Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp lồng ghép phương pháp steam vào các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Xuân Thủy

Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trên thế giới hiện nay thì nhu cầu việc làm liên quan đến STEAM ngày càng lớn đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục STEAM có thể tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ mới có tác động lớn đến sự thay đổi nên kinh tế đổi mới. Không phải là những cách đào tạo, những bí quyết học cao siêu để dạy học sinh thành tài, thành những nhà toán học, khoa học vĩ đại… mà phương pháp này sẽ phát triển các kỹ năng cho trẻ để chúng có thể sử dụng trong cuộc sống tương lại, đặc biệt với môi trường công nghệ hóa, hiện đại hóa như hiện nay.
Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn được áp dụng phương pháp học tập này cho học sinh của mình giúp trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn để các con tìm ra nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động đơn giản. Với mong muốn trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non”
doc 10 trang skmamnon 24/01/2025 701
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp lồng ghép phương pháp steam vào các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Xuân Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp lồng ghép phương pháp steam vào các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Xuân Thủy

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp lồng ghép phương pháp steam vào các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Xuân Thủy
 1. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
Giáo dục mầm non là một mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, 
chịu trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền 
móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người.
 Theo Nghị quyết TW2, khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về định 
hướng chiến lược giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa 
và đề ra mục tiêu giáo dục mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt đẹp nhất 
cả về vật chất lẫn tinh thần một cách toàn diện.. Bên cạnh đó, việc tiếp thu 
những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm bản sắc văn hóa riêng 
của dân tộc mình cũng là vấn đề cần thiết - làm thế nào để cho thế hệ trẻ của 
chúng ta “Hoà nhập mà không hoà tan”.
 STEAM dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại. Phương pháp này mang lại 
sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các 
em thật sự tương tác với môn học và học vì yêu thích, đồng thời kích thích sự 
tìm tòi khám phá. Mặt khác, việc đặt trẻ làm trung tâm sẽ giúp các em trở thành 
những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo. Mô hình 
STEAM còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “kim chỉ nam” rất thịnh hành 
trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới như Mỹ, 
Nhật. Điểm nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực 
vào trong thực tế. Các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn thường xuyên diễn ra để 
các em có thể thảo luận, tự rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc. Dạy trẻ theo 
phương pháp STEAM giúp trẻ hình thành 5 nhóm kỹ năng cơ bản phục vụ thiết 
thực cho cuộc sống con người
 Kỹ năng khoa học: Giúp trẻ hình thành khả năng tư duy, suy nghĩ logic, 
sáng tạo trong các hoạt động.
 Kỹ năng công nghệ: Mang đến khả năng sử dụng, quản lý, sự nhận thức 
về công nghệ từ những vật dụng đơn giản hàng ngày như bút chì, bút màu đến 
những vật dụng phức tạp hơn. Cho trẻ hiểu theo hướng tất cả các thay đổi của 
thế giới tự nhiên đều phục vụ các hoạt động của con người đều được coi là công 
nghệ. 4 Kiên trì 8
 25%
 31
 5 Tập trung 15
 6 Hợp tác 16
 2. MỤC ĐÍCH CỦA BIỆN PHÁP
 - Trẻ có thể tự khám phá với bất kỳ dự án nào với sở thích và năng lực cá 
nhân sẽ thu hút được hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động. 
 - Trẻ không những được nghiên cứu lí thuyết mà còn được thực hành áp 
dụng nhiều kĩ năng trong nhiều lĩnh vực để có thể giái quyết vấn đề theo tư duy 
của trẻ. 
 - Giúp cho trẻ nghiên cứu sâu một đề tài cụ thể. 
 - Trong quá trình khám phá, trẻ được tự lên kế hoạch, tự thực hiện và điều 
hành các hoạt động trải nghiệm của chính mình, giáo viên chỉ có vai trò định 
hướng, hỗ trợ trẻ trong các hoạt động. 
 - Trẻ đóng vai trò trung tâm, dưới sự giúp đỡ của cô giáo, trẻ tự giải quyết 
một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp nào đó cả về lý thuyết lẫn thực hành. 
 - Trẻ tự tạo ra được các sản phẩm của mình và có thể giới thiệu chúng với 
mọi người. 
 - Giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo mà là người hướng dẫn, giúp 
đỡ, tạo môi trường, tạo vai trò cho trẻ trong dự án, trẻ tự thực hiện các hoạt 
động, tự làm bài tập nhóm, thảo luận lựa chọn đề tài để làm báo cáo. 
 - Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
 - Tích cực tìm tòi, sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy 
để áp dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của trẻ và tình 
hình thực tế ở trường, lớp.
 - Thường xuyên tổ chức các buổi trải nghiệm giữa phụ huynh và các bé 
giao lưu giữa các lớp để việc đưa phương pháp STEAM vào với trẻ đạt hiệu quả 
tốt nhất. biết ít ỏi của mình. Nhưng nếu cho ta thêm phần tạo ra tình huống để trẻ tìm 
cách giải quyết, cho trẻ thời gian tự suy nghĩ tìm ra các cách giải quyết thì bài 
học sẽ ý nghĩa hơn, sâu lắng hơn. Trong quá trình thực hiện những ý tưởng của 
mình, trẻ tự rút ra kinh nghiệm, kiến thức tăng chồng lên nhau, hoạt động càng 
nhiều, kiến thức càng cao. Hiệu quả của việc tiếp thu kiến thức tốt hơn.
 + Hoạt động tạo hình : 
 Chúng ta có thể thấy rõ trong STEAM có phần nghệ thuật và chính môn 
tạo hình cũng là một phần của tiết học STEAM, tuy nhiên nếu ta lồng ghép 
STEAM vào tạo hình thì nên thay đổi chút trong quá trình dạy thì hiệu quả sẽ 
tốt hơn rất nhiều. 
 Ví dụ “Vẽ ngôi nhà xanh” cô giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ bằng cách 
cho trẻ được xem những video về các ngôi nhà trong thành phố, dày đặc, nóng 
bức bởi hiệu ứng nhà kính. Song nếu các con ở trong những ngôi nhà như này 
các con cảm thấy như nào, các sẽ mong muốn điều gì khi ở trong ngôi nhà đó?
 Những câu hỏi đặt ra khích thích trí tò mò và tưởng tượng của trẻ, trẻ sẽ 
đặt mình vào địa vị của những người khi đang ở trong nhà đó, vậy trẻ sẽ có rất 
nhiều ý tưởng khi vẽ lên các ngôi nhà trong tương lai mà không lo nghĩ nó bị sai 
hoặc không theo ý của cô giáo dạy. Vậy những tác phẩm của trẻ sẽ phong phú 
hơn, sáng tạo hơn. Trẻ vẽ theo ý tưởng, trẻ có thể vẽ theo nhóm 1 ngôi nhà to 
hay vẽ theo cá nhân trẻ. Khi trẻ vẽ xong cô chụp lại sản phẩm, trong thời điểm 
nào đó trong ngày cô cho trẻ xem lại mẫu của mình và xem mẫu 1 số kiểu nhà, 
cấu tạo của ngôi nhà và lên ý tưởng, tìm kiếm ý tưởng bổ xung cho phù hợp với 
bản vẽ của trẻ.
 + Hoạt động làm quen với văn học: 
 Tất cả những câu chuyện trong chương trình giáo dục cho trẻ 3 tuổi đều 
được chọn lọc và mang ý nghĩa giáo dục cho trẻ. Câu chuyện về gia đình và 
những ngôi nhà thân yêu của trẻ. Ở mỗi câu chuyện đều có thể giáo dục cho trẻ 
tình yêu với gia đình, ngôi nhà, thiên nhiên, yêu gia đình và đây là cơ hội để cô 
khơi gợi lên cảm xúc của trẻ, cho trẻ mong muốn được thể hiện tình cảm của 
mình thông qua việc tạo ra những sản phẩm phù hợp theo nội dung của từng chủ nhiên, thông qua trải nghiệm chứ không phải chỉ từ lời nói của người lớn. Điều 
quan trọng nhất trong mỗi dự án học tích hợp đó là làm sao để trẻ cảm thấy hứng 
thú với dự án đang được học. Điều này sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi xuất 
phát từ nhu cầu của bản thân trẻ và hứng thú hơn nữa khi trẻ được khám phá 
bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của mình. Những trải nghiệm đó khiến 
cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng 
được “ngấm” một cách tự nhiên.
 Lý thuyết đối với trẻ mầm non thường đi đôi với thực hành. Đặc điểm tư 
duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan, trẻ học về tất cả những gì diễn ra xung 
quanh, ngay trong chính cuộc sống thực. Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả 
bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng 
ngày. Phương pháp STEAM là 1 phương pháp mới cho trẻ mầm non. Vì vậy mà 
chúng ta cần đưa các bài dạy lý thuyết cho trẻ được trải nghiệm từ đó trẻ được 
thực hành: “Học mà chơi- chơi mà học”. Đặc biệt đối với trẻ 3-4 tuổi luôn có 
nhu tìm tòi, khám phá, tiếp cận thế giới xung quanh theo cách nghĩ riêng của 
từng trẻ. Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp STEAM chắc chắn không 
phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ 
và trường học thì rất lớn. Con đường tới STEAM là vô cùng thú vị. Khi quan sát 
một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập 
trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết 
tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh. Tuy nhiên 
cũng có thể khó khăn nếu các nhà giáo dục bao gồm cả cha mẹ không thực sự 
hiểu rõ về STEAM và quan trọng hơn là hiểu về cách học của chính những đứa 
trẻ ở độ tuổi mầm non để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất. 
 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
* Về phía giáo viên.
 - Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ theo phương pháp mới 
STEAM, tôi đã tìm được giải pháp và kinh nghiệm thành công trong việc giáo 
dục trẻ. Điều quan trọng nhất là bước đầu đưa kiến thức phương pháp giáo dục 
mới đến gần trẻ một cách tự nhiên. 6. Hợp tác 11 35 29/31 94%
 Trên đây là “Biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt 
động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”, tôi rất mong ban giám khảo sẽ góp ý 
để bài thuyết trình của tôi được tốt hơn.
 Bài thuyết trình của tôi xin phép được kết thúc tại đây.
 Xin trân thành cảm ơn các cô các chị đã dành thời gian của mình dể lắng 
nghe những lời chia sẻ và những lời thuyết trình của tôi. 
 Xin chân thành cảm ơn!
 XÁC NHẬN Người thuyết trình
 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Hoàng Thị Ly Na

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_long_ghep_phuong_phap_steam.doc