Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4-5 tuổi

Trẻ mầm non không chỉ trau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người, trang bị những kiến thức cơ bản để bảo vệ bản thân từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai
Xuất phát từ vai trò quan trọng giúp cho các em có những kiến thức cơ bản để bảo vệ bản thân mình trước các mối nguy hiểm, tôi thấy việc “Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nhưng làm thế nào để áp dụng một cách có hiệu quả ? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non.
Với giải pháp này có thể đã có nhiều đồng nghiệp ở các đơn vị bạn nghiên cứu nhưng với đề tài của tôi nó có những điểm mới đó là tôi đã tập trung nghiên cứu và vận dụng các giải pháp như: Làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân thông qua việc tự tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp… Từ việc nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và xác định đúng mục tiêu; Tổ chức lồng ghép vào các hoạt động giáo dục cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày; làm tốt công tác tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4 - 5 tuổi để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực, nhân cách, đạo đức, trí tuệ và ngôn ngữ…
docx 15 trang skmamnon 28/01/2025 1170
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4-5 tuổi
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Trẻ em là mầm non của đất nước, là niềm tự hào và hy vọng của gia đình và xã 
hội. Cha mẹ, thầy cô và cả xã hội đều dành những gì tốt đẹp cho chúng với niềm 
mong mỏi là các em sẽ sớm trưởng thành, trở thành những người có người hữu ích 
cho xã hội. Những người lớn chúng ta đang làm và cố gắng làm để điều đó sớm 
thành hiện thực. Tiếc thay, môi trường sống của các em không chỉ có sự yêu thương, 
đùm bọc, chở che mà còn có sự lợi dụng, xâm hại gây ảnh hưởng đến quá trình phát 
triển của các em. Do vậy, trẻ em phải luôn luôn được sự che chở bảo vệ của người 
lớn mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta cũng cần phải đặt ra câu hỏi phải làm gì để bảo vệ 
các em và phải làm gì để các em biết tự bảo vệ mình?
 Lứa tuổi mẫu giáo đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu trí tưởng 
tượng, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã 
hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị rơi vào những tình huống nguy hiểm, không 
an toàn. Việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ ở lứa tuổi này giúp trẻ nhanh nhạy 
ứng phó với những hoàn cảnh bất lợi, nguy hiểm, có khả năng thích ứng và chống 
chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống là rất cần 
thiết. Thực tế hiện nay, ở các trường mầm non đã quan tâm giáo dục kĩ năng sống 
cho trẻ, trong đó có kĩ năng tự bảo vệ, tuy nhiên, hiệu quả giáo dục chưa cao thể hiện 
ở việc: nhiều trẻ vẫn chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân; còn ngỡ ngàng, lúng 
túng trước những khó khăn trong cuộc sống; sợ hãi, la hét trước các tình huống bất 
ngờ; chơi ở những nơi nguy hiểm
 Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân giúp trẻ hình thành thói quen và các kỹ năng 
ứng phó với nguy hiểm khi trẻ gặp phải trong gia đình, trường học và ngoài xã hội 
phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Giúp trẻ cảm thấy tự tin và sẵn sàng vượt qua những 
nguy hiểm trong cuộc sống.
 Việc giáo dục các kỹ năng cơ bản giúp trẻ biết bảo vệ bản thân mình là điều mà 
các giáo viên luôn đặc biệt quan tâm, thực tế trong giảng dạy còn rất ít, hầu như trẻ 
chỉ được học về sự khác biệt về đặc điểm bên ngoài, sở thích, trang phục của bạn gái, 
bạn trai. Rất ít giáo viên mạnh dạn đưa nội dung này vào giáo dục cho trẻ hoặc có 
đưa vào thì cũng dừng lại ở mức giúp các cháu tiếp cận vấn đề chứ chưa đi sâu 
những kỹ năng tự bảo vệ bản thân. 
 Trang bị kỹ năng để trẻ tự bảo vệ chính mình là hành trang vô cùng cần thiết 
để giúp trẻ ứng phó với mọi biến đổi trong cuộc sống. kỹ năng bảo vệ bản thân là 
một nội dung quan trọng trong nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân cần giáo dục trẻ 
trong các trường Mầm non. xảy ra đối với trẻ trẻ. Đề tài của tôi đã được áp dụng tại đơn vị tôi công tác, có khả 
năng áp dụng hiệu quả cho các đơn vị bạn trong tỉnh và ngoài tỉnh trong vấn đề Giáo 
dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non.
 2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu
 Năm học 2020 - 2021, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 
4 - 5 tuổi. Cơ sở nơi tôi công tác thuộc vùng nông thôn với điều kiện cơ sở vật chất 
còn nhiều khó khăn, phần lớn là sự trong chờ vào đầu tư hỗ trợ của cấp trên. Nhận 
thức của trẻ chưa đồng đều nên trong công tác giảng dạy cũng gặp khó khăn. Bản 
thân là giáo viên và cũng là một người dân sống tại địa phương, tôi xác định rõ vai 
trò trách nhiệm của mình cùng với các đồng nghiệp phấn đấu đưa nhà trường hoàn 
thành tốt nhiệm vụ đề ra. Bản thân tôi khi bước vào thực hiện đề tài này gặp những 
thuận lợi và khó khăn sau:
+ Thuận lợi:
 * Về phía nhà trường
 - Là trường mầm non được công nhận là trường chuẩn quốc gia, có phòng lớp rộng 
rãi khang trang, được trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng dạy học
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên 
môn. Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chuyên môn. Thường xuyên phát động 
phong trào thi đua khích lệ giáo viên trong trường năng động, sáng tạo tăng cường 
đưa kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào các buổi hoạt động trong ngày.
* Về giáo viên :
- Giáo viên ở lớp đều là những giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Với tình 
yêu nghề mến trẻ, hăng say trong công việc tôi luôn nghiên cứu tìm tòi phương pháp 
giáo dục để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thông qua 
hoạt động dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân 
- Giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề.
* Về trẻ
- Trẻ đã học qua từ lớp nhà trẻ, lên mẫu giáo bé nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất 
định. Trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ.
- Đa số các con đều ngoan, có nề nếp tốt, khả năng tiếp thu nhanh.
- Các con rất mạnh dạn tự tin trong hoạt động, tích cực trong mọi hoạt động.
* Về phụ huynh:
- Đa số bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học của các con, nhiệt tình ủng hộ các 
hoạt động học của nhà trường - lớp
- Luôn luôn được sự quan tâm, chia sẻ và ủng hộ của phụ huynh
 + Khó khăn: Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều và chưa thật sự quan tâm đến việc rèn các kỹ 
năng cho trẻ, nên kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm của trẻ còn hạn chế.
 Giáo viên chưa chú trọng nhiều đến vấn đề giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân 
cho trẻ
 Với những thực trạng như trên khiến tôi không khỏi băn khoăn lo lắng và suy 
nghĩ để có thể tìm ra biện pháp thực sự tốt, có hiệu quả, nhằm giúp trẻ biết phòng 
tránh những mối nguy hiểm xẩy ra xung quanh trẻ. Một trong những biện pháp đó có 
sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên trong việc giáo dục “ Kỹ năng tự bảo 
vệ bản thân cho trẻ 4 - 5” tại đơn vị công tác.
2.2. Các giải pháp cụ thể
 Bản thân tôi là cô giáo mầm non công tác trong ngành gần hơn 20 năm, và cũng 
là một người mẹ có con nhỏ. Tôi thấy việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 
không phải là đơn giản, một sớm một chiều mà làm được mà phải trải qua một quá 
trình. thiết lập có khoa học để đảm bảo trẻ phải được chăm sóc một cách đặc biệt và 
vai trò của người giáo viên là phải nắm bắt được đặc điểm, tâm sinh lý của trẻ qua 
thực trạng của trường mầm non, qua hoàn cảnh gia đình.
 Từ đó tôi cũng đúc rút được một số giải pháp cụ thể như sau:
 Giải pháp 1: Trau dồi kiến thức về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân 
 Đối với giáo viên thì năng lực chuyên môn của người giáo viên có một tầm 
quan trọng to lớn, giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn trẻ hoạt động. Vì nội dung 
của tri thức luôn có sự thay đổi nên bản thân tôi không ngừng phấn đấu học hỏi về 
chuyên môn và để nâng cao trình độ cho bản thân.
 Tôi cùng chị em giáo viên trong tổ tham gia lớp bồi dưỡng cho giáo viên do nhà 
trường, phòng, sở giáo dục tổ chức trong các đợt tập huấn. Thông qua các buổi họp, 
trao đổi với chị em đồng nghiệp, qua các buổi họp về chuyên môn hàng tuần, hàng 
tháng của tổ giáo viên.
 Tham khảo trên mạng Internet trang giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân
 Trước mỗi chủ đề được thực hiện tôi xây dựng chương trình thực hiện cho cả 
chủ đề dựa vào nội dung kỹ năng tự bảo vệ bản thân đề ra đầu năm học. Thăm, dự 
giờ một số hoạt động có tích hợp nội dung giáo giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, 
để rút ra cái được và cái chưa được khi tổ chức, nên lồng ghép thế nào cho phù hợp. 
Nêu một số hoạt động để tổ chuyên môn cùng góp ý. Trên cơ sở đó nghệ thuật giảng 
dạy và tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân của tôi vào hoạt động 
được nâng cao rõ rệt. 
 Giải pháp 2: Giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân lồng vào hoạt động học
 Thông qua hoạt động học, đây là một trong những hoạt động để tôi tích hợp có 
hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng cần thiết cho trẻ. - Giờ ngủ: 
+ Giờ ngủ không được cầm bất cứ đồ chơi, ống hút, dây chun
+ Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ
+ Nếu trẻ thấy khó chịu hay có vấn đề gì phải thông báo tới cô giáo lập tức
+ Nhắc nhở trẻ nằm ngủ đúng tư thế, giữ ấm cơ thể vào mùa đông.
Giải pháp 4: Giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua hoạt động ngoài trời, 
hoạt động lao động: 
- VD: Khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, bản thân luôn phải quan sát 
trẻ chơi, và hướng dẫn trẻ chơi an toàn như: Hướng dẩn trẻ cách leo lên xuống thang, 
cách nắm thành cầu trượt để trượt cho an toàn, cách bám chắc xích đu khi chơi, Khi 
có bạn đang chơi xích đu thì không được đứng ngay trước và sau xích đu vì sẽ gây 
nguy hiểm. 
- Trẻ biết xếp hàng chờ đến lượt mình chơi, không chen lấn xô đẩy bạn.
VD: Khi trẻ chơi với cát nước, và các hột hạt, tôi luôn nhắc trẻ không được để vào 
mũi, miệng, mắt
VD: Khi cho trẻ đi tham quan ở các di tích lịch sữ ở địa phương cô hướng dẫn trẻ, đi 
phía phải, khi quan sát phải thận trọng, không được xô đẫy bạn, không chen lấn nhau
Giải pháp 5 : Thực hành trải nghiệm các tình huống
 Ngoài các hoạt động trên, giáo dục những kỹ năng tự bảo vệ bản thân được diễn 
ra mọi lúc mọi nơi, qua một số hoạt động mà cô và trẻ đã thực hiện trải nghiệm thức 
tế”.
+ Bảo vệ mình trước các dịch bệnh 
VD: Khi có dịch bệnh xẫy ra, giáo viên cho trẻ thực hành trải nghiệm như: Thực hiện 
5k đeo khẩu trang đúng cách, khử khuẩn, vệ sinh tay, nhà cữa, khai báo y tế, không 
tụ tập nơi đông người
+ Thực hành trải ngiệm khi có người lạ muốn tiếp cận
 VD: Khi có người lạ tiếp cận trẻ chạy thật nhanh, hét thật to, không cho người lạ 
tiếp cận, không tiết lộ thông tin cho người lạ, gọi những người xung quanh giúp 
đỡ 
+ Thực hành trải nghiệm khi gặp hỏa hoạn 
 VD: Khi có đám cháy xảy ra trẻ phải bình tĩnh, lấy khăn, hoặc mảnh vải che miệng, 
che mũi, cúi thấp người, đi men theo tường để thoát ra ngoài, hoặc làm theo sự chỉ 
dẫn của người lớn, gọi điện thoại theo số 114 để nhờ giúp đỡ
+ Thực hành khi bị lạc bố mẹ người thân. 
 VD: Khi bị lạc người thân, trẻ phải đến trạm cảnh sát để cung cấp thông tin địa chỉ, 
số điện thoại của bố mẹ và người thân nhờ sự giúp đỡ
 + Thực hành khi có người lạ muốn sờ vào 4 vùng riêng tư qua bảng tuyên truyền, thông qua việc mời phụ huynh tham quan hoặc tham gia trực 
tiếp vào các hoạt động của lớp hay thông qua buổi họp phụ huynh. 
 Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình. Nhiều phụ huynh cho rằng 
con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng trẻ mẫu giáo 
vẫn được sống trong sự bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ, làm hết tất cả mọi việc 
cho con. Những trên thực tế, không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình 
huống xấu.
 Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm hại, thủ phạm lại chính là 
người thân quen như bạn bố mẹ, hàng xóm quen biết. Chính vì vậy, người lớn phải 
khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống xấu có thể gây hại cho trẻ và giúp 
con biết cần xử lý như thế nào. Cô giáo phối hợp cùng phụ huynh khéo léo dạy trẻ 
cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Giúp trẻ chủ động, cảnh 
giác với tình huống khi có người quan tâm thái quá đến cơ thể của trẻ. Dạy trẻ một 
số cách phản kháng và tự bảo vệ bản thân. 
 Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc 
mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm 
ra cách giải quyết, không áp đặt, cấm đoán trẻ.
 Thay vì “Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống 
cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì 
sẽ phải làm như thế nào?
 Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần 
có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm 
cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế 
hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng 
biết tự bảo vệ mình trong cuộc sống sau này.
 Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất 
phương pháp giáo dục trẻ:
- Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình.
- Không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏi để 
trẻ tự tìm tòi.
- Không vội vàng phê phán đúng, sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể 
đưa ra kết luận của mình.
 Thông qua bảng tuyên truyền với phụ huynh: Bảng được thiết kế đẹp, kích thước 
to rõ, các phụ huynh có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng. Đây là nơi trao đổi thông 
tin với phụ huynh rất hiệu quả. Theo từng nội dung tôi có đánh máy nội dung giáo 
dục các kỹ năng cần thiết cho trẻ mà cô đang dạy trẻ ở trên lớp để phụ huynh cùng 
dạy trẻ và cùng rèn luyện.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_tu_bao_ve_ban_than_ch.docx