Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Đuối nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt là đối với trẻ em ở các vùng nông thôn. Có không ít câu chuyện thương tâm về tai nạn sông hồ xảy ra, gây nên biết bao sự bàng hoàng trong dư luận. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với bậc phụ huynh và những người có trách nhiệm. Vì vậy, chúng ta cần có các biện pháp phòng tránh và trang bị kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước để giảm thiểu tỷ lệ tử vong do nguyên nhân này. Hằng năm, khi mùa hè đến cũng là thời điểm xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, để lại nỗi đau cho gia đình và cộng đồng. Đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ,... mà còn có thể xảy ra ngay tại nhà ở, trường học, nơi làm việc... Vì vậy, mỗi người cần trang bị thêm cho mình kiến thức về cách phòng tránh và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước để vận dụng vào thực tế khi gặp các tình huống này xảy ra.
Những câu chuyện đau lòng chính là hồi chuông báo động cho những bậc làm cha làm mẹ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến con em mình. Những nguy cơ không an toàn cho trẻ không những có thể xảy ra ở nhà, hay bên ngoài mà còn xảy ra trong trường mầm non. Những trường hợp khiến các cháu tử vong như: điện giật, ngã trong nhà vệ sinh, đuối nước. Các tai nạn xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong ngày như giờ ăn, giờ ngủ, đi vệ sinh, giờ trả trẻ…cho thấy mức độ phức tạp và khó khăn trước thực tế đang xảy ra khiến giáo viên mầm non không thể lường trước được. Từ thực trạng trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở mình phải làm gì để giúp trẻ nhận biết và phòng tránh nguy hiểm cho trẻ được tốt hơn. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”.
docx 14 trang skmamnon 26/01/2025 750
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 2
 - Phối hợp kết hợp tốt với phụ huynh dạy trẻ kỹ năng phòng tránh đuối nước.
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng về 
giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho lớp tôi, từ đó đề xuất các biện pháp 
giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm góp phần 
vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng phòng tránh phòng chống đuối nước 
để tự bảo vệ bản thân, giúp trẻ có kiến thức cơ bản tránh khỏi những nguy hại đến 
bản thân, rèn luyện kỹ năng ứng phó với những tình huống, giúp trẻ mạnh dạn, tự 
tin trong cuộc sống đồng thời góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 
mầm non trong giai đoạn hiện nay.
 2. Phần nội dung
 2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài cần giải quyết.
 Năm học 2022- 2023 được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo Nhỡ 
bản thân tôi xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Với số trẻ là 30 trẻ đa số các 
cháu chưa hiểu được sự nguy hiểm của đuối nước, hầu hết trẻ chưa thực sự ý thức 
được việc phòng tránh đuối nước cho bản thân. Do đó tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề 
tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ 
4-5 tuổi trong trường mầm non”.Trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi 
và khó khăn sau:
 * Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện về môi trường và cơ 
sở vật chất đầy đủ. Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham 
gia các lớp bồi dưỡng và học tập nâng cao năng lực chuyên môn, được cung cấp các 
tài liệu mới nhất để áp dụng cho từng năm học.
 - Bản thân tôi là giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ; 
có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ; có khả năng xây dựng kế hoạch và tổ chức 
thưc hiện chương trình Giáo dục Mầm non .
 - Bản thân tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự tín nhiệm và 
phối hợp tốt của phụ huynh, sự tương tác tích cực của trẻ. 
 Trẻ được học cùng độ tuổi nên hoạt động tương đối đồng đều, đa số các cháu 
đều ngoan.
 - Phụ huynh đã thay đổi nhận thức và quan điểm về chăm sóc, giáo dục trẻ 
mầm non.
 * Khó khăn:
 - Kỹ năng phòng tránh đuối nước cho trẻ của giáo viên còn chưa thuần thục, 
kiến thức về xử trí khi có tai nạn của giáo viên chưa sâu, đôi khi còn lúng túng, việc 
lồng ghép giáo dục kĩ năng phòng tránh đuối nước vào các hoạt động đôi khi còn 
chưa phù hợp, còn ngượng ép, các bài hát, bài thơ, câu truyện có nội dung giáo dục 
phòng tránh đuối nước còn hạn chế, hay sự phối hợp với phụ huynh chưa thường 
xuyên, trực tiếp do cha mẹ trẻ đi làm, trẻ do ông bà, anh chị đưa đón. Đặc biệt là vấn 4
xô chậu đều có nắp đậy. Cuối tuần, tôi thường xuyên sắp xếp, vệ sinh đồ dùng đồ 
chơi, loại bỏ những đồ chơi hư hỏng không đảm bảo an toàn với trẻ. Bên cạnh đó, 
sau khi tôi sử dụng thau, xô, chậu đựng nước xong tôi phải cất giữ gọn gàng không 
trữ nước ở xô, chậu để trẻ không ngịch nước và xảy ra những tai nạn không đáng 
tiếc tôi luôn cất dọn trên cao, xa tầm với của trẻ. Trong các hoạt động, tôi luôn 
tìm tòi, sáng tạo và lựa chọn ra những hoạt động phù hợp để lòng ghép vào giáo dục 
trẻ các kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ phù hợp với lứa tuổi mà vẫn đảm 
bảo tính an toàn, khoa học. Trong quá trình trẻ hoạt động tôi hướng dẫn kĩ cho trẻ 
các kỹ năng phòng chống đuối nước như khi đi thuyền và tắm phải mặc áo phao, 
không nên chơi gần ao hồ, giếng đúng cách, đúng mục đích. 
 Mỗi lần cho trẻ vệ sinh rửa tay, lau mặt đầu tiên tôi phải vệ sinh phòng vệ sinh 
sạch sẽ, các xô chậu tôi phải cất giữ lên cao để tránh trình trạng trẻ ngịch nước ngã. 
 - Môi trường vật chất ngoài lớp học: Môi trường bên ngoài lớp học luôn gây 
sự thích thú tò mò cho trẻ vì ở đó trẻ được tự do khám phá, tự do vận động, được 
quan sát, được hòa mình vào thiên nhiên. Khu vui chơi của trường có nhiều bóng 
mát và có nhiều khu vui chơi riêng biệt như khu vui chơi cát nước, vườn cổ tích, 
những con sông suối tự tạo cho trẻ chơi chúng tôi luôn quan tâm và vệ sinh các bể 
nước sạch sẽ không để nước quá sâu với tầm của trẻ.Ở xung quanh tường ráo tôi 
phối hợp với các giáo viên khác vẽ các bức tranh nên và không nên khi tham gia các 
hoạt động vui chơi và đi trên các thuyền buồm. Tuyên truyền phụ huynh không đi 
xe máy trong sân trường, đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi đưa và đón trẻ hang ngày.
 Ví dụ: Vào đầu năm học, tôi đã phối hợp với các giáo viên trong nhà trường 
luôn vệ sinh ở khu vui chơi cát nước để khi cho trẻ ra ngoài chơi ơ khu cát nước đầu 
tiên tôi phải giáo dục trẻ khi chơi không được xô đẩy nhau, không nghịch nước. Điều 
quan trọng là tôi phải kiểm tra mức độ nước ở trong bể nước đó có sâu không và đã 
đảm bảo an toàn cho trẻ chưa mới cho trẻ tham gia vào hoạt động.
 * Môi trường tinh thần:
 Bên cạnh môi trường vật chất thì môi trường tinh thần cũng là điều không 
kém phần quan trọng, trẻ mạnh dạn, tự tin, tâm lý thoải mái sẽ tiếp xúc tốt kiến thức 
mà cô giáo mang lại. Để trẻ có tinh thần thoải mái, vui vẻ như khi ở nhà thì cô giáo 
cũng giống như người mẹ hiền, luôn yêu thương, chăm sóc dạy bảo ân cần cho trẻ, 
tạo niềm tin yêu, niềm vui cho trẻ. Khi đến trường cô giáo còn là người bạn thân 
thiện để chia sẻ, giúp đỡ trẻ trong các hoạt động, khi gặp khó khăn và các bạn trong 
lớp sẽ giúp trẻ có được kinh nghiệm sống, cùng nhau trải nghiệm, cùng nhau vượt 
qua khó khăn trong mọi hoạt động.
 Ngoài ra, giáo viên là người trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi 
dưỡng, giáo dục trẻ, hơn ai hết giáo viên phải là người nắm vững những kiến thức 
kỹ năng cơ bản về phòng tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra. Vì vậy, 
giáo viên phải có trách nhiệm với trẻ, coi trọng việc giáo dục kỹ năng phòng, tránh 6
sâu gây nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước 
tưới hoa màu không có hàng rào cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước.
 Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những 
người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay 
bồn tắm, ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước, lặn sâu dưới nước khi hết hơi 
không ngoi lên kịp bị ngạt, bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút 
rồi ngất đi
 * Cách phòng tránh đuối nước:
 Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ 
nhau đi tắm ao, hồ, sông suối  trong khi không biết bơi. Không nên đi lại, chơi 
gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng không 
có nắp đậy. Các hố ao sâu gây nguy hiểm cho trẻ em như hố lấy đất làm gạch ngói, 
hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu cần phải tránh xa.
 Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn 
trông coi.
 Ví dụ: Ở chủ đề giao thông với đề tài: Một số phương tiện giao thông đường thuỷ.
 Khi tôi cho trẻ làm quen với các loại phương tiện như thuyền buồm, tàu thuỷ, 
ca nô. Trẻ được gọi tên và nhận biết về các loại phương tiện đó dùng để làm gì và đi 
ở đâu thì tôi lồng ghép giáo dục trẻ khi đi trên các loại phương tiện đó các con phải 
như thế nào, phải mặc áo gì? Tại sao phải mặc áo phao. Từ đó cho trẻ biết được ý 
thức khi đi trên các loại phương tiện như tàu thuỷ, ca nô, tàu thuỷ phải cần mặc áo 
phao để phòng chống đuối nước.
 Ở chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên tôi lồng ghép dạy trẻ kỹ năng bơi lội. 
Như tổ chức trẻ hoạt động em đi tắm biển. Qua đề tài đó tôi giáo dục trẻ khi đi tắm 
biển hay tắm sông cần có người lớn giám sát và phải mặc áo phao
 Đối với trẻ nhỏ luôn cần sự chăm sóc và giám sát chặt chẽ của người lớn, làm 
tường rào, lấp kín những ao hồ không cần thiết, làm nắp đậy chắc chắn cho giếng 
nước, lu chứa nước trong gia đình.
 Khi cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ; tắm ở bể bơi, tắm 
biển, cha mẹ phải luôn để ý con trong tầm mắt. Một số trẻ ở nông thôn, miền núi 
thường trốn cha mẹ đi chơi, tắm sông, tắm suối dẫn đến bị đuối nước do không biết 
bơi hoặc bơi đến chỗ nước quá sâu bị nước cuốn đi.
 Ngoài ra cha mẹ cần dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy 
hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước, giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi 
tự ý tập bơi hay tắm sông suối khi không có sự canh chừng của người lớn.
 Đặc biệt đối nhà trường cũng cần dạy kỹ năng bơi cho trẻ như một chương 
trình bắt buộc trong môn học thể dục. Bên cạnh đó mọi người trong cộng đồng cần 
tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra trường 
hợp đuối nước. 8
 - Trong khi đó, tìm cách trấn an cho họ vững tâm tin tưởng là sẽ được cứu 
thoát. Theo kinh nghiệm cho thấy, lời nói trấn an của người cứu hộ rất quan trọng. 
Lời nói kịp thời của chúng ta đã cứu được nạn nhân 50% rồi, vì họ ổn định được tâm 
lý và bớt uống nước.
 * Xóc nước - Hô hấp nhân tạo:
 Khi chúng ta đưa được nạn nhân vào bờ mà nạn nhân đã bị bất tỉnh, thì hãy 
xem thử họ có còn thở hay không. Nếu như họ còn thở thì chỉ cần xóc nước. Nếu 
hết thở thì làm hô hấp nhân tạo ngay. Muốn xóc nước thì ta làm như sau: Đưa nạn 
nhân lên cao rồi xóc vài cái cho nước trào ra, dùng tay móc những vật lạ mà họ đã 
nuốt phải ra khỏi miệng để tránh bị nghẽn đường hô hấp.
 * Phương pháp thổi ngạt miệng qua miệng:
 - Cách xử trí: Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, dây nịt, cà 
vạt.Nếu có thể thì đặt nạn nhân nằm ngửa trên một mô đất cao, hay bàn ghế, 
giường. , để chúng ta đỡ cúi gập người khi thao tác. Nếu trong miệng và cổ họng 
nạn nhân có vướng vật gì, hãy vấn vải vào đầu ngón tay và móc sạch ra, sau đó lau 
miệng nạn nhân cho sạch. Phương pháp thao tác : Kéo đầu nạn nhân ngửa về phía 
sau, kéo hoặc đẩy hàm dưới để cho miệng nạn nhân mở ra. Sau đó dùng bản tay vừa 
đẩy trán nạn nhân vừa bịt mũi họ lại bằng ngón trỏ và ngón giữa. Bàn tay kia dùng 
banh hàm nạn nhân và kéo miệng cho mở ra. Sau đó cần hít vào đầy lồng ngực, đoạn 
há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân. Thổi hơi thật mạnh cho đến khi thấy 
lồng ngực của nạn nhân phồng lên, mấy hơi đầu cần thổi thật mạnh. Sau đó nghiêng 
đầu lắng tai nghe hơi thở trở ra. Lặp lại động tác trên với nhịp độ 12 lần trong một 
phút đối với người lớn và 20 lần một phút đối với trẻ em.
 * Phương pháp thổi ngạt và xoa bóp tim:
 Ta quỳ cạnh nạn nhân, hai tay thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau đặt lên lồng 
ngực nơi xương ức nạn nhân. Đè tay ép lồng ngực nạn nhân xuống rồi từ từ buông 
ra, làm theo chu kỳ, khoảng thời gian từ 14 - 15 giây, chúng ta ép ngực nạn nhân 
khoảng 15 lần và thổi ngạt 2 lần. Sau mỗi 4 chu kỳ chúng ta kiểm tra mạch và hơi 
thở của nạn nhân một lần.
 *Ủ ấm - Chống choáng:
 Khi nạn nhân vào bờ mà còn tỉnh táo, hoặc sau khi xóc nước và làm hô hấp 
nhân tạo, nạn nhân đã tỉnh lại, hãy thay quần áo khô cho họ, dùng chăn để ủ ấm và 
cho họ uống trà nóng hay cà phê nóng.
 Giải pháp 4: Dạy trẻ bơi lội phòng tránh đuối nước.
 Quả thực, bơi lội là một kỹ năng cần thiết mà cha mẹ nên chú trọng cho trẻ 
học tập từ khi bé còn nhỏ không chỉ để đảm bảo an toàn cho trẻ mà còn giúp trẻ rèn 
luyện thể chất, phát triển cơ bắp, chiều cao,... Bơi lội còn giúp cho trẻ trở nên năng 
động, linh hoạt, sáng tạo hơn. Đối với các trẻ mắc chứng béo phì, bơi lội là một hình 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_phon.docx