Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 4-5 tuổi
Trong hoạt động tạo hình ở trường Mầm non thì nội dung dạy trẻ vẽ có vai trò rất quan trọng, vì nội dung này chiếm nhiều thời lượng trong chương trình tạo hình. Thông qua hoạt động vẽ phát triển ở trẻ khả năng quan sát, nhận xét thế giới xung quanh, kĩ năng thể hiện đối tượng về hình dáng, tỉ lệ, đường nét, màu sắc.... Đặc biệt trong giờ học vẽ trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các hình còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô...nhưng mang lại cho trẻ cảm xúc thực sự khi tạo ra được 1 sản phẩm. Hơn nữa, tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say mê thực hiện ý tưởng của mình. Ngoài ra, giờ vẽ còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút... những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ.
Thực tế ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng luôn được quan tâm chú trọng và thực hiện thường xuyên nên đã thu được những kết quả đáng kể. Hơn nữa, ở trẻ 4 - 5 tuổi kỹ năng vẽ đã có sự thành thạo hơn độ tuổi dưới, nét vẽ của trẻ đã tự nhiên hơn, hình vẽ đã rõ đặc điểm đối tượng, màu sắc tươi sáng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế đó là: Hoạt động này được tổ chức với nội dung chưa phong phú, bằng những phương pháp, hình thức còn mang tính áp đặt. Trẻ thực hiện quá trình vẽ một cách thụ động, thiếu nguồn cảm hứng, dẫn đến kĩ năng vẽ của trẻ chưa cao như vẽ hình nhỏ thì làm cho bài vẽ vụn, vẽ hình nhiều chi tiết thì bị rối, cách sắp xếp bố cục còn theo hàng ngang, màu sắc thường di đi di lại nhiều, đặc biệt là hạn chế về vẽ màu bột và màu nước.
Thực tế ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng luôn được quan tâm chú trọng và thực hiện thường xuyên nên đã thu được những kết quả đáng kể. Hơn nữa, ở trẻ 4 - 5 tuổi kỹ năng vẽ đã có sự thành thạo hơn độ tuổi dưới, nét vẽ của trẻ đã tự nhiên hơn, hình vẽ đã rõ đặc điểm đối tượng, màu sắc tươi sáng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế đó là: Hoạt động này được tổ chức với nội dung chưa phong phú, bằng những phương pháp, hình thức còn mang tính áp đặt. Trẻ thực hiện quá trình vẽ một cách thụ động, thiếu nguồn cảm hứng, dẫn đến kĩ năng vẽ của trẻ chưa cao như vẽ hình nhỏ thì làm cho bài vẽ vụn, vẽ hình nhiều chi tiết thì bị rối, cách sắp xếp bố cục còn theo hàng ngang, màu sắc thường di đi di lại nhiều, đặc biệt là hạn chế về vẽ màu bột và màu nước.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 4-5 tuổi
“Biện pháp rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 4 - 5 tuôi” Tên đề tài: “Biện pháp rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 4 - 5 tuổi” PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ nhỏ về mọi mặt như: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật. Thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình đã giúp trẻ hình thành các đức tính tốt như yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp... Trong hoạt động tạo hình ở trường Mầm non thì nội dung dạy trẻ vẽ có vai trò rất quan trọng, vì nội dung này chiếm nhiều thời lượng trong chương trình tạo hình. Thông qua hoạt động vẽ phát triển ở trẻ khả năng quan sát, nhận xét thế giới xung quanh, kĩ năng thể hiện đối tượng về hình dáng, tỉ lệ, đường nét, màu sắc.... Đặc biệt trong giờ học vẽ trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các hình còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô...nhưng mang lại cho trẻ cảm xúc thực sự khi tạo ra được 1 sản phẩm. Hơn nữa, tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say mê thực hiện ý tưởng của mình. Ngoài ra, giờ vẽ còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút... những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ. Thực tế ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng luôn được quan tâm chú trọng và thực hiện thường xuyên nên đã thu được những kết quả đáng kể. Hơn nữa, ở trẻ 4 - 5 tuổi kỹ năng vẽ đã có sự thành thạo hơn độ tuổi dưới, nét vẽ của trẻ đã tự nhiên hơn, hình vẽ đã rõ đặc điểm đối tượng, màu sắc tươi sáng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế đó là: Hoạt động này được tổ chức với nội dung chưa phong phú, bằng những phương pháp, hình thức còn mang tính áp đặt. Trẻ thực hiện quá trình vẽ một cách thụ động, thiếu nguồn cảm hứng, dẫn đến kĩ năng vẽ của trẻ chưa cao như vẽ hình nhỏ thì làm cho bài vẽ vụn, vẽ hình nhiều chi tiết thì bị rối, cách sắp xếp bố cục còn theo hàng ngang, màu sắc thường di đi di lại nhiều, đặc biệt là hạn chế về vẽ màu bột và màu nước. Tình trạng này sẽ làm cản trở sự phát triển nhận thức thẩm mỹ của trẻ và làm mai một khả năng sáng tạo của trẻ. Từ những đặc điểm trên tôi luôn băn 2/20 “Biện pháp rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 4 - 5 tuổi” BẢNG KẾT QUẢ THỰC TRẠNG Thực trạng Chỉ tiêu/ Nội dung Số trẻ % 1. Số trẻ chú ý vào hoạt động. 23/34 68 Số lượng 2. Số trẻ có kỹ năng vẽ các nét 15/34 44,1 trẻ: 3. Số trẻ có kỹ năng phối màu đẹp. 15/34 44,1 34 4. Số trẻ có kỹ năng phân bố cục hợp lý. 18/34 53 5. Số trẻ có kỹ năng cầm bút, kỹ năng tô 20/34 59 màu 4/20 “Biện pháp rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 4 - 5 tuôi” a- Thuận lợi - Trường Mầm non nơi tôi công tác hiện nay có cơ sở vật chất tương đối tốt, môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, các lớp học được phân theo độ tuổi nên việc chăm sóc giáo dục trẻ thuận lợi hơn. - Trường nằm ngay giữa trung tâm xã và chỉ có một điểm trường nên thuận lợi cho việc phụ huynh đưa đón, trả trẻ. - Bản thân nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm từ việc dạy trẻ hoạt động tạo hình và vẽ cũng chính là hoạt động mà tôi yêu thích. - Khi thực hiện sáng kiến tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu và đồng nghiệp. - Thường xuyên được tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức để có cơ hội trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn. - Số trẻ trong lớp đều cùng một độ tuổi nên nhận thức của trẻ tương đối đồng đều. - Vốn biểu tượng của trẻ đã phong phú về hình dạng, màu sắc, kích thước và những thuộc tính khác nhau của đồ vật. Các vận động của tay và sự kiểm tra bằng mắt đối với hành động linh hoạt, thuần thục hơn. - Trẻ đã biết sử dụng màu sắc phong phú và sát với thực tế hơn. b. Khó khăn - Phòng học diện tích chưa đủ rộng, sĩ số trẻ lại đông nên việc tổ chức hoạt động tạo hình còn gặp nhiều khó khăn khi không đủ không gian để trưng bày sản phẩm. - Môi trường cho trẻ hoạt động còn chưa phong phú. - Trong quá trình dạy trẻ giáo viên còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ, chưa quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nhiều khi đặt ra yêu cầu quá cao hoặc quá thấp so với nhận thức của trẻ. - Các nội dung đều được tiến hành đủ thời gian quy định, song nội dung trọng tâm chưa được chú trọng, còn dàn trải, cái gì cũng đề cập đến song lại không khai thác được hết dẫn đến cấu trúc tiết dạy không chặt chẽ, hiệu quả giờ học chưa cao. - Mặc dù phương pháp áp dụng lấy trẻ làm trung tâm được áp dụng nhiều năm nhưng bản thân tôi vẫn còn mơ hồ, áp đặt trẻ theo ý kiến chủ quan của cô, trẻ chưa được khám phá, phân tích, khái quát hóa hình ảnh của đối tượng tri giác để hình thành các biểu tượng rõ nét về đối tượng cần miêu tả. - Tổ chức thiết kế giờ dạy còn chưa linh hoạt, nội dung chính và nội dung tích hợp còn chưa đan xen nhuần nhuyễn mà chủ yếu đặt cạnh nhau. 6/20 “Biện pháp rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 4 - 5 tuôi” thế 8/20 “Biện pháp rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 4 - 5 tuổi” _____________________________8/20___________________________ - Trẻ thực hiện: Trẻ về bàn ngồi, cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi và cách cầm bút. Khi trẻ vẽ, cô bao quát, quan sát trẻ vẽ. Cô hướng dẫn những trẻ gặp khó khăn khi thể hiện sản phẩm, có thể vẽ mẫu lại riêng cho trẻ đó xem trên tờ giấy khác. * Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm, nhận xét. - Cô mời 4- 5 trẻ tự nhận xét sản phẩm của bạn: Con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao con lại thích bài của bạn? - Cô mời 2-3 trẻ tự giới thiệu về bài vẽ của mình: bài vẽ của con đâu? Con đã vẽ được gì? Vẽ như thế nào?... - Cô nhận xét chung, chuyển hoạt động. b. Vẽ theo đề tài: Đây là loại tiết mở rộng biểu tượng cho trẻ về nội dung cụ thể một chủ đề nào đó. Có thể dùng 2- 3 tranh gợi ý, có thể cho trẻ quan sát thiên nhiên trước khi học. Điều cần thiết cho tiết vẽ theo đề tài là trẻ càng nêu được nhiều sự vật hiện tượng sống động, phong phú và đa dạng về hình dáng, màu sắc, đường nét bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Không nên bắt buộc trẻ phải phản ánh lại những hình ảnh gợi ý đơn giản của tiết mẫu mà để trẻ phản ánh vào trong bài vẽ về tất cả những gì mà trẻ thu nhận được ở xung quanh. Những bức vẽ của trẻ trên các tiết học này hoàn toàn độc lập, sáng tạo. Màu sắc của trẻ có thể không phù hợp với thực tế nhưng đó chính là cảm xúc của trẻ, là những ấn tượng mà trẻ cảm nhận một cách hứng thú. Chính vì vậy mà sau khi cho trẻ quan sát tranh gợi ý xong cô cần cất tranh gợi ý đi để trẻ tự suy nghĩ, tưởng tượng và sáng tạo theo trí tưởng tượng của trẻ. Ví dụ 2: Thể loại vẽ theo đề tài: "Vẽ người thân trong gia đình bé" * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Cô cho cả lớp hát bài "Cả nhà thương nhau" - Cô hỏi trẻ trong gia đình con có những ai? - Con hãy kể cho cô và các bạn nghe nào?... * Hoạt động 2: Phương pháp, hình thức tổ chức - Cô cho trẻ lần lượt quan sát các bức tranh vẽ về gia đình (Tranh 1: Gia đình có 4 người: bố, mẹ, 2 con; Tranh 2: bố, mẹ, con; Tranh 3: ông bà, bố mẹ, con). - Cô cho trẻ tự nhận xét theo ý hiểu của mình về đặc điểm tranh: Tranh vẽ gì? Tranh vẽ những ai? Màu sắc, bố cục của bức tranh ra sao? - Cho trẻ tự nhận xét về cách vẽ như chia bố cục tranh như thế nào, vẽ cái gì trước, vẽ cái gì sau,...Cách phối hợp màu như thế nào cho phù hợp. - Cô giao nhiệm vụ cho trẻ: Vẽ các thành viên trong gia đình bé. - Trẻ thực hiện: Cô hỏi ý tưởng của trẻ: Con sẽ vẽ gia đình con có mấy người? Cách vẽ như thế nào? Cách tô màu?... Khi trẻ vẽ, cô bao quát trẻ và hướng dẫn kịp thời cho những trẻ còn lúng túng khi thể hiện sản phẩm. Cô phát động thi đua xem bạn nào khéo tay vẽ đẹp nhất _ “Biện pháp rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 4 - 5 tuôi” - Con vẽ như thế nào? - Con vẽ gì trước? - Muốn vẽ được cái bát thì con phải vẽ hình gì? Cô nhắc lại nhiệm vụ: Vẽ nghề bé thích. Cô cất tranh gợi ý. *Trẻ thực hiện: - Cô phát giấy cho trẻ về bàn ngồi và thực hiện bài vẽ của mình. - Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, tô màu khéo để không chườm ra ngoài. Cô bật nhạc nhẹ không lời cho trẻ nghe (Trong khi cho trẻ vẽ cô bao quát trẻ làm, giúp đỡ những trẻ chưa biết vẽ. Động viên khích lệ những trẻ khá làm bài đẹp và sạch sẽ) *Trưng bày sản phẩm - Cô cho trẻ mang bài treo lên giá và cho trẻ tự nhận xét bài của mình, của bạn(3 - 4 trẻ nhận xét) + Con thích bài nào nhất? + Con có biết bài của bạn vẽ về sản phẩm của nghề gì không? + Vì sao con thích bài của bạn + Bài của con đâu? + Con vẽ sản phẩm của nghề gì vậy? + Con vẽ như thế nào? - Cô nhận xét bài chung của cả lớp. Khen ngợi những bạn làm bài đẹp, sáng tạo. Khuyến khích, động viên các bạn kém lần sau cố gắng hơn. Như vậy hoạt động vẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ. Vì vậy tổ chức hướng dẫn thực hiện sao cho phù hợp, hấp dẫn để duy trì hứng thú cho trẻ, để trẻ vừa thể hiện được cảm xúc thẩm mỹ của mình, vừa phát triển khả năng sáng tạo và các năng lực, kĩ năng cơ bản, vừa đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn phụ thuộc vào cách thức tổ chức của người giáo viên rất nhiều. Nắm được nội dung, những yêu cầu cơ bản của từng thể loại tiết dạy vẽ, tôi bắt đầu chuẩn bị cho việc xây dựng tiết dạy trẻ vẽ với mỗi thể loại vẽ khác nhau. Đồng thời học hỏi cách làm đồ dùng, cách tạo môi trường làm giàu cảm xúc tạo hình cho trẻ. Thiết kế bài giảng (Mỗi thể loại một bài), mời Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn dự giờ và rút kinh nghiệm cho. Từ những việc làm nói trên tôi đã tích lũy được cách thức tổ chức các hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng cho trẻ lớp tôi đạt hiệu quả tốt. 12/20 “Biện pháp rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 4 - 5 tuôi” Hình ảnh 3: Mảng tường góc kỹ năng sống Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường lớp học sau khi chuyển chủ đề sự kiện ta cần thay đổi nội dung chủ đề sự kiện mới. Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ đề sự kiện mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích sự ham muốn, thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình. Ngay từ đầu năm học tôi đã phối hợp với giáo viên cùng lớp với mình trang trí tạo góc trưng bày sản phẩm của trẻ. Ở đây trẻ được quan sát toàn bộ sản phẩm của mình và của bạn. Trẻ có thể tự so sánh bài của ai đẹp hơn, ai xấu hơn, nếu bài của bé xấu thì bé phải cố lên lần sau phải làm cho đẹp hơn để bằng bạn hoặc làm đẹp hơn để có bài trang trí trong các góc. Từ kết quả đó sẽ kích thích lòng ham muốn say mê học tạo hình của trẻ. Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ đề tiến hành mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phù hợp và phong phú như màu nước, bút dạ màu, sáp màu, giấy .... Ở đây nguyên vật liệu thì giáo viên luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy, dễ sử dụng khi vào hoạt động. Ngoài ra, tất cả các góc trong lớp học đều được trang trí bằng những hình ảnh đẹp mắt, ngộ ngĩnh nhằm tạo ấn tượng cho trẻ, giúp trẻ cảm nhận, yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Đồ dùng đồ chơi trong lớp được sắp xếp khoa học, đẹp mắt, dễ nhìn, dễ lấy, an toàn, không sắc nhọn. 14/20
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ky_nang_ve_cho_tre_4_5_t.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng vẽ cho trẻ 4-5 tuổi.pdf