Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học

Thông qua hoạt động văn học giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh. Ngoài ra hoạt động văn học còn mang tính nghệ thuật cao, qua ngữ điệu giúp trẻ cảm nhận được cái hay,cái đẹp trong tiếng mẹ đẻ, những hành vi đẹp trong cuộc sống ,từ đó trẻ biết sử dụng những ngữ điệu của mình để thể hiện tình cảm. Ngoài ra văn học còn giúp phát triển trí nhớ, tư duy cho trẻ 4-5 tuổi ,và là công cụ giúp trẻ nói lên nhưng suy nghĩ cảm nhận của mình về nhân vật trong chuyện.
Nắm được ý nghĩa và tầm quan trọng của môn làm quen với văn học đối với sự phát triển ngôn ngữ trẻ, tôi đã nhận thức được rằng mình cần phải tìm tòi đưa ra được những nội dung phương pháp và hình thức dạy đổi mới để kích thích sự hứng thú, say mê của trẻ vào tiết học nhằm khuyến khích trẻ nói nhiều, đọc nhiều nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
doc 13 trang skmamnon 31/01/2025 470
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 4- 
 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ 
 LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC”
 Họ và tên: Hoàng Thị Việt Thủy
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Mai Thủy
 Quảng Bình, tháng 9 năm 2018
 2
 Quảng Bình, tháng 01 năm 2013 Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng 
con đường luyện tập thường xuyên hằng ngày. Đây là cơ hội để trẻ trải nghiệm, 
vận dụng vốn ngôn ngữ đã tích luỹ được vào hoạt động của bản thân, là điều kiện 
rất tốt để trẻ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ.. Từ những cơ sở lý luận trên 
tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 
4-5 tuổi qua hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học” nhằm đáp ứng nhu cầu 
nhận thức của trẻ mầm non hiện nay.
 Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là nhằm phát triển vốn từ, ngôn 
ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe hiểu ngôn ngữ, khả năng trình 
bày logic, có trình tự, chính xác và rèn kỹ năng nghe đọc, kể, diễn cảm các tác 
phẩm văn học cho trẻ 4-5 tuổi
 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài
 - Đóng góp một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 
bé qua hoạt động làm quen với văn học.
 - Giúp trẻ phát triển thẩm mĩ, giáo dục kỹ năng sống từ đó góp phần phát triển 
toàn diện nhân cách trẻ.
 Khi thực hiện sáng kiến này tôi nhận thấy trẻ đã có sự quan tâm đối với văn 
học, đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc có hiệu quả rõ dệt giúp hình thành 
và phát triển hoàn thiện nhân cách trẻ. Tôi tin rằng nếu được áp dụng trong độ tuổi 
mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non Tnơi tôi đang công tác cũng như trong các 
trường mầm non khác thì không những chúng ta đã bồi đắp về tinh thần cho trẻ mà 
hơn thế nữa sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, góp phần giúp trẻ phát triển 
toàn diện và lưu giữ những bài thơ, những câu chuyện cổ tích hay của văn học trẻ 
em Việt Nam.
 1.3. Điểm mới của đề tài: 
 - Xác định nội dung cần nói giúp cho lời nói của trẻ có nội dung thông báo 
ngắn gon, rõ ràng. Sắp xếp nội dung đã lựa chọn giúp cho lời nói của trẻ được đầy 
đủ hợp lý và có logic.
 - Lựa chọn từ giúp trẻ diễn tả chính xác nội dung mình cần thông báo. Chọn 
từ giúp cho lời nói của trẻ rõ rang, chính xác và mang sắc thái biểu cảm.
 - Sắp xếp cấu trúc lời nói có sự liên kết các câu nói lại với nhau tạo thành 
chuỗi lời nói nhằm diễn tả trọn vẹn một ý, một nội dung nào đó để giúp người nghe 
hiểu được.Đây là sự sản xuất toàn bộ nội dung thong báo có logic.
 - Diễn đạt nội dung nói phải ngừng nghỉ ngắt giọng đúng, để giọng nói của 
trẻ không ê, a, ậm ừ. Luyện cho trẻ tác phong khi nói phải thoai mái, tự nhiên, khi 
nói nhìn vào mặt người nói.
 Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ mạch lạc được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi 
trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Tiếp tục dạy trẻ biết nghe – hiểu – trả lời câu hỏi 
của người lớn. Biết trò chuyện với những người xung quanh. Dạy trẻ kể chuyện về 
 4 - Kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đến tình 
trạng dùng từ không chính xác, câu lủng củng.
 - Trẻ nói, phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh trẻ 
(nói tiếng địa phương)
 Từ những thuận lợi và khó khăn đó, tôi thấy rằng phải cần phải khắc phục, sửa 
đổi và hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và 
tập cho trẻ làm quen văn học. Vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát một số kĩ năng của 
trẻ để có định hướng dạy trẻ, kết quả khảo sát như sau:
 Nội dung khảo Số trẻ Tỉ lệ Tỉ lệ
 Đạt Không đạt
 sát khảo sát (%) (%)
 Kĩ năng nghe kể 
 30 9 30,0 21 70,0
 chuyện diễn cảm
 Kĩ năng đàm 
 30 10 33,3 20 66,7%
 thoại
 Kĩ năng kể lại 
 chuyện và đóng 30 16 53,7 14 46,7%
 kịch
 * Từ kết quả khảo sát trên tôi xác định một số nguyên nhân sau:
 - Giáo viên chưa biết dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ 
lời kể
 - Giáo viên chưa lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ
 - Chưa tuyên truyền và kết hợp về phương pháp giáo dục giữa giáo viên và 
gia đình.
 Qua phần khảo sát trên, tôi phải phân loại đối tượng trong lớp để nắm được 
tình hình thực tế tìm hiểu và giáo dục một số trẻ cá biệt. Do đó chỉ tiêu cần đạt cuối 
năm học là từ 80 – 90% trẻ lớp tôi có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc
 2.2. Các giải pháp.
 Giải pháp 1. Tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức.
 Hiện nay chương trình Giáo dục Mầm non được cải cách, thay đổi nhiều ở 
tất cả các lĩnh vực đặc biệt lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, trước sự thay đổi nhiều về 
phương pháp giảng dạy và nhu cầu lĩnh hội kiến thức của trẻ được nâng cao. Với 
bản thân tôi nói riêng và các giáo viên mầm non nói chung phải không ngừng học 
tập, trau rồi nâng cao trình độ, để tìm gia những phương pháp dạy học tích cực 
nhất, thu hút trẻ tập chung vào bài học, và mang lại kết quả nhận thức cao nhất cho 
trẻ.
 Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực. 
Bậc học Mầm non đã đưa Công nghệ thông tin vào trong các hoạt động để giúp trẻ 
 6 sách chuyện, tranh chuyện, họa báo, tạp chí, để xây dựng góc sách chuyện mang 
những nội dung giúp trẻ làm quen văn học, để các giờ hoạt động góc trẻ được xem 
tranh vẽ về các câu chuyện, bài thơ.Trong giờ hoạt động góc này cô giúp trẻ, 
hướng dẫn trẻ dần dần chi giác và đọc kể được những bài thơ câu chuyện đó.
Trong giờ đón và trả trẻ tôi mở đĩa ghi hình và tiếng những bài thơ câu chuyện cho 
trẻ xem nhằm giúp trẻ tri giác dần dần nội dung những bài thơ câu chuyện đó.
 - Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội 
hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ.
 Trong lớp tôi trang trí những mảng tranh chuyện thể hiện nội dung những 
bài thơ, câu chuyện theo từng chủ điểm. VD: với chủ diểm thế giới thực vật tôi 
trang trí mảng tranh truyện “ Cây thìa là” hoặc thơ “Cây dây leo” hoặc tôi hướng 
dẫn các cháu cùng làm những quyển tranh về những câu chuyện, bài thơ trẻ đã 
được làm quen để tăng thêm phần phong phú cho góc sách chuyện và tận dụng khả 
năng tối đa nâng cao chất lượng làm quen văn học cho trẻ.
 - Tôi sử dụng các nguyên vật liệu mở như: Thanh tre. Ly nhựa, nắp thiếc, 
hộp sữa, lõi giấy vệ sinh để làm thành những con rối xinh xắn. Trẻ cũng có thể 
sử dụng được để kể chuyện theo ý thích.
 - Để làm trang phục cho trẻ khi đóng kịch tôi dùng: Vải vụn, giấy, lá cây, tạo 
nhiều kiểu dáng trang phục lạ mắt thu hút trẻ.
 - Chú ý đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa 
sai, rèn luyện khả năng ngôn ngữ cho trẻ.
 - Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách 
sử dụng tranh, sách tranh, rối, mô hình, giáo án powerpointđể giúp trẻ cảm thụ 
văn học một cách tốt nhất.
 *Về phía nhà trường:
 Từ những năm học trước thực hiện chuyên đề “Văn học” nhà trường đã có 
suy nghĩ cần phát huy hiệu quả phòng thư viện, đồ chơi,phòng máy tính với các 
trang thư viện điện tử ở đó lưu trữ những giáo án văn học có ứng dụng công nghệ 
thông tin hoặc những hình ảnh, giữ liệu liên quan để thiết kế giáo án ứng dụng 
công nghệ thông tin phục vụ tiết dạy làm quen văn học.
 Đến nay trường đã có đủ sách, tranh chuyện, tranh thơ, thư viện đồ chơi, thư 
viện giáo án điện tử phục vụ tiết dạy văn học cho tất cả các lứa tuổi.
 - Về chuyện thì có truyện cổ tích, chuyện kể sang tạo theo từng chủ điểm, 
những bài thơ, ca dao, cùng với nguồn tài liệu được lựa chọn với khả năng nhận 
thức củ trẻ.
 - Trong thư viện đồ chơi có vòng quay kỳ diệu, tranh rời, để trẻ tự sắp thành 
câu chuyện, có sân khấu rối với đủ loại rối, trang phục để trẻ diễn tập tạo nhiều 
hứng thú để giới thiệu nhân vật trong chuyện và trong thơ, trẻ có thể đóng kịch thể 
hiện các nhân vật trong chuyện, trong thơ.
 8 chọn lọc. Khi đó trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ 
đóng, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt.
 Ví dụ: Chủ đề gia đình, câu chuyện Tích Chu.
 Cháu Thịnh đóng vai Tích Chu: Lúc đầu ham chơi, thái độ không vâng lời, 
sau biết lỗi tỏ thái độ nhận lỗi, giọng chầm (Bà ơi, bà đi đâu! Bà ở lại với cháu, 
cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!)
 Cháu Ánh Nguyệt đóng vai bà (giọng run run, rứt khoát) Bà đi đây! Bà 
không về nữa đâu!
 Cháu Thùy đóng vai bà tiên (tính cách hay giúp đỡ mọi người, giọng dịu 
dàng,nhỏ nhẹ) Nếu cháu muốn bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy 
nước suối tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối tiên xa lắm cháu có đi được 
không?
 Giải pháp 5. Tổ chức ôn luyện mọi lúc, mọi nơi, ôn luyện thông qua lễ hội
 * Hoạt động ngoài trời:
 Dạy trẻ kể về những hiện tượng, sự kiện trong cuộc sống hàng ngày, những 
điều trẻ đã biết, tưởng tượng Trẻ phải tự chọn nội dung, hình thức ngôn ngữ sắp 
xếp chúng theo một chật tự nhất định.
 Tôi chủ yếu tập cho trẻ kể theo hai dạng: kể chuyện miêu tả, kể chuyện 
theo chủ đề.
 * Kể chuyện miêu tả: Tôi dạy trẻ nêu tên, đặc điểm theo thứ tự khảo sát, 
tính liên hệ, kết thúc nêu ý nghĩa hoặc hành động.
 Ví dụ: Miêu tả thời tiết – Trời âm u, mây đen ,gió thổi mạnh, trời sắp mưa.
 * Kể chuyện theo chủ đề: Tôi chủ yếu rèn cho trẻ truyền đạt lại những sự 
kiện sảy ra trong một thời gian nhất định của nhân vật nào đó.
 Ví dụ: Truyện: Dê con nhanh trí – Con chó sói giả làm dê mẹ lúc dê mẹ đi 
vắng, nó giả giọng dê mẹ, nó nhúng chân vào thùng bột cho chân trắng giống dê 
mẹ. Nhưng chó sói vẫn bị dê con phát hiện ra và đuổi sói đi.
 Thời gian đầu trẻ kể theo mẫu của cô, sau đó có thể trẻ nhận thức chậm kể 
theo mẫu của cô. Để tập cho trẻ kể cô có thể cầm con rối để kể từng câu một, sau 
đó đặt câu hỏi để trẻ kể về con rối của trẻ
 Khi trẻ kể tôi thường nhắc trẻ: Trẻ phải đứng quay mặt về phía các bạn. 
Giọng kể rõ ràng, tốc độ hợp lí, tư thế tự nhiên thoải mái. Khi trẻ kể tác phong 
không đúng kể sai, phát âm ngọng... cô nên để trẻ kể song rồi mới sửa, nhận xét 
nhưng không nên dừng lại quá lâu. Nếu trẻ quên hoặc không nói, cô đặt câu hỏi 
gợi ý giúp trẻ. Sau khi trẻ kể, cô nhận xét đánh giá chuyện kể của từng trẻ ngay, 
không nên để cuối giờ học.
 * Dạy trẻ kể chuyện theo trí nhớ:
 -Mục đích: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, ghi rõ mẫu câu cần luyện.
 - Chọn đề tài phù hợp với nhận thức và kinh nghiệm của trẻ. Để trẻ ghi nhớ 
một cách có chủ đích chuẩn bị kể được tốt, tôi thường giao nhiệm vụ trước cho trẻ. 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_phat_trien_ngon_ngu_mach_lac.doc