như: gọi điện thoại hỏi thăm, chăm sóc ông 
bà, gia đình cùng nhau đi du lịch, thăm hỏi lẫn nhau lúc ốm đau... 
 Thông qua hoạt động vui chơi tôi đưa kỹ năng sống hợp tác cho trẻ: Ở độ tuổi này 
trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm, trẻ sẳn sàng chia sẽ với bạn, và tình bạn 
trở nên cần thiết đối với trẻ
 Ví dụ: Với góc chơi xây dựng trong chủ đề giao thông, trong khi xây thì tất cả các 
thành viên trong nhóm phải cùng nhau thảo luận, phân công công việc cho nhau, và 
cùng làm công việc được giao. Cuối cùng trẻ hoàn thành công trình đã xây dựng. Đó 
là cách hợp tác cùng làm việc
 Hoạt động vui chơi diễn ra trong thời gian tương đối dài, có rất nhiều tình huống 
xảy ra, giáo viên cần bao quát và kịp thời can thiệp để điều chỉnh hành vi, giúp trẻ có 
thói quen tốt, biết được cái nào nên làm, cái nào không nên làm. Lâu dần những thói 
quen tốt, những hành vi đẹp sẽ được tích lũy và trở thành kỹ năng sống đối với trẻ. 
 Kỹ năng sống khi ăn, khi ngủ, khi vệ sinh
 Trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh tôi luôn dành thời gian cho trẻ tự thực hiện các kỹ 
năng tự phục vụ, luôn chờ đợi trẻ không nóng vội không làm hộ trẻ. Chẳng hạn trẻ 
 12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc