Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giáo dục nề nếp cho trẻ 4-5 tuổi
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu “Giải pháp giáo dục nề nếp cho trẻ 4-5 tuổi” bản thân không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động của trẻ mà bản thân còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giáo dục nề nếp cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giáo dục nề nếp cho trẻ 4-5 tuổi
Như chúng ta đã biết đa số trẻ khi ở nhà đều được ông bà, bố mẹ yêu thương chăm sóc và rất nuông chiều. Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa quen với nề nếp, thói quen của lớp Do vậy giáo dục nề nếp, thói quen tốt trong trường mầm non có một ý nghĩa rất lớn giúp cho tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống, hành vi ứng xử văn minh, văn hóa trong xã hội và hình thành nhân cách con người Năm học 2021 - 2022 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4 - 5 tuổi, tuy nhiên do nghỉ dịch bệnh Covid-19 kéo dài. Đa số học sinh khi vào lớp chưa có nề nếp thói quen trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ chưa có các kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi để ngăn nắp gọn gàng, chưa biết chia sẻ với bạn trong các hoạt động chơi, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, kỹ năng tự phục vụ chưa cao. Giải pháp 1: Khả năng tự học, tự rèn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu “Giải pháp giáo dục nề nếp cho trẻ 4-5 tuổi” bản thân không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động của trẻ mà bản thân còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Giải pháp 2: Tổ chức lồng ghép giáo dục nề nếp vào các hoạt động Khi thực hiện giáo dục nề nếp cho trẻ thì tôi lồng ghép giáo dục nề nếp cho trẻ vào các hoạt động bởi đó là việc làm đầu tiên và không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục giúp cho giáo viên thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Giờ đón - trả trẻ: Khi trẻ mới đến lớp tôi hướng dẫn trẻ chào ba, mẹ và gấp quần áo, mũ, khăngọn gàng bỏ vào balo rồi cất vào nơi quy định để khi cần tìm sẽ dễ dàng và nhanh. Trước khi ra về trẻ tự kiểm tra lại đồ dùng của mình. Sau một, hai lần tôi nhắc nhở và ngày nào trẻ cũng được thực hành các thao tác đó nên trẻ cất và lấy đồ dùng rất thành thạo và không cần đến sự giúp đỡ của người lớn nữa. Giải pháp 3:. Dạy trẻ có thói quen chào hỏi người lớn, chào hỏi khi có khách đến lớp Vào đầu năm học trẻ lớp tôi còn bỡ ngỡ, rụt rè và chưa có thói quen chào hỏi người lớn, chào cô giáo và những người xung quanh hoặc bố mẹ, cô giáo có nhắc nhở thì trẻ chỉ chào cho qua chuyện sau đó lại quên mất. Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề nên tôi đã áp dụng giải pháp dạy trẻ mà không mang tính gò bó, áp đặt để trẻ tiếp thu một cách tự nhiên thoải mái như: hằng ngày tôi luôn ân cần niềm nở, gần gũi với trẻ tôi thường kể những mẫu truyện, bài thơ cho trẻ nghe và giáo dục các hành vi: ứng xử có văn hóa, nói năng nhẹ nhàng, chào hỏi lễ phép Giải pháp 5: Dạy trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ Trẻ 4-5 tuổi thường chưa có thói quen vệ sinh cá nhân cũng như các thao tác tự phục vụ, đây cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh cũng như cô giáo quan tâm rất nhiều. Ở độ tuổi này trẻ thường chưa có thói quen tốt như bỏ rác không đúng nơi quy định, chưa biết tự mặc quần áo, lấy cất giày dép, đồ dùng cá nhân, chưa biết tự rửa tay, lau mặt đúng cách ...đây là những nội dung mà cô giáo phải dạy trẻ để tạo cho trẻ những thói quen, nề nếp tốt nhằm giữ vệ sinh cá nhân, đảm bảo vệ sinh chung đúng với môi trường giáo dục. Tôi thường trò chuyện với phụ huynh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình trẻ, tính cách trẻ và đăc biệt là quan điểm giáo dục của gia đình trẻ. Dần dần tôi giúp phụ huynh hiểu được rằng việc để con tự lập, không quá bao bọc, hay không có bố mẹ kè kè ở bên chính là đang mang lại những điều tốt đẹp cho con sau này. Qua một năm học tôi kiên trì thực hiện một số hình thức rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ thì bản thân thấy được những hiệu quả như sau. Đối với trẻ: Trẻ có ý thức, chấp hành tốt quy định của lớp, luôn vâng lời bố mẹ, biết đoàn kết, nhường nhịn, không tranh giành đồ chơi với bạn. Trẻ có hành vi đạo đức tốt, không nói tục chửi bậy, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, chào hỏi người lớn, yêu quý con vật, biết yêu thiên nhiên, biết quan tâm đoàn kết với bạn, biết cảm ơn xin lỗi. Khi chơi xong tự cất đồ chơi để ngăn nắp gọn gàng đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh tay, chân - quần áo sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy định Nội dung khảo sát Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện (khảo sát 29 trẻ trên lớp Chồi 2) Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Trẻ biết đoàn kết, nhường nhịn, 10/29 34,4% 26/29 89,6% không tranh giành đồ chơi với bạn Trẻ biết chào hỏi lễ phép với người 10/29 34,4% 26/29 89,6% lớn Đồ dùng đồ chơi để ngăn nắp gọn 12/29 41,3% 28/29 96,5% gàng đúng nơi quy định. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi 12/29 41,3% 25/29 86,2% trường, kỹ năng tự phục vụ CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ LẮNG NGHE
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giao_duc_ne_nep_cho_tre_4_5.pptx