Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Tây Hưng

Mục đích đề tài:“Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi” nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ” nhằm củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động học, chơi, hoạt động ăn, ngủ của trẻ nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói riêng và nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục nói chung.
Kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách.
Kỹ năng sống chính là chiếc chiều khóa vàng cho sự sống còn, sự phát triển và sự thành công của mỗi con người.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này. Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và mở rộng, từng cá nhân, nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên sẽ trở thành lạc hậu. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng cao. Để hình thành và có được các kỹ năng cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày trước tiên giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên phải có kiến thức để tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, để trẻ được cuốn hút vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong nhóm lớp.
doc 19 trang skmamnon 16/04/2024 1080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Tây Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Tây Hưng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Tây Hưng
 - Biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt 
động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trừơng.
 Để khắc phục những khó khăn trên, qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, 
nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự 
phát triển của trẻ. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn 
học với một giáo trình chuẩn, được áp dụng trong nhà trường. Với trái tim người 
mẹ thứ hai tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mới để dạy trẻ kỹ năng sống 
đó là: “ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non 
Tây Hưng”.
 2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
 - Tính mới, tính sáng tạo: Đi sâu nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp dạy 
kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi” tôi nhận thấy bước đầu có những thành công rõ nét, 
thể hiện được sự mới mẻ và sáng tạo, cụ thể:
 + Sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung hình thức tổ chức dạy cho trẻ kỹ 
năng sống.
 + Đề tài có cải tiến nội dung của giải pháp đã đăng ký sáng kiến trước, đề 
tài chú trọng kỹ năng sống giáo dục dạy trẻ dưới nhiều hình thức đưa lồng ghép 
các hoạt động là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm trí tuệ, 
thẩm mỹ, hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ.
 + Đề tài góp phần cải thiện phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho 
trẻ phát triển nhận thức.
 - Khả năng áp dụng, nhân rộng: Sáng kiến của tôi có thể thực hiện sử dụng 
trong trường và các trường trong phạm vi của huyện.
 - Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp: Sáng kiến là những biện 
pháp được áp dụng trong các hoạt động giảng dạy nhằm mục đích phát triển kỹ 
năng sống cho trẻ góp phần đạt được mục tiêu giáo dục mầm non nên không tốn 
kém về kinh tế. Phát huy tính tích cực, giúp trẻ phát triển mạnh về mặt nhận thức, 
làm giàu vốn kinh nghiệm cho trẻ. Nhà trường và gia đình trẻ đều nhận thức được 
tầm quan trọng trong việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Nâng cao kỹ năng sư 
phạm và nghệ thuật lên lớp của giáo viên. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và 
học trong nhà trường. Giáo viên tự bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách đạo đức để 
hoàn thiện bản thân mình hơn.
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ Tiên Lãng, ngày 30 tháng 10 năm 2018
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Người viết đơn
 .............................................
 .............................................
 .............................................. 
 .
 2 4 - Hạn chế: Sáng kiến chưa đề cập đến vấn đề
 + Giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỷ năng sống 
 + Cụ thể hóa nội dung những kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ
 + Biện pháp tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống 
trong gia đình 
 + Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vào các chủ đề.
 + Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt 
động hàng ngày.
 + Biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt 
động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trừơng.
 - Nhận định và bình luận:
 Có người nói: “Trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân 
tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam”, “ Trẻ em hôm 
nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có 
sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng trước sự phát triển 
mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có 
rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ hay thu mình và rất ít khi 
giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát 
triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ 
không có vốn kỹ năng sống. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là điều rất 
cần thiết để giúp trẻ khám phá thế giới tâm hồn mình một cách có định hướng, 
khiến trẻ biết quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình 
thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn 
lĩnh vực : Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, tinh thần, từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ 
năng sống hòa nhập với thế giới xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi thì trẻ cần có những 
sự tác động khác nhau đến kỹ năng sống của trẻ. Chăm sóc và giáo dục trẻ từ lứa 
tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh 
thần, là nền tảng giúp cho quá trình học tập lâu dài của trẻ sau này.
 Là giáo viên trực tiếp đứng lớp 4 tuổi tôi nhận thức đặc biệt rằng ở lứa tuổi 
tôi đang giảng dạy việc giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực, để tự 
lựa chọn những giải pháp khác nhau mà quyết định phải xuất phát từ trẻ, vì thế học 
phải hết sức gần gũi với cuộc sống, nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và 
kinh nghiệm của trẻ, trẻ cần có điều kiện để cọ sát, các ý kiến khác nhau, trao đổi 
kinh nghiệm, thực hành và áp dụng. Trẻ phải được thảo luận theo nhóm, theo cặp, 
phải được động não, sắm vai, tranh luận và phân tích tình huống, trẻ phải biết thích
 6 nhiều cơ hội để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau trong lớp như: Thảo luận, trao đổi 
ý kiến, giải quyết xung đột, chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm những vai trò khác 
nhau...Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được tham gia và cảm thấy mình là một thành 
viên trong nhóm chơi và trẻ có cơ hội để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh 
dạn, tự tin, góp phần thúc đẩy sự phát triển, tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ.
 - Nội dung của giải pháp mới:“Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-
5 tuổi”
 - Các bước thực hiện giải pháp mới:
 + Bước 1: Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân. 
 Để có thể thực hiện tốt “ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 
tuổi” trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu 
cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và 
biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò 
bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng 
ngày của trẻ. Chính vì vậy qua việc tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi qua truyền 
thông, báo đài, tài liệu cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại, tôi đã 
nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản nhất. Để dạy 
trẻ được những kỹ năng sống thì việc đầu tiên cô giáo phải là tấm gương để trẻ soi 
vào, để trẻ học làm người. Vì vậy, không phương pháp nào hiệu quả bằng phương 
pháp “ Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Những người dạy nội dung giá trị 
và kỹ năng sống càng cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách 
ứng sử, cách giải quyết vấn đềĐây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi các cô 
giáo cũng luôn phải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn. 
 + Bước 2: Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ:
 Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần 
chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận 
được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. 
Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. 
 Ví dụ: Cô tổ chức cho 2 đội chơi trò chơi “Kéo co” ở trò chơi này cháu 
thực hiện đúng luật chơi. Mỗi đội luôn tự tin mình sẽ thắng tìm mọi cách động viên 
khích lệ trong nhóm cố gắng có ý chí vươn lên.
 Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên 
giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với 
trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với 
các bạn. 
 Ví dụ: Trồng rau. Mỗi trẻ sẽ được phân công theo nhóm để nhận nhiệm vụ: 
nhổ cỏ, tưới nước . Trẻ sẽ học làm việc cùng nhau.
 8 Vì vậy đối với trẻ người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép và tự 
nhiên, không quá màu mè và hình thức, cũng không được phép cộc lốc và xuồng 
xã. Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp và ứng 
sử của bố, mẹ, người thân trong gia đình, cô giáo và người khác. Chúng ta sẽ 
không thể kiểm soát được khi người lớn trong gia đình nói năng thô lỗ và không có 
hành vi lịch sự tối thiểu. Trong xã hội hiện nay với công nghệ tiên tiến, phát triển 
không ngừng về mọi mặt, thì những kỹ năng giao tiếp, chào hỏi tối thiểu lại mất 
dần đi. Và tôi quyết định đưa kỹ năng chào hỏi và kỹ năng giao tiếp vào những giờ 
đón, trả trẻ:
 Ví dụ: Thời gian đầu nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao tiếp với cô 
cùng bạn bè, tôi chủ động chào trẻ trước “ cô chào bạn Hoàng Anh” Thì lúc đó trẻ 
sẽ biết đáp lại câu “ Con chào cô ạ’ và tôi nhắc trẻ con chào bố, mẹ đi để vào lớp 
với cô nào. Hoặc khi trẻ đang chơi mà có khách đến lớp tôi nhắc trẻ “ các con chào 
bác, bà đi nào” cứ như vậy dần dần trẻ có thói quen chào cô, chào bố mẹ và chào 
khách, khi đến lớp, khi ra về. Còn với trẻ chưa có kỹ năng giao tiếp nhiều với cô, 
với bạn tôi thường xuyên gần gũi trẻ hơn, trò chuyện với trẻ nhiều hơn về những 
người thân của trẻ, về thế giới xung quanh từ đó trẻ sẽ mạnh dạn hơn khi tiếp xúc 
và giao tiếp với cô, với bạn bè và người khác. Ngoài ra tôi còn sưu tầm những bài 
thơ , câu truyện, bài hát có nội dung giáo dục về lễ giáo.
 Kỹ năng tự bảo vệ: Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người 
nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là 
đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng 
như bảo vệ chính bản thân mình. Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một 
đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng 
thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ 
những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để 
khám phá cuộc sống muôn màu.
 Trên thực tê, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi hầu hết trẻ chưa phân biệt 
được những gì là nguy hiểm hay không nguy hiểm đối với mình. Chính vì vậy nên 
việc giúp trẻ phân biệt những mối nguy hiểm luôn được tôi quan tâm, lồng ghép 
vào để giáo dục trẻ qua những câu chuyện, qua hoạt động học, qua tranh ảnh, 
videoĐể việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ được tốt, tôi đã lựa chọn ra những 
mối nguy hiểm thường xaỷ ra trong cuốc sống hàng ngày đối với trẻ để lồng ghép 
vào các thời điểm trong ngày cho thích hợp. Cụ thể:
 Các mối nguy hiểm trong ga đình, trường học : Ổ điện, quạt điện, bếp ga, 
phích nước nóng, bàn làtôi sẽ lồng vào hoạt động khám phá để dạy trẻ. Tôi cho 
trẻ kể tên về những đồ dùng trong gia đình nhà mình, sau đó cho trẻ xem tranh về 
những đồ dùng đó, hỏi trẻ xem những đồ dùng này các con có được sử dụng 
không? Vì sao?
 Các mối nguy hiểm ngoài xã hội: bắt cóc, lạc đường, những nơi nguy 
hiểm gần ao hồ, cột điện, nơi công trường đang thi côngvới những mối nguy 
hiểm này tôi sẽ truyền đạt cho trẻ bằng các câu hỏi tình huống, cho trẻ xem những 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_song_cho.doc