Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non

Để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, trong đó giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tốt tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách cho trẻ 4 - 5 tuổi hiện tại và phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Có nhà giáo dục đã nói rằng “Trẻ em như tờ giấy trắng, chúng ta vẽ cái gì lên thì sẽ được cái đô’”. Trẻ ở lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển cơ thể non nớt của trẻ chịu sự tác động mạnh mẽ và sự ảnh hưởng quyết định của môi trường sống xung quanh trẻ cho sự tăng trưởng và phát triển để trẻ có một sự phát triển toàn diện và thể hiện trí tuệ, tình cảm, tham mỹ.
Việc giáo dục nội dung bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ có thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng, ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạp lên cây xanh... Bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh và mọi người xung quanh có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động làm môi trường của chúng ta “Xanh- sạch - đẹp ”.
docx 19 trang skmamnon 24/07/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non
 2
chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất của con người, là nơi chứa đựng 
các phế thải do con người tác động. Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 
4- 5 tuổi tại trường mầm non là rất cần thiết. Thông qua việc giáo dục ý thức bảo vệ 
môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu môi trường sống của bản thân 
nói riêng và con người nói chung.
 Để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, trong 
đó giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ 
ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tốt tạo cơ sở cho việc hình thành 
nhân cách cho trẻ 4 - 5 tuổi hiện tại và phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Có nhà 
giáo dục đã nói rằng “Trẻ em như tờ giấy trắng, chúng ta vẽ cái gì lên thì sẽ được cái 
đô’”. Trẻ ở lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển cơ thể non nớt của trẻ 
chịu sự tác động mạnh mẽ và sự ảnh hưởng quyết định của môi trường sống xung 
quanh trẻ cho sự tăng trưởng và phát triển để trẻ có một sự phát triển toàn diện và thể 
hiện trí tuệ, tình cảm, tham mỹ.
 Việc giáo dục nội dung bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ có 
thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng, ngăn nắp, 
biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình 
thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như vứt 
rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạp lên cây xanh... Bên cạnh đó 
giúp cho các bậc phụ huynh và mọi người xung quanh có kiến thức cơ bản về giáo 
dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động làm môi trường của 
chúng ta “Xanh- sạch - đẹp ”.
 Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp, có thói quen ngay từ nhỏ, 
giúp trẻ nhận thức được thái độ, hành vi đúng của trẻ với môi trường xung quanh. 
Chúng tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, những 
vấn đề cần trao đổi phối hợp với phụ huynh và những kiến nghị đề xuất về vấn đề đay 
mạnh công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi và từ đó chúng tôi 
đã nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho 
trẻ 4-5 tuổi” tại trường mầm non.
 5.2. Nội dung của sáng kiến.
 Giải pháp 1: Tình trạng giải pháp đã biết 4
tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non, yêu cầu 
giáo viên phải có kiến thức về môi trường và những tác động qua lại của môi trường 
sống với cuộc sống con người. Điều đó bắt buộc giáo viên phải thường xuyên tìm hiểu 
tham khảo tài liệu, ti vi, tập san... Qua các cuộc thi giáo viên giỏi, các tài liệu hướng 
dẫn chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường của sở, phòng, không ngừng bồi dưỡng 
học hỏi cho bản thân, từ đó tạo ra môi trường cho trẻ, để trẻ thể hiện thái độ của mình 
sao cho phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường cho trẻ.
 Giải pháp 3: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cần tích hợp vào các hoạt 
động khác.
 * Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi.
 Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, có vai trò rất lớn đối 
với sự phát triển toàn diện, đặc biệt là hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Trong 
hoạt động vui chơi, trẻ phản ánh lại cuộc sống hàng ngày mà trẻ đã thấy xung quanh, 
thông qua các trò chơi phân vai, trẻ đóng vai lại những hành động quen thuộc của 
người lớn mà trẻ đã thấy của người làm công tác bảo vệ môi trường như: trồng cây, 
chăm sóc cây, nhặt rác... xung quanh khu vực của lớp mình.
 - Góc phân vai: cho trẻ đóng vai bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người, chú ý 
giữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải y tế....
 Ví dụ: cho trẻ đóng vai cảnh sát giao thông đi bắt những người vi phạm lấn 
chiếm vỉa hè, gây mất trật tự công cộng, đi sai đường, bán hàng rong... Giáo dục trẻ 
luật lệ an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
 Trò chơi gia đình, trẻ phải dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, quần áo 
gấp gọn gàng, ngăn nắp đi mua đồ dùng gia đình giữ gìn không rơi vỡ, tập làm món 
ăn đơn giản chú ý vệ sinh dụng cụ nhà bếp. 6
 Nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh phải đúng nơi quy định, 
đi xong để dép lên giá xếp ngay ngắn theo to, sau đó biết lấy gối đi ngủ, biết gấp quần 
áo và để đúng nơi quy định.
 * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động đi dạo, thăm quan
 Với trẻ mầm non được thăm quan dã ngoại là điều rất cần thiết, vì trong hoạt động 
này trẻ được khám phá trải nghiệm nhiều điều mới, trẻ được quan sát trực tiếp với môi 
trường tự nhiên, các địa danh, danh lam thắng cảnh, được tìm hiểu về di tích lịch sử ở 
địa phương để trẻ cảm nhận vẻ đẹp của môi trường quanh trẻ và có ý thức giữ gìn bảo 
vệ. Chúng tôi cho trẻ đi thăm quan môi trường trong lớp học của các lớp học khác, khu 
vực quanh trường. Phối hợp với phụ huynh học sinh và giáo viên các lớp lá cho trẻ đi 
thăm quan mộ các anh hùng liệt sĩ tại khu phố Bình An, phường An Lộc. Yêu cầu trẻ 
nhận xét về vệ sinh môi trường ở nơi đó và tìm cùng nhau nhặt lá cây, nhổ cỏ, thắp hương 
cho các liệt sĩ.
 Hình ảnh trẻ thắp hương tại mộ 6 liệt sĩ
 Ví dụ: trong buổi đi dạo chơi quanh sân trường, cô cho trẻ quan sát các bồn hoa, 
cây cảnh. Cô đặt câu hỏi vì sao cây cằn cỗi và có nhiều cỏ dại mọc. Trẻ phải biết cây 
không được chăm sóc và cỏ dại mọc lên. Từ đó cho trẻ nho cỏ, tưới nước cho cây, lau 
chùi lá.
 * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động tạo hình, lao 
động.
 Ớ trường mầm non, hoạt động lao động rất có ý nghĩa đối với trẻ. Ngoài việc giúp 
trẻ phát triển thể chất, hoạt động lao động còn giúp trẻ yêu quý hoạt động lao động và 8
 - Sắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định.
 Trẻ thu gom rác quanh trường Trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
 Trẻ lau dọn sắp xếp đồ dùng, đồ chơi
 Sau khi trẻ lao động xong cho trẻ nhận xét về quang cảnh của trường trước 
và sau khi lao động, để cho trẻ cảm nhận được niềm vui khi lao động và sau khi 
hoàn thành công việc trẻ nhìn thấy thành quả lao động của mình là môi trường sạch, 
đẹp. Từ đó hình thành cho trẻ ý thức tự lập, tự giác và tinh thần đoàn kết cùng nhau 
bảo vệ môi trường.
 * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động nêu gương.
 Nêu gương cũng là một trong những hoạt động để chúng tôi thực hiện nhiệm 
vụ giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ một cách có chiều sâu, giúp cho trẻ có ý thức 
bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất. Trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở 
trường, lớp khi trẻ làm được những việc tốt như: biết kê bàn ăn, biết gấp khăn, biết 10
 Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào các hoạt động khác đã 
mang lại kết quả cao và tạo ra được các mối quan hệ giữa con người với con người, 
con người với môi trường xung quanh, để có kết quả đó thì trẻ phải biết thực hiện 
những nội quy, quy định ở trong lớp và đó cũng là giải pháp tiếp theo mà tôi sử 
dụng trong đề tài.
 Giải pháp 4: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua những nội quy đơn 
giản và gần gũi với trẻ hàng ngày khi ở lớp.
 - Qua những khái niệm đơn giản chúng tôi giúp trẻ hiểu và phân biệt được 
đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn và các tác hại khi sống trong môi trường 
ban để từ đó có các nhận thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe trẻ.
 - Để kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ, chúng tôi cũng luôn chú ý tạo 
cho trẻ môi trường lớp học sạch đẹp thân thiện, trang trí các nội dung giáo dục theo 
chủ đề. Ớ các góc chơi của lớp chúng tôi thường gắn những nội quy nho nhỏ giúp 
trẻ thực hiện đúng theo nội quy của từng góc chơi.
 Ví dụ: ở góc học tập chúng tôi dán các hình ảnh về các quyển sách, các đồ 
dùng vào từng ô để cho trẻ biết được ô đó để sách gì, đồ dùng gì nhằm giúp trẻ 
không để sách, đồ dùng, đồ chơi khác lẫn vào....
 Ngoài ra trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở lớp, chúng tôi còn hình thành 
cho trẻ thói quen lao động tự phục vụ như: lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ 
chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rửa tay 
bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh xong, biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng 
ngày.
 - Từ đó chúng tôi cũng đưa ra kế hoạch trực nhật và lịch phân công trực nhật 
để giúp trẻ biết được công việc của mình trong ngày.
 Ví dụ: trong giờ ăn bạn trai giúp cô giáo kê bàn ăn, thu bàn, bạn gái giúp cô 
chuẩn bị đĩa đựng thức ăn rơi và khăn lau, lau bàn. Giờ ngủ bạn trai giúp cô kê 
giường ngủ, bạn gái trải nệm.
 - Trong nhà vệ sinh chúng tôi gắn các hình ảnh kí hiệu nam nữ, để trẻ tự phân 
biệt được bên vệ sinh nam, vệ sinh nữ từ đó trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định. 12 giấy vụn như thế nào để chúng sẽ 
không bị rơi, bẩn ra bàn và lớp? Từ đó trẻ sẽ đưa ra phương án của mình.
 Ví dụ 2: chủ đề gia đình, đề tài “Ngôi nhà của bé” giáo viên to chức cho trẻ 
chơi trò chơi “Chọn những hành vi Đúng - Sai”. Cô có hình ảnh về việc giữ gìn 
bảo vệ môi trường với các hình ảnh: bé bỏ rác vào thùng; vứt rác bừa bãi; bé quét 
nhà; giẫm lên cỏ; bé đu cành cây; bé ngồi lên bàn; bé tranh giành đồ chơi...sau đó 
chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có một bức tranh, trẻ phải bật qua các vòng và yêu cầu 
một đội đánh dấu X vào vòng tròn các hành vi đúng và một đội đánh dấu X vào 
vòng tròn những hành vi sai. Thời gian sau một bản nhạc đội nào đánh dấu được 
đúng theo yêu cầu là chiến thắng.
 Từ đó trẻ đã biết hành vi đúng sai khi chăm sóc bản thân và môi trường, tự 
làm một số công việc đơn giản hàng ngày: vệ sinh cá nhân, trực nhật.
 Giải pháp 6: giáo dục bảo vệ môi trường qua việc tổ chức cho trẻ làm 
đồ choi sáng tạo.
 Bên cạnh những giải pháp vừa kể trên chúng tôi trao đổi với các bạn đồng 
nghiệp suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản được 
tận dụng từ nguyên liệu, đồ phế thải bỏ đi để hướng dẫn trẻ cùng thực hiện. Sưu 
tầm thêm các mẫu đồ chơi trên mạng, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non để làm 
phong phú hơn ngân hàng đồ chơi tại lớp cho trẻ.
 Từ các đồ dùng bỏ đi như: chai nước rửa bát, hộp sữa chua, băng đĩa hỏng, 
chai nước ngọt, tờ lịch cũ... cô và trò cùng chế tác thành những đồ vật, đồ dùng gần 
gũi, quen thuộc: 14 phát triển của trẻ, là nguồn động viên 
khích lệ và luôn sát cánh bên chúng tôi bởi vì không những cha mẹ rèn nề nếp cho 
con của mình mà còn tuyên truyền cho các bậc cha mẹ khác cùng ý thức để bảo vệ 
môi trường và nhiệt tình ủng hộ các phong trào của trường lớp.
 Chúng tôi đã phối hợp y tế tuyên truyền với cha mẹ trẻ về sự ô nhiễm môi 
trường của địa phương hiện nay bằng cách:
 + Từ đầu năm đến nay trường chúng tôi to chức họp cha mẹ học sinh đúng 
định kì, 3 lần/ năm ( đầu năm học và hết học kỳ I, cuối năm học). Trong các buổi 
họp cha mẹ học sinh, giáo viên phổ biến rõ nề nếp và những quy định chung của 
trường về chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên cần phải nói rõ ý nghĩa và tầm quan 
trọng về môi trường cho cha mẹ học sinh được biết.
 + Cần lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh theo từng chủ đề.
 + Trưng bày các góc chơi, sản phẩm của trẻ để giới thiệu với cha mẹ trẻ.
 + Qua giờ đón trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ cất 
giầy, dép, đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Nhắc nhở phụ huynh để xe đúng khu 
vực cho phép, và bỏ rác vào thùng khi cho con ăn xong quà bánh.
 + Tuyên truyền bằng góc tranh ảnh ngoài cửa lớp học về các khu ô nhiễm 
môi trường, khu rác thải chưa được xử lý, những cánh đồng lạm dụng thuốc trừ 
sâu... Đặc biệt trong năm học vừa qua mỗi phụ huynh lớp tôi đã ủng hộ hai buổi để 
làm cỏ vườn trường, dọn rác xung quanh khu vực trường, lớp, kết hợp cùng giáo 
viên chúng tôi trồng rau, trồng cây ăn quả cho khu vực vườn trường, nhiều phụ 
huynh còn sưu tầm phế liệu (chai, lọ, vỏ sò... ) để làm đồ chơi.... đồ chơi tự làm vừa 
tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường lại không kém phần hấp dẫn, lạ mắt với trẻ.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_t.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non.pdf