Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi đọc thơ, kể truyện diễn cảm

Là giáo viên mầm non đã nhiều năm dạy trẻ và tôi rất thích được kể chuyện cho trẻ nghe nên dành thời gian tìm hiểu thật cặn kẽ việc đọc thơ và kể diễn cảm nếu muốn trẻ đọc thơ hay kể chuyện giỏi thì trước hết giáo viên phải có vốn kiến thức về văn học. Sưu tầm nghiên cứu kỹ từng bài thơ, câu chuyện để cung cấp đến trẻ một cách tối ưu nhất đặc biệt là phải sử dụng ngôn ngữ đọc, kể hấp dẫn trẻ nhất và có thủ thuật cách điệu làm cho nôi dung truyện thơ phong phú hơn . Việc rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm cho trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc giáo dục trẻ yêu văn học qua đó yêu quê hương đất nước, con người,yêu sự vật hiện tượng trong thiên nhiên.
Dạy trẻ yêu bài thơ câu chuyện sẽ làm cho trẻ phát huy kỹ năng đọc diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, bắt chước giọng của nhân vật hấp dẫn người xem làm cho trẻ tự tin hơn đây cũng là việc giúp trẻ cảm nhận và thể hiện các giọng điệu khác nhau khi biểu diễn cho các bạn xem, cô xem, mọi người cùng xem . thông qua những lần được kể chuyện, đọc thơ trẻ biết được tính tình của con vật hung dữ hay hiền lành, lời nói yêu thương giữa người thân và bạn bè…
Ngoài ra khi giáo viên dạy trẻ còn thể hiện qua giọng điệu, tư thế, nét mặt, ánh mắt cử chỉ, điệu bộ cách di chuyển trên “sân khấu”…để làm cho người xem thấy bất ngờ và rất cảm xúc khi được xem tác phẩm văn học mà cô giáo và trẻ đã cùng thể hiện.
docx 7 trang skmamnon 15/11/2024 350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi đọc thơ, kể truyện diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi đọc thơ, kể truyện diễn cảm

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi đọc thơ, kể truyện diễn cảm
 - Phụ huynh xem nhẹ việc giáo dục con, chỉ biết đưa điện thoại, mở ti vi miễn 
sao con mình ngồi ngoan, không phá phách cho ba mẹ làm việc là được.
 2. Biện pháp thực hiện:
 Đầu năm học tôi khi cho trẻ làm quen với văn học với thể loại thơ: Dạy trẻ đọc 
thơ cùng cô nhưng rất ít trẻ đọc diễn cảm chỉ thuộc bài thơ, không biết ngắt nghỉ, 
đọc không rỏ lời còn nói đớtCòn đối với truyện kể trẻ rất thích nghe cô kể 
chuyện nhưng lại không thích tham gia trả lời câu hỏi của cô. Khi cô yêu cầu trẻ kể 
lại chuyện thị lại nhúc nhác không nhớ lờiBản thân tôi lại rất yêu thích văn học 
vì vậy tôi trăn trở và quyết tâm tìm các biện pháp để dạy trẻ đọc thơ diễn cảm và 
truyền tải sự đam mê văn học đến với các con. Tuy nhiên đối với trẻ làm việc gì 
chúng ta cũng đừng nóng vội mà phải dành thời gian để dạy trẻ, kiên trì với trẻ. 
 Chính vì thế Tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp thực hiện để thay đổi sự cảm 
nhận của trẻ về văn học nhất là tập kể chuyện và đọc thơ diễn cảm.
 * Bản thân giáo viên phải tự tìm hiểu, nghiên cứu việc đọc và kể diễn cảm 
trong hoạt động làm quen văn học . 
 - Là giáo viên mầm non đã nhiều năm dạy trẻ và tôi rất thích được kể 
chuyện cho trẻ nghe nên dành thời gian tìm hiểu thật cặn kẽ việc đọc thơ và kể 
diễn cảm nếu muốn trẻ đọc thơ hay kể chuyện giỏi thì trước hết giáo viên phải có 
vốn kiến thức về văn học. Sưu tầm nghiên cứu kỹ từng bài thơ, câu chuyện để 
cung cấp đến trẻ một cách tối ưu nhất đặc biệt là phải sử dụng ngôn ngữ đọc, kể 
hấp dẫn trẻ nhất và có thủ thuật cách điệu làm cho nôi dung truyện thơ phong phú 
hơn . Việc rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm cho trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch 
lạc giáo dục trẻ yêu văn học qua đó yêu quê hương đất nước, con người,yêu sự vật 
hiện tượng trong thiên nhiên.
 - Dạy trẻ yêu bài thơ câu chuyện sẽ làm cho trẻ phát huy kỹ năng đọc diễn 
cảm, kể chuyện sáng tạo, bắt chước giọng của nhân vật hấp dẫn người xem làm 
cho trẻ tự tin hơn đây cũng là việc giúp trẻ cảm nhận và thể hiện các giọng điệu 
khác nhau khi biểu diễn cho các bạn xem, cô xem, mọi người cùng xem . thông 
qua những lần được kể chuyện, đọc thơ trẻ biết được tính tình của con vật hung dữ 
hay hiền lành, lời nói yêu thương giữa người thân và bạn bè
 - Ngoài ra khi giáo viên dạy trẻ còn thể hiện qua giọng điệu, tư thế, nét mặt, 
ánh mắt cử chỉ, điệu bộ cách di chuyển trên “sân khấu”để làm cho người xem 
thấy bất ngờ và rất cảm xúc khi được xem tác phẩm văn học mà cô giáo và trẻ đã 
cùng thể hiện.
 *Tổ chức rèn kỹ năng đọc -kể diễn cảm cho trẻ mọi lúc mọi nơi, dưới 
nhiều hình thức khác nhau, hình thức trong giờ học và hình thức ngoài giờ 
học:
 - Hình thức trong giờ học: Tôi rèn kỹ năng đọc - kể diễn cảm cho trẻ trong 
lĩnh vực phát triển ngôn là làm quen văn học 
 Ví dụ: - Cho trẻ tham gia hội thi “Bé khỏe – bé ngoan” tôi đầu tư kỹ từng trẻ có năng 
khiếu kể chuyện thì cho trẻ kể chuyện có minh họa, trẻ có năng khiếu đọc thơ diễn 
cảm trên nền nhạc, hay tập cho trẻ ngâm thơtrẻ được trải nghiệm thể hiện năng 
khiếu, trả lời các câu hỏi của ban giám khảo đặt ra, hay hội thi kể truyện, đối đáp 
đồng dao, ca dao
 * Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh:
 Tôi phối hợp cùng với phụ huynh, tuyên truyền đến phụ huynh nên quan tâm 
dành thời gian cho con em mình có thể sưu tầm kể truyện hoặc đọc thơ cho trẻ 
nghe vào buổi tối trước khi đi ngủ, cùng trò chuyện với trẻ về câu truyện và bài thơ 
mà trẻ đã học hay sưu tầm qua sách báo tranh ảnh
 3. Kết quả đạt được:
 Thực tế cho thấy việc áp dụng các biện pháp vào trong quá trình dạy và học 
trong nhà trường giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập hơn những 
trẻ nhút nhát cũng đã mạnh dạn hơn. 
 Trẻ lớp tôi trên 80% phát âm đúng, to, rõ ràng, mạch lạc, Trẻ sử dụng từ ngữ 
linh hoạt, phong phú trong giao tiếp. 
 Trên 70% Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trong kể chuyện sáng tạo và 
kể chuyện theo trí nhớ. Đa số Trẻ biết đọc thơ diễn cảm,trẻ mạnh dạn trả lời câu 
hỏi của giáo viên cùng với đó trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
 Đầu năm nhiều trẻ chưa biết ngắt nghỉ đúng nhịp các câu thơ thì hay từ chỗ trẻ 
không đọc đúng ngữ điệu của bài thơ thì nay đã biết cách thể hiện tâm trạng, hành 
động của nhân vật, nhất là sự tiến bộ của một số trẻ về cách thể hiện tình cảm của 
mình qua giọng đọc và kể . Phụ huynh đã quan tâm hơn về con em của mình và 
phối hợp với giáo viên rất tốt.
 4. Bài học kinh nghiệm
 Văn học là hoạt động nghệ thuật rất quan trọng đối với trẻ em mầm non, là 
phương tiện phát triển ngôn ngữ, đủ vốn từ để nói năng lưu loát, biết sử dụng từ 
đúng lúc đúng chỗ, không những thế văn học còn giúp trẻ phát triển trí tưởng 
tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ và hình thành phát triển 
nhân cách con người.
 Giáo viên mầm non phải là một người mẹ thứ hai của trẻ, để trẻ có cảm giác an 
toàn như là được sống trong ngôi nhà thứ nhất của mình, mà nơi đó trẻ được sự 
yêu thương và dạy bảo một cách tốt nhất, trong tất cả lời ăn – tiếng nói. 
 III.Kiến nghị và đề xuất:
 Tôi rất mong Ban giám hiệu cùng với các bậc phụ huynh đầu tư và thường 
xuyên tổ chức các lễ hội, trò chơi dân gian, cho trẻ mầm non nhiều hơn nữa. 
 Hộ Phòng, ngày 25 tháng 10 năm 2020
 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGƯỜI VIẾT

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_doc_tho_ke.docx