Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đọc thuộc thơ diễn cảm
Dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm là một hình thức của tiết học tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (hay là một hoạt động văn học nghệ thuật), nhằm giúp trẻ cảm thụ văn học, giàu nhân cách cho trẻ.
Thực tế dạy trẻ mẫu giáo đọc thơ diễn cảm hiện nay, do chưa hiểu được cơ sở khoa học của môn học, do chương trình còn chưa hướng dẫn một cách cụ thể, nên giáo viên còn thực hiện hình thức dạy tiết học này còn tùy tiện , dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục đích yêu cầu, và mục tiêu giáo dục.
Hiện nay việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm vẫn còn gặp nhiều hạn chế, phương pháp dạy của cô vẫn còn mang tính truyền nghề, mang tính sao chép hoặc cảm thụ theo kinh nghiệm cá nhân, chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm của tiết dạy. Trên tiết dạy cô chỉ chú ý đến việc đọc thuộc thơ, thể hiện tình cảm, đọc đúng nhịp điệu, vần điệu của bài thơ. Vì vậy việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm cần được quan tâm.
Với những lý do đó tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi đọc thơ diễn cảm” để nghiên cứu, người viết mong muốn được đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển tình cảm cùng ngôn ngữ và phong cách sống lành mạnh cho lứa tuổi mầm non thông qua việc đọc thơ và thể hiện tình cảm để chung tay xây dựng một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Thực tế dạy trẻ mẫu giáo đọc thơ diễn cảm hiện nay, do chưa hiểu được cơ sở khoa học của môn học, do chương trình còn chưa hướng dẫn một cách cụ thể, nên giáo viên còn thực hiện hình thức dạy tiết học này còn tùy tiện , dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục đích yêu cầu, và mục tiêu giáo dục.
Hiện nay việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm vẫn còn gặp nhiều hạn chế, phương pháp dạy của cô vẫn còn mang tính truyền nghề, mang tính sao chép hoặc cảm thụ theo kinh nghiệm cá nhân, chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm của tiết dạy. Trên tiết dạy cô chỉ chú ý đến việc đọc thuộc thơ, thể hiện tình cảm, đọc đúng nhịp điệu, vần điệu của bài thơ. Vì vậy việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm cần được quan tâm.
Với những lý do đó tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi đọc thơ diễn cảm” để nghiên cứu, người viết mong muốn được đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển tình cảm cùng ngôn ngữ và phong cách sống lành mạnh cho lứa tuổi mầm non thông qua việc đọc thơ và thể hiện tình cảm để chung tay xây dựng một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đọc thuộc thơ diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đọc thuộc thơ diễn cảm
PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thơ là tiếng nói hồn nhiên của tâm hồn nên thơ rất dễ đi vào lòng người. Từ khi nằm trong nôi, qua lời ru ngọt ngào êm dịu của bà, của mẹ lời thơ đã góp phần tạo nên thế giới tình cảm của bé. Thậm chí có những người về già vẫn còn nhớ lại một cách sâu sắc những cảm giác ban đầu khi được nghe tiếng ru của bà, của mẹ và ký ức đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách mỗi người. Trẻ thơ lứa tuổi bắt đầu của sự nhận thức và những tình cảm mãnh liệt, giữa các em và thơ có sự đồng điệu về tâm hồn, các em thích thơ và có nhu cầu đọc thơ. Các em đến với thơ ca, yêu thơ ca với tất cả những rung động đầu tiên ngọt ngào và say mê nhất. Chính vì thế thơ ca có vai trò rất lớn góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Thơ là một phần của cuộc sống gợi lên cho trẻ những xúc cảm lành mạnh, trong sáng. Thơ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, góp phần giáo dục thẩm mĩ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nhờ đó trẻ thích hoạt động nghệ thuật khi tiếp xúc với thơ ca. Dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm là một hình thức của tiết học tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (hay là một hoạt động văn học nghệ thuật), nhằm giúp trẻ cảm thụ văn học, giàu nhân cách cho trẻ. Thực tế dạy trẻ mẫu giáo đọc thơ diễn cảm hiện nay, do chưa hiểu được cơ sở khoa học của môn học, do chương trình còn chưa hướng dẫn một cách cụ thể, nên giáo viên còn thực hiện hình thức dạy tiết học này còn tùy tiện , dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục đích yêu cầu, và mục tiêu giáo dục. Hiện nay việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm vẫn còn gặp nhiều hạn chế, phương pháp dạy của cô vẫn còn mang tính truyền nghề, mang tính sao chép hoặc cảm thụ theo kinh nghiệm cá nhân, chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm của tiết dạy. Trên tiết dạy cô chỉ chú ý đến việc đọc thuộc thơ, thể hiện tình cảm, đọc đúng nhịp điệu, vần điệu của bài thơ. Vì vậy việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm cần được quan tâm. Với những lý do đó tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi đọc thơ diễn cảm” để nghiên cứu, người viết mong muốn được đóng góp 2 * Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp trực quan. + Phương pháp đàm thoại. + Phương pháp thực hành, trải nghiệm. 1- Tập hợp tư liệu, phân tích chọn lọc rút ra những lí luận cần thiết liên quan đến đề tài. 2- Thực nghiệm: - Điều tra thực trạng - Thực nghiệm đối chứng - Thực nghiệm hình thành 6. Những đóng góp của đề tài: - Giúp giáo viên giải quyết được những hạn chế,khó khăn,nắm bắt được 1 số kinh nghiệm hiệu quả khi tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học - Đề tài này góp phần nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với tác phẩm thơ. - Giúp trẻ hứng thú,sôi nổi tham gia hoạt động làm quen tác phẩm văn học qua đó trẻ được phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất, hiểu được cách truyền đạt tới người nghe qua đọc thơ diễn cảm. - Tìm hiểu tác phẩm văn học: đó là các tác phẩm văn vần bao gồm: + Đồng dao, ca dao + Các bài thơ do những nhà thơ trong và ngoài nước sáng tác cho trẻ. Đọc thơ cho trẻ nghe (chú ý đến kĩ thuật thể hiện, cách ngắt giọng, ngắt nhịp). Dạy trẻ đọc thuộc thơ: các bước cụ thể cô giáo tiến hành là cô đọc thơ giúp trẻ hiểu nội dung nghệ thuật của bài, dạy trẻ đọc theo nhóm, cả lớp nhiều lần bằng cách cho trẻ đọc tòan bài. 7. Cấu trúc của đề tài: Phần I: Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. 4 2. Cơ sở thực tiễn: a. Tư duy: là một quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất những mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật giữa sự vật và hiện trạng trong thế giới khách quan mà trước đó ta chưa biết. Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh đó là điều kiện thuận lợi nhất để giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong các tác phẩm văn học. Những âm thanh nhịp điệu, vần điệu trong thơ ca có sức hấp dẫn lôi cuốn làm trẻ say mê, hứng thú. Qua việc cảm thụ các tác phẩm văn học, vốn biểu tượng của trẻ mẫu giáo có thêm nhiều, lòng ham hiểu biết và nhận thức tăng lên rõ rệt. Vì vậy việc đề ra một số biện pháp dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm xuất phát từ đặc điểm này. Thơ là một bộ phận của văn học, mà văn học lại phản ánh cuộc sống thông qua các hình tượng văn học đã góp phần kích thích sự phát triển tư duy của trẻ. Tuy nhiên không bỗng dưng mà hình tượng văn học lại trở lên phù hợp với đặc điểm tư duy của trẻ, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào người đem văn học đến cho trẻ. Trẻ có thể hình dung được, cảm nhận được cái hay - cái đẹp trong nội dung bài thơ, trong vần nhịp điệu của thơ, thì trẻ mới có thể đọc được diễn cảm bài thơ đó theo cảm nhận riêng của mình. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình sư phạm: thứ nhất (đcọ thơ cho trẻ nghe) giúp trẻ thâm nhập vào tác phẩm một cách sâu sắc hơn qua thể hiện của cô: Cách ngắt giọng, ngưng nghỉ, nét mặt, cử chỉ việc trình bày diễn cảm của cô góp phần quan trọng đặc biệt giúp trẻ cảm thụ thơ tốt hơn và tiến tới quá trình sư phạm. Thứ hai: cho trẻ hoạt động nghệ thuật. Sự phát triển mạnh mẽ của tư duy trực quan là hình tượng là điều kiện thuận lợi cho trẻ hoạt động văn học nghệ thuật. Tâm lí học đã khẳng định rằng: Sự phát triển năng khiếu nghệ thuật của trẻ trong quá trình học tập thường xảy ra khi chính đứa trẻ nắm được những quy luật cơ bản của văn học. Việc tổ chức cho trẻ đọc diễn cảm thơ là quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động văn học nghệ thuật, đó là đóng kịch tốt để phát huy tính tích cực tư duy, tính độc lập sáng tạo ở trẻ. 6 thành phần từ ngữ sẽ không có ý nghĩa to lớn nếu đứa trẻ không đồng thời nắm được hệ thống ngữ pháp tương đối phức tạp, trẻ nắm được âm thanh căn bản của tiếng nói, trẻ biết nghe và hiểu ngôn ngữ. Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, tai nghe và bộ máy phát âm cũng như khả năng điều khiển hoạt động của bộ máy này đã hoàn thiện và tương đối ổn định, trẻ có khả năng nắm được nhiều từ ngữ, từ gọi tên chỉ sự hoạt động của sự vật hiện tượng. Trẻ đã biết sắp xếp đúng vị trí của câu, trẻ có thể lĩnh hội được 2 hình thức cơ bản của ngôn ngữ đó là ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ nói. Cảm xúc về ngôn ngữ và năng lực biểu cảm bằng ngôn ngữ của trẻ khá phát triển, trẻ đã có thể phân biệt được giọng điệu, ngữ điệu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp từ ngôn ngữ trong câu thơ – ngông ngữ nghệ thuật. Khi đọc thơ trẻ đã biết nắm được giọng điệu của bài thơ, biết cách ngừng nghỉ phù hợp với nội dung bài thơ. Thơ đối với trẻ có hấp dẫn bởi ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu hình ảnh giúp trẻ nhớ. Ngôn ngữ gần gũi với trẻ, phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ và phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ. Dạy trẻ thuộc thơ diễn cảm giúp trẻ diễn đạt lại bài thơ bằng ngôn ngữ của mình, kích thích sự phát triển của ngông ngữ đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật giúp trẻ cảm thụ tác phẩm nghệ thuật một cách sâu sắc. d. Chú ý – trí nhớ Chú ý là quá trình tổ chức định hướng của các quá trình tâm lí khác, chú ý là xu hướng mà chú ý được tập trung vào một đối tượng ccaafn được xác định, chú ý được coi như sự tổ chức hoạt động tâm lí vì khi ta chú ý đến cái gì thì qua quá trình trẻ tri giác, tưởng tượng nó sẽ nhận thức sâu sắc hơn và rõ hơn. Tuy nhiên trẻ mẫu giáo đặc điểm chú ý vẫn chưa ổn định mà chỉ là bước đầu mang tính chủ định. Nếu trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ sự tập trung chú ý chỉ khoảng 10 – 15 phút thì trẻ mẫu giáo đạt tới 25 – 30 phút, nếu thực sự đối tượng đưa ra có tác dụng lôi cuốn và kích thích ở trẻ sự ham thích. Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước 8 tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. Mỗi giáo viên đều có kế hoạch giảng dạy các môn học và các hoạt động rất cụ thể ngay từ đầu năm học. Giáo viên trong lớp đoàn kết biết cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo dục tốt nhất sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với cô giáo, bạn bè và người lớn tuổi hơn. 2. Khó khăn a.Quan điểm của giáo viên về dạy thơ cho trẻ hiểu nội dung và đọc diễn cảm. Nhìn chung giáo viên mầm non rất coi trọng giờ dạy thơ, với câu hỏi và thời gian phân bố trong giờ dạy thơ như thế nào là hợp lý. Có 84% giáo viên cho rằng thời gian luyện đọc nhiều hơn, 16% giáo viên cho rằng ngang nhau. Khi dạy thơ giáo viên thường chia sẵn cho trẻ đọc theo 83%. Số giáo viên để đọc một lúc cả bài thơ 17%. Quá trình đọc thơ diễn cảm, giáo viên thường sử dụng câu hỏi sách giáo khoa 100%. Gặp từ khó cần giảng giải 100%. b. Cách tiến hành dạy thơ cho trẻ hiểu nội dung bài thơ và đọc thơ diễn cảm. Tìm hiểu thực tế cho thấy, khi dạy thơ cho trẻ đọc thuộc diễn cảm tiến hành 3 bước: đọc mẫu, tri giác mẫu (tranh ảnh, mô hình, sa bàn) giảng giải đàm thoại trích dẫn rõ ý bài thơ. Tùy từng trường hợp mà cô giáo vận dụng từng bước phù hợp đảm bảo tính khoa học, chính xác đạt hiệu quả thiết thực. Nhưng hầu hết giáo viên chưa thực hiện được. c. Phương pháp thường sử dụng để dạy thơ cho trẻ đọc thuộc diễn cảm. 10 giờ dạy thơ, thao tác đọc hiểu nội dung của bài thơ chưa được quan tâm đúng mức. Tranh ảnh minh họa cho việc dạy thơ còn ít nên việc khai thác bài thơ còn hạn chế. Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI ĐỌC THUỘC THƠ DIỄN CẢM I. Những vấn đề lưu ý trong việc dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm: Ngôn ngữ thơ ca có những đặc trưng riêng mà khi đọc thơ cho trẻ và dạy trẻ đọc thuộc thơ cô cần phải chú ý: Trước hết thơ khác văn xuôi về hình thức, dòng thơ có một khuôn khổ nhất định, trong khi văn xuôi chiếm cả chiều ngang của giấy, thơ còn khác văn xuôi về đặc điểm riêng biệt, ngôn ngữ có tính nhạc trong khi có các từ kết hợp với nhau thành một tổ chức có nhịp điệu. Âm hưởng và vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ còn do vần điệu xác định. Trong thơ các từ tổ chức lại thành dòng thơ có tiết tấu. Do vậy đọc thơ diễn cảm thơ cho trẻ nghe và dạy trẻ đọc thuộc bài thơ đó, cô phải thể hiện được cảm xúc của mình để người nghe (trẻ mẫu giáo) cảm nhận được nhạc điệu, âm hưởng của bài thơ, từ đó giúp trẻ biết cảm nhận sâu sắc về bài thơ. Những điều mà trẻ cảm thụ trong tác phẩm giúp trẻ yêu cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp. Điều quan trọng là làm sao cho trẻ ghi nhớ một bài thơ theo đúng cách, có như vậy thì mới có “ vần” để trình bày ngôn ngữ thơ. Điều đó phụ thuộc vào biện pháp, phương pháp thủ thuật của cô. Cô phải có những phương pháp thủ thuật của cô. Và cô phải có những phương pháp, biện pháp cụ thể trên từng tiết học như vậy mới có thể đạt được mục đích đề ra. II. Một số Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đọc thuộc thơ diễn cảm. “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết vấn đề cụ thể” (từ điển Tiếng Việt – viện KHXHVH – năm 1992). Biện pháp là cách áp dụng phương pháp vào thực tiễn, biện pháp dạy học là một bộ phận của phương pháp dạy học. Có nhiều biện pháp có thể sử dụng trong tiết học “dạy đọc thuộc hình tượng diễn cảm”, ở đây tôi chủ yếu dựa trên hai phương pháp đọc và kể tác phẩm có nghệ thuật và đưa trẻ vào hoạt động văn học nghệ thuật. 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_4_5.docx