Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp hình thành và khơi dậy tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi
Hiện nay, mỗi gia đình cha mẹ đều bận rộn với công việc bên ngoài, hay chiều chuộng con cái, chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự lập sớm cho con. Hầu như cha mẹ giao con cái cho ông bà chăm, thuê người giúp việc hoặc là thả lỏng con cái. Do đó những đứa trẻ này luôn có tính ỷ lại, dựa dẫm, không biết làm những công việc đơn giản phục vụ cá nhân, không có nề nếp thói quen tốt. Ngược lại với những trẻ được rèn tính tự lập từ sớm luôn mạnh dạn, tự tin học hỏi, nổi trội, biết phục vụ cá nhân, biết làm những công việc vừa sức phù hợp với độ tuổi.
Việc áp dụng các phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ ngày nay được nền giáo dục đặc biệt chú trọng. Các trường mầm non luôn đề cao trách nhiệm của từng giáo viên trong việc giáo dục trẻ tự lập sớm vì hết sức cần thiết mang lại cho trẻ kỹ năng sống hoàn thiện từng ngày.
Việc áp dụng các phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ ngày nay được nền giáo dục đặc biệt chú trọng. Các trường mầm non luôn đề cao trách nhiệm của từng giáo viên trong việc giáo dục trẻ tự lập sớm vì hết sức cần thiết mang lại cho trẻ kỹ năng sống hoàn thiện từng ngày.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp hình thành và khơi dậy tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp hình thành và khơi dậy tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi
Các biện pháp hình thành và khơi dậy tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Trong mỗi gia đình, niềm hạnh phúc nhất của những người làm cha mẹ đó là khi nghe những tiếng cười nói những câu hỏi nghộ nghĩnh và sự trưởng thành của con cái. Trẻ em chính là những mầm non tương lai của đất nước, của thế hệ mai sau. Ai cũng mong muốn con cái lớn lên trong một môi trường lành mạnh, được học tập được chăm sóc một cách tốt nhất, chính vì thế ngày nay nền giáo dục Việt Nam đặc biệt quan tâm và hướng đến sự giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt thẩm mỹ, thể chất, trí tuệ, tình cảm Ông cha ta có câu: “ Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn ngây thơ” Vì vậy để dạy trẻ tính tự lập ngay khi còn nhỏ là điều vô cùng cần thiết đối với các bậc cha mẹ cũng như của giáo viên đứng lớp.Trong đó việc giáo dục trẻ có một thói quen vệ sinh sạch sẽ, biết bảo vệ cơ thể bản thân, biết thực hiện được những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với độ tuổi ngay từ những việc nhỏ nhặt là việc làm cần thiết mà gia đình, nhà trường và xã hội cần giáo dục trẻ ngay từ khi trẻ bước vào đời. Tuy nhiên khi sống trong gia đình cha mẹ, ông bà luôn xem trẻ là những em bé chưa làm được gì phải cần có người lớn làm thay. Dần dần như một thói quen khiến cho trẻ luôn luôn dựa dẫm, chưa có kỹ năng tự phục vụ bản thân và khó thích nghi với những thay đổi mới. Khi đến độ tuổi đi học bước chân vào trường mầm non trẻ chưa có tính tự lập tự phục vụ cá nhân cho bản thân khiến cho trẻ khó hòa nhập với môi trường mới. Trẻ chưa biết tự lập gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên khi phải chăm sóc giáo dục một lớp từ 30 – 35 trẻ. Không chỉ giáo viên mà phụ huynh cũng lo lắng vì sợ con em mình không tự phục vụ cá nhân cho bản thân được vì đã quen có cha mẹ ông bà làm thay khi ở nhà. Chính vì điều đó, tôi rất quan tâm đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ càng sớm càng tốt. Tôi luôn cảm thấy lo lắng, băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để trẻ tự phục vụ cá nhân cho bản thân bằng những công việc đơn giản phù hợp mà không dựa dẫm, ỉ lại người lớn? Qua thời gian công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non Bình Minh, tôi thấy được thực trạng trên diễn ra hằng năm đối với tất cả các lứa tuổi. Năm học 2020 – 2021 được sự phân công của nhà trường, tôi nhận nhiệm vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ lớp mẫu giáo nhỡ 4, tôi nhận thấy rõ tình trạng 1/20 Các biện pháp hình thành và khơi dậy tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I Nội dung lý luận: Hiện nay, mỗi gia đình cha mẹ đều bận rộn với công việc bên ngoài, hay chiều chuộng con cái, chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự lập sớm cho con. Hầu như cha mẹ giao con cái cho ông bà chăm, thuê người giúp việc hoặc là thả lỏng con cái. Do đó những đứa trẻ này luôn có tính ỷ lại, dựa dẫm, không biết làm những công việc đơn giản phục vụ cá nhân, không có nề nếp thói quen tốt. Ngược lại với những trẻ được rèn tính tự lập từ sớm luôn mạnh dạn, tự tin học hỏi, nổi trội, biết phục vụ cá nhân, biết làm những công việc vừa sức phù hợp với độ tuổi. Việc áp dụng các phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ ngày nay được nền giáo dục đặc biệt chú trọng. Các trường mầm non luôn đề cao trách nhiệm của từng giáo viên trong việc giáo dục trẻ tự lập sớm vì hết sức cần thiết mang lại cho trẻ kỹ năng sống hoàn thiện từng ngày. II. Thực trạng: 1. Đặc điểm tình hình chung của trường: Trường mầm non Bình Minh là trường nằm trên địa bàn huyện Gia Lâm, trường được xây dựng tương đối khang trang, rộng rãi có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Khung cảnh sư phạm của trường đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2020. Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Trường tiên tiến”. Năm học 2020 – 2021 nhà trường giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc” và được nhận bằng khen của ủy ban nhân dân thành Phố Hà Nội. Nhà trường tiếp tục sửa chữa, bổ sung trang thiết bị để nhà trường quy mô hơn, khang trang và đẹp hơn. Trường có bề dày thành tích, nhiều năm đạt trường tiên tiến cấp huyện, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Năm học 2020 – 2021 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ 4 với tổng số 32 trẻ.Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi nhận thấy có những thuận lợi khó khăn sau: 2. Những thuận lợi và khó khăn: 2.1. Thuận lợi: Ban giám hiệu luôn quan tâm đến vấn đề tạo mọi điều kiện cho từng giáo viên tham gia dự chuyên đề, hội giảng, kiến tập sinh hoạt chuyên môn tổ giúp giáo viên chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau cùng tiến bộ trong công việc. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 3/20 Các biện pháp hình thành và khơi dậy tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi *Bảng khảo sát tính tự lập đầu năm của trẻ 4-5 tuổi tại lớp nhỡ 4 được thể hiện qua các số liệu như sau: Đạt Chưa đạt Tổng Nội dung Số Tỷ Số số trẻ Tỷ lệ trẻ lệ trẻ Kỹ năng tự phục vụ bản thân 32 14 44% 18 56% Kỹ năng giữ gìn vệ sinh 32 16 50% 16 50% Kỹ năng hỗ trợ người khác 32 13 41% 19 59% Qua khảo sát tôi thấy trẻ lớp tôi đa số còn chưa biết cách tự phục vụ bản thân, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt kỹ năng giúp đỡ người khác còn rất ít trẻ đạt yêu cầu. Trẻ lớp tôi còn luôn ỉ lại, dựa dẫm vào cô giáo trong lớp, nếu không có cô giúp hoặc nhắc nhở thì trẻ không biết phải làm gì. 5/20 Các biện pháp hình thành và khơi dậy tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi tạo điều kiện để trẻ học những kĩ năng sống vì những trải nghiệm sẽ giúp trẻ thích ứng nhanh với môi trường xung quanh, phát triển tính nhanh nhẹn, khả năng tư duy, ý thức tự giác và tinh thần tập thể. * Rèn trẻ kỹ năng thể hiện bản thân: Một trong nhưng kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ tự thể hiện bản thân, luôn luôn tự tin trong công việc và có suy nghĩ mình sẽ làm được. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống và ở mọi lúc mọi nơi. Khi trẻ thấy rằng mình có thể tự làm được một việc nào đó, trẻ sẽ trở nên tự tin vào khả năng của mình hơn, sẽ cố gắng vượt mọi khó khăn ở mức độ cao nhất có thể hoàn thành nhiệm vụ mà không cần sự can thiệp của người lớn. Khi tôi cụ thể hóa được nội dung nhưng kỹ năng cơ bản mà người giáo viên cần dạy trẻ thì nó giúp tôi tự tin xác định được rõ ràng những việc, những kỹ năng mà tôi cần giáo dục cho trẻ. Luyện tập những điều trên hằng ngày, tôi thấy hiệu quả thật đáng bất ngờ, khoảng 85-90 % trẻ lớp tôi biết tự chăm sóc bản thân, hình thành tính tự giác rất tốt, và còn biết nhắc nhở bạn khi thấy bạn làm chưa đúng. Trẻ biết hợp tác, hỗ trợ người khác trong công việc, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn về bản thân mình 2/ Biện pháp 2: Tạo cho trẻ có môi trường giáo dục thuận lợi trong rèn luyện kỹ năng tự lập: * Tạo môi trường trong lớp học để dạy trẻ kỹ năng tự lập: Như chúng ta đã biết đối với mầm non thì môi trường lớp học có vị trí quan trong việc nhận thức của trẻ. Vì môi trường học tập là nơi trẻ tiếp xúc hàng ngày, nơi có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của trẻ. Ngay từ những ngày đầu được giao nhiệm vụ phụ trách lớp. Tôi đã lên kế hoạch trang trí môi trường bên trong và bên ngoài lớp xanh, sạch, đẹp. Trang trí các góc đảm bảo phân chia hợp lý giữa động và tĩnh, đảm bảo tính sư phạm, an toàn và thuận tiện khi sử dụng theo hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ là chủ đạo và trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. Tôi đã xây dựng trang trí các góc xung quanh lớp phù hợp với trẻ. Đặc biệt tôi đã xây dựng được góc kỹ năng với những kỹ năng tự lập như kỹ năng tết tóc, kỹ năng buộc dây giày, kỹ năng rót nước cam, kỹ năng tự đánh răng,tự đi vệ sinh, kỹ năng hót rác, đóng cởi cúc áoTrẻ được vui chơi ở góc theo các hình thức khác nhau và có nhiều cơ hội thực hành trải nghiệm. Đúng theo phương châm trẻ học bằng chơi, chơi mà học.( Ảnh 1) Tôi đã chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện đa dạng về hình dáng, mẫu mã gắn với những con vật, đồ vật gần gũi với trẻ, trẻ yêu thích, mầu sắc đẹp. Cụ thể: 7/20 Các biện pháp hình thành và khơi dậy tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi mình. Đặt biệt trẻ đã lớn khi đón trẻ tôi thường hay nhắc nhở phụ huynh không làm thay cháu, hãy để cháu tự cất đồ dùng cá nhân của mình. * Hoạt động học: Dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ như tự lấy cất đồ dùng đúng nơi quy định, qua các hoạt động cho trẻ tự hoạt động, luyện tập những điều trên hằng ngày, tôi thiết kế nội dung học dưới hình thức các trò chơi, khuyến khích trẻ học qua chơi. Ví dụ: Giờ Khám phá khoa học về môi trường xung quanh, thay vì giáo viên yêu cầu trẻ chọn những loại quả có nhiều hạt và ít hạt, giáo viên cho trẻ đóng vai những chú thỏ và, gấu thi đua hái quả, những chú thỏ hái những quả có nhiều hạt, gấu hái quả có ít hạt trẻ sẽ rất thích thú và tự giác tham gia vào hoạt động học, tôi thấy hiệu quả thật đáng bất ngờ, trẻ lớp tôi hình thành những kỹ năng tự phục vụ rất tốt, có tính tự giác và trẻ hiểu được những kỹ năng tự phục vụ của trẻ đang làm. * Hoạt động ngoài trời: Thông qua hoạt động ngoài trời, tôi cho trẻ được trở thành những nhân vật mà bé rất thích được làm như “Nhà khoa học tí hon” để khám phá thông qua các trò chơi như “Vật chìm, vật nổi”, “Chất tan, chất không tan”, “Vật lăn được, vật không lăn được” hay “Nhà thám hiểm tí hon” để tìm hiểu về sự thay đổi của sự vật xung quanh (cây nẩy mầm, lớn lên, nở hoa) để trẻ được tự tìm hiểu, chủ động tham gia và tự khám phá trong hoạt động. Tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm với những công việc ngoài thực tiễn như “làm bác nông dân”; “làm bác chăm vườn” để tự nhổ cỏ, lau lá, tưới cây. ( Ảnh 4 ) Thông qua hoạt động, trẻ tự lựa chọn đồ dùng, phương tiện phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Hay, trẻ trực tiếp được tham gia vào hoạt động hàng ngày của bác nuôi dưỡng, giúp trẻ trải nghiệm, cảm nhận và làm giàu kiến thức, kinh nghiệm làm cơ sở cho quá trình giáo dục TTL của trẻ. *Thông qua hoạt động ăn- ngủ vệ sinh: + Giờ ăn: Trước giờ ăn tôi luôn cho trẻ tự rửa tay và hỏi trẻ vì sao con phải rửa tay trước khi ăn. Trước khi ăn tôi phân công các tổ sẽ làm việc theo ngày hoặc theo tuần và mỗi tổ sẽ có nhiệm vụ khác nhau: Như tổ 1 giúp cô kê bàn, tổ 2 sẽ trải khăn bàn, tổ 3 sẽ bỏ chén thìa ra đĩa Trong giờ ăn trưa, ngoài việc động viên trẻ ăn hết khẩu phần tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn thì tôi luôn tạo tinh thần phấn khích cho trẻ bằng cách khen ngợi trẻ, thi đua giữa các tổ với nhau. Các trẻ đã lớn nên tôi không giúp trẻ cho trẻ ăn mà luôn để trẻ tự ăn. Trong quá trình ăn tôi nhắc nhở trẻ ăn chậm nhai kỹ, chú ý không làm rơi vãi thức ăn và không làm ồn ào trong giờ ăn. 9/20
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_hinh_thanh_va_khoi_day_t.doc