Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Minh Châu

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động giáo dục trong trường mầm non cũng là một nội dung không những cần mà còn rất quan trọng đối với trẻ lứa tuổi mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Là giáo viên mầm non nhiều năm phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi có hiệu quả. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ. Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 4- 5 tuổi “Giáo dục kỹ năng sống” không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ chủ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau.
Tuy nhiên trên thực tế nơi tôi đang giảng dạy, phần lớn phụ huynh là lao động chân tay và làm nghề tự do, một số khác thì công nhân, một số phụ huynh chưa chú ý, chưa hiểu biết và chưa quan tâm đến việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Ở trường, giáo viên chủ yếu đi sâu truyền thụ những kiến thức cho trẻ qua các giờ học, ít chú trọng đến việc rèn các kỹ năng sống cho trẻ, nên hầu hết trẻ chưa có vốn kiến thức về kỹ năng sống. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi” vào thử nghiệm.
doc 20 trang skmamnon 16/04/2024 2000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Minh Châu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Minh Châu
 “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi”
 MỤC LỤC
Nội dung Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Đối tượng nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 4
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6
1. Cơ sở lý uận 6
2. Khảo sát thực trạng 6
3. Các biện pháp thực hiện 8
3.1.Biện pháp 1: Tìm hiểu những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 -5 
 8
tuổi.
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 
 8
5 tuổi:
3.3. Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động có 
 11
chủ đích:
3.4. Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua hoạt động vui chơi: 12
3.5. Biện pháp 5: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: 15
3.6. Biện pháp 6: Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: 15
3.7. Biện pháp 7: Phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: 19
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 20
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUẾN NGHỊ 22
1. Kết luận: 22
2. Khuyến nghị: 23
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
 2/20 “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi”
 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động giáo dục trong trường 
mầm non cũng là một nội dung không những cần mà còn rất quan trọng đối với 
trẻ lứa tuổi mầm non trong giai đoạn hiện nay.
 Là giáo viên mầm non nhiều năm phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ, nhận thức 
được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn 
trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi có 
hiệu quả. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp 
giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ. Tôi nhận thấy 
rằng đối với trẻ 4- 5 tuổi “Giáo dục kỹ năng sống” không phải là nói cho trẻ 
biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển 
như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ chủ động trả lời sẽ hoàn toàn 
thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay 
đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng 
cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau.
 Tuy nhiên trên thực tế nơi tôi đang giảng dạy, phần lớn phụ huynh là lao 
động chân tay và làm nghề tự do, một số khác thì công nhân, một số phụ huynh 
chưa chú ý, chưa hiểu biết và chưa quan tâm đến việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. 
Ở trường, giáo viên chủ yếu đi sâu truyền thụ những kiến thức cho trẻ qua các 
giờ học, ít chú trọng đến việc rèn các kỹ năng sống cho trẻ, nên hầu hết trẻ chưa 
có vốn kiến thức về kỹ năng sống. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề 
tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi” vào thử 
nghiệm.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm giúp trẻ hiểu rõ hơn về kỹ năng sống, điều quan trọng là trẻ có ý 
thức tự giác, tư duy, suy nghĩ độc lập và sáng tạo.
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 ở trường mầm non.
 4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp trực quan, hành động
 - Phương pháp hướng dẫn, giải thích, phân tích.
 - Phương pháp tạo tình huống
 - Phương pháp thực hành, trải nghiệm
 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 
 Tôi thực hiện sáng kiến này trong vòng một năm học thời gian bắt đầu từ 
tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.
 4/20 “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi”
 + Bản thân tôi có trình độ trên chuẩn, đã nhiều năm phụ trách lớp mẫu 
giáo nhỡ nên có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động dạy trẻ.
 + Là một giáo viên trẻ, có tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần trách nhiệm 
nhiệt tình trong mọi phong trào.
 + Trẻ cùng một độ tuổi có nhận thức đồng đều. Trẻ đi học đều, tích cực 
tham gia các hoạt động.
 +Luôn quan tâm đến trẻ, trao đổi với giáo viên cách để dạy trẻ tốt hơn.
 + Nhà trường trang bị cho các lớp tivi, đầu đĩa
 + Sân trường rộng, thoáng mát, sạch sẽ có khu vui chơi cho trẻ.
 * Khó khăn:
 + Việc lựa chọn các kỹ năng đưa vào từng chủ đề/ sự kiện dạy trẻ còn 
chưa khoa học
 + Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều, thường làm hộ trẻ mọi việc.
 + Một số trẻ hiếu động, còn chưa chú ý và chưa nghe theo lời hướng dẫn 
của cô giáo.
 + Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ 
năng sống cho trẻ.
 + Lớp học còn chật nên còn khó khăn trong việc tổ chức dạy kĩ năng sống 
cho trẻ.
 * Khảo sát:
 BẢNG KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM
 STT Các kỹ năng Tổng số trẻ Số trẻ Tỷ lệ %
 1 Kỹ năng tự phục vụ N = 25 12 48
 2 Kỹ năng tự tin 13 52
 3 Kỹ năng tự bảo vệ 13 52
 4 Kỹ năng hợp tác 12 48
 5 Kỹ năng giao tiếp - ứng xử 14 56
 3. Các biện pháp thực hiện:
 Trước những khó khăn như vậy, tôi cảm thấy rất băn khoăn và suy nghĩ 
xem phải dạy trẻ như thế nào, bằng cách nào để tất cả trẻ lớp tôi tự tin, có được 
những hành vi lành mạnh, và biết cách ứng xử với mọi người xung quanh 
mình. Từ những suy nghĩ đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm giải 
quyết vấn đề trên như sau:
 3.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 
4 -5 tuổi 
 Để bắt đầu với đề tài này, tôi đã xác định được công việc trước tiên cần 
phải làm đó là tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi để từ đó có 
 6/20 “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi”
 Với tình hình phức tạp trong xã hội hiện nay, nhiều tình huống bất trắc có 
thể xảy ra đối với trẻ như bị bắt cóc, xâm hại. Tôi đã đưa ra những tình huống 
để dạy trẻ như: Nếu có người không quen biết cho bé quà bé nên làm như thế 
nào?
 Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ trên thực tế trẻ rất thích khi được 
cho quà và sẽ không biết tại sao không được nhận.
 Khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “Nếu 
đó là kẻ xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho bé”. Tôi phân tích, giải thích cho trẻ và 
giúp trẻ có phương án giải quyết đó là:
 Tuyệt đối không nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người 
xấu tẩm thuốc mê và trúng mưu của kẻ xấu.
 Khi gặp trường hợp này bé nên nói:“Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu 
không cho nhận quà của người lạ ạ”.
 Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi 
nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng 
cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra. Tôi 
đã đưa tình huống :“ Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế 
nào?”
 Qua tình huống này tôi dạy trẻ: Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước 
hết bé phải chạy xa chỗ cháy, Hãy hét to để báo với người nhà và những 
người xung quang có thể nghe thấy. Nếu không có người ở nhà thì chạy báo 
cho hàng xóm.
 Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho 
trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để 
tìm cách giải quyết vấn đề. Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tư duy 
logic, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm 
trong cuộc sống.
 * Giáo dục cho trẻ kỹ năng hợp tác:
 Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách 
cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi 
này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các 
bạn.
 * Giáo dục cho trẻ kỹ năng tự tin :
 Một trong những kỹ năng quan trọng mà giáo viên cần chú tâm là phát 
triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là 
ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng 
sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.
 8/20 “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi”
 Ví dụ 1: Khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc thông qua trò chơi âm nhạc 
“Hát theo hình vẽ” cô yêu cầu trẻ chơi theo 3 đội, khi cô đưa ra bức tranh trẻ sẽ phải 
cùng nhau thảo luận để tìm ra bài hát phù hợp với nội dung trong bức tranh của cô 
và cả đội sẽ cùng hát bài hát đó. Như vậy, ta thấy trẻ đã biết cách hoạt động theo 
nhóm, có tinh thần hợp tác với nhau và cùng nhau tìm ra đáp án về bài hát, cùng 
nhau hát lại bài hát. Thông qua hoạt động này, ta thấy chỉ qua một trò chơi trong 
hoạt động giáo dục âm nhạc nhưng trẻ vừa được hoạt động nhóm, vừa có được sự 
mạnh dạn tự tin biểu diễn hát cùng nhau.
 Ví dụ 2: Hoạt động khám phá: Tôi là ai? ( chủ đề/ sự kiện: Bản thân)
 Khi tổ chức tiết học này, tôi yêu cầu từng trẻ tự lên giới thiệu về tên, 
tuổi, giới tính, học lớp nào, trường nào, cô giáo nào, sở thích của mình.Tôi nhận 
thấy, trẻ rất hào hứng lên giới thiệu. Những trẻ mạnh dạn đã nói được đầy đủ 
những thông tin tôi đưa ra. Nhưng đáng mừng hơn là có những trẻ rất nhút nhát, 
thiếu tự tin nhưng cũng vẫn có thể đứng dậy và giới thiệu được 1 vài thông tin 
của mình. 
 Hình ảnh 1: Trẻ tự giới thiệu về bản thân
 3.4. Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua hoạt động vui 
chơi:
 Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong 
hoạt động của trẻ ở trường. Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác 
nhau trong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc 
sống. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ 
thể hiện qua họat động vui chơi. Chính vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các 
tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những 
 10/20 “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi”
 Hình ảnh 3: Trẻ tham gia chơi trò chơi kéo co, rồng rắn lên mây
 Qua hoạt động vui chơi trẻ mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, 
trong ứng xử đối với mọi người xung quanh. Từ đây trẻ cũng biết nói và trả lời 
đầy đủ câu từ, biết xưng hô chuẩn mực.
 Trò chơi dân gian mang tính tập thể cao. Vì vậy, giáo viên cần chú ý giáo 
dục và rèn luyện cho trẻ biết phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau khi tham gia 
chơi thì mới đạt được kết quả mong đợi.
 3.5. Biện pháp 5: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
 Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ: tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với 
bố mẹ trẻ. Tôi tập cho trẻ khi đến lớp chào cô như thế nào, sau đó chào bố mẹ 
và người thân để vào lớp học.
 Giờ hoạt động ngoài trời: Cô luôn nhắc nhở trẻ khi ra sân trường chơi 
 phải đi theo hàng, bạn nọ nối duôi theo bạn kia, không đẩy bạn để bạn 
ngã..Nếu trẻ làm gì sai với bạn, với cô thì phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn. Khi 
đi chơi gặp các bác, các cô làm việc trong trường phải biết chào hỏi lễ phép. Ai 
cho gì phải biết nhận bằng hai tay và nói cảm ơn.
 Ví dụ: Khi quan sát cây nhãn, cô hỏi trẻ:
 + Muốn cây cho nhiều quả nhãn thì chúng ta phải làm gì?
 + Khi ăn quả nhãn, chúng mình phải nhớ ơn ai?
 12/20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc