Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi B4 phát triển kĩ năng Tạo hình

Nhiều trẻ còn hạn hẹp về các biểu tượng, các kĩ năng nên chưa dám mạnh dạn thể hiện các ý tưởng của mình. Một số trẻ chưa biết các đặt tên hay nhận xét cho sản phẩm của mình và bạn. Trong lớp các nguyên vật liệu tạo hình chưa phong phú nên chưa kích thích được nhiều trẻ tham gia. Từ những lí do trên, là một giáo viên trẻ đang giảng dạy lớp 4 tuổi. Tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non mà cụ thể là hoạt động tạo hình, tôi chọn giải pháp: “Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi B4 phát triển kĩ năng tạo hình.” với mong muốn được chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
docx 10 trang skmamnon 31/03/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi B4 phát triển kĩ năng Tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi B4 phát triển kĩ năng Tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi B4 phát triển kĩ năng Tạo hình
 2
 1.2.3.Phụ huynh
 - Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc các kĩ năng tạo hình của trẻ, học 
sinh chưa hứng thú với hoạt đông tạo hình.
 1.2.4. Nhà trường 
 - Tuy nhà trường đã quan tâm mua sắm một số đồ dùng, trang thiết bị, dụng 
cụ luyện tập cho trẻ song để đáp ứng với mục tiêu phát triển tạo hình cho trẻ thì còn 
thiếu và hạn chế, đồ dùng trực quan chưa hấp dẫn đối với trẻ, số học sinh trên lớp 
đông.
 Bảng kết quả đánh giá trẻ trước khi chưa áp dụng biện pháp:
 Nội dung Số trẻ đạt Tỉ lệ % Số trẻ chưa đạt Tỉ lệ %
 Kĩ năng vẽ 5/25 20 % 20/25 80 %
 Kĩ năng nặn 5/25 20% 20/25 80%
 Kĩ năng xé dán 3/25 12 % 20/25 88 %
 Qua kết quả trên, tôi thấy mức độ chất lượng của hoạt động tạo hình còn nhiều 
hạn chế. Điều này chứng tỏ rằng quá trình tổ chức hoạt động tạo hình còn nhiều thiếu 
xót.
 Để khắc phục , giải quyết thực trạng và một số hạn chế trên, bản thân tôi với 
những tích lũy và những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy tại 
trường, đồng thời tôi cũng học hỏi từ đồng nghiệp đã giúp tôi tìm tòi và đưa ra một 
số biện pháp như sau:
 2. Các biện pháp giúp phát triển các kĩ năng của trẻ 4 -5 tuổi trong hoạt 
động tạo hình ở trường mầm non
 2.1. Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động tạo hình theo quan điểm “Giáo dục lấy 
trẻ làm trung tâm”
 2.1.1. Nội dung biện pháp
 - Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia giáo dục đầu đời tại Việt Nam 
cho rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0-11 tuổi là lấy trẻ làm trung 
tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy tính chủ động khả 
năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề ở trẻ (Nguồn trích trong bài viết Lấy trẻ 
làm trung tâm là cách giáo dục tốt nhất- Báo VN express)
 - Do đó tôi đã để trẻ tự tìm tòi, tự trải nghiệm, tự khám phá khi thực hiện tiết 
tạo hình. Xây dựng các hoạt động tạo hình theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.Vì 
vậy tôi luôn xác định mục tiêu của tiết học đó gồm: 
 + Cái trẻ muốn làm (Nội dung bài học)
 + Làm thế nào để đạt được (Quá trình trẻ thực hiện)
 + Cái hoàn thành sẽ như nào? (Kết quả tạo hình của trẻ)
 2.1.2:Quá trình áp dụng biện pháp
 - Để giải quyết 3 mục tiêu trên tôi đã tiến hành một số hoạt động sau:
 + Cái trẻ muốn làm: Tôi cho trẻ được “quyền” lựa chọn đề tài thực hiện
 VD: Ngay từ đầu năm học tôi tổ chức một buổi khảo sát cảm hứng của trẻ. 
Với vô số các đề tài của cô giáo gợi ý đưa ra, các con sẽ đưa ra ý kiến lựa chọn những 4
 Hình ảnh : Trẻ sáng tạo các con vật từ lá cây
 2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cụ thể để khắc phục trẻ yếu kém và 
bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu tạo hình nhằm kích thích sự sáng tạo của trẻ
 2.2.1. Nội dung biện pháp
 Dựa trên khả năng của từng trẻ mà giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể để 
khắc phục những trẻ yếu kém và bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu tạo hình.
 2.1.2. Quá trình áp dụng biện pháp
 - Đối với những trẻ yếu: Cho trẻ xem tranh mẫu của cô, đàm thoại theo nội 
dung bức tranh như: Bức tranh này vẽ gì? Màu sắc như thế nào? Trong bức tranh con 
thấy có gì nữa? Bố cục bức tranh như thế nào?
+ Sau đó tôi hướng dẫn các con tỉ mỉ, chậm dãi từ cách đặt bút vào vị trí nào cho cân 
đối, đến từng thao tác để thể hiện hình khối, đường nét cụ thể, rõ ràng sau khi xong 
phần tổng thể tôi hướng dẫn trẻ thể hiện đến chi tiết, luôn hướng dẫn nếu trẻ lúng 
túng
 - Đối với những trẻ có khả năng tạo hình tốt: Tôi nâng cao khả năng tạo hình 
cho trẻ, tức là đưa ra yêu cầu cao hơn bạn khác (đưa một số hoạt động tạo hình khó, 
mới mẻ với trẻ như tranh thổi màu nước, tranh cát, tạo hình từ bông , len...) và đồng 
thời để trẻ tự đặt tên cho bức tranh của mình để trẻ phát huy trí tưởng tượng sáng tạo 
của trẻ, ngoài ra trong các giờ hoạt động góc, trong góc nghệ thuật tôi hướng dẫn 
giảng giải cho trẻ một số kiến thức cơ bản của mỹ thuật như thế nào là luật xa gần, 
bóng đổ của một vật theo hướng mặt trời chiếu, thế nào là mảng chính và mảng phụ 
trong bức tranh, sự kết hợp hài hòa giữa động và tĩnh trong một bức tranh. Tôi cho 
trẻ làm quen với màu nước và bút lông. Cách pha màu, cách tô màu, cách sắp xếp 
màu bổ túc cùng nhau để được bức tranh đẹp. Hướng dẫn trẻ sử dụng ngôn ngữ tạo 
hình: Đường nét, (chiều ngang, chiều dọc, lượn sóng, răng cưa...), hình vẽ, họa tiết, 
bố cục, màu sắc, gam nóng, gam lạnh...
 2.2.3:Kết quả áp dụng biện pháp
 - Trẻ đã biết phối các màu để khiến bức tranh thêm hài hòa đẹp mắt.
 - Tỉ lệ các trẻ yếu về các kĩ năng đã giảm đi rõ rệt, lớp học đồng đều hơn không 
còn chênh lệch quá lớn. 6
 Hình ảnh : Tranh sử dụng nguyên liệu các loại hạt đỗ, hạt bí
 Hình ảnh : Bộ sản phẩm vẽ tranh trên mẹt tre
 * Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình nhằm tạo hứng thú cho 
trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động tạo hình.
 Trong giờ hoạt động tạo hình việc tạo hứng thú cho trẻ quyết định 40% thành 
công của bài dạy, nắm được điều đó, trong các tiết dạy hoạt động tạo hình tôi đã gây 
hứng thú cho trẻ bằng các hình thức như xây dựng kịch bản, trò chơi sáng tạo, kể 
trích đoạn để gây sự tò mò, lôi cuốn trẻ vào hoạt động cùng cô.
VD: Trong giờ tạo hình con vật bé yêu, tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách sử dụng 
bóng của đôi bàn tay mình để cho trẻ quan sát ( dùng đèn chụp để chiếu vào một tấm 
vài trắng, sau đó dùng đôi bàn tay tạo dáng dưới bóng đèn bóng các con vật như bóng 
con chim bằng cả bàn tay, bóng con thỏ, con ốc sên.) và cho trẻ đoán xem đó là 
bóng của những con vật nào. Đồng thời trong quá trình tạo bóng con vật tôi sử dụng 
các hoạt cảnh sao cho sinh động hơn như cây, cỏ, nhạc nền, tiếng kêu con vật.) từ 
đó trẻ cảm thấy khá hứng thú và rất thích với phần biểu diễn này của tôi.Sau đó tôi 
cho trẻ tự tạo bóng con vật bằng 
bàn tay của trẻ, qua đó trẻ được trải nghiệm được thực hành và trẻ có ấn tượng về 
đặc điểm của từng con vật để thực hiện phần nội dung chính của hoạt động đó là “tạo 
hình con vật bé yêu thích” trên nhiều nguyên vật liệu trẻ tìm kiếm quanh lớp có thể 
là: Vẽ, nặn, ..
 - Trẻ có thể tưởng tượng hình ảnh mới bằng nhiều cách khác nhau như: Xoay- 
di chuyển vật, đặt vật vào những chi tiết, nguyên vật liệu có sẵnđể làm mới cho đồ 
vật theo trí tưởng tượng của trẻ.
 2.3.3. Kết quả áp dụng biện pháp
 Từ những thay đổi đó trong cách hướng dẫn trẻ tạo hình, tôi thấy chất lượng 
của các giờ hoạt động tạo hình được nâng lên rõ rệt, sản phẩm tạo hình của các con 
phong phú hơn, sáng tạo hơn. 8
 - Công tác tuyên truyền về hoạt động tạo hình tới phụ huynh học sinh: 
 Đầu năm học 2023- 2024, tôi tổ chức họp phụ huynh học sinh nêu lên tầm quan 
trọng của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ. 
Hoặc trong các giờ đón trả trẻ, tuần đầu của từng chủ đề tôi thường xuyên trao đổi 
với phụ huynh, vận động các bậc phụ huynh học sinh hỗ trợ về nguyên liệu tạo hình( 
bìa lịch, thiếp chúc mừng, sỏi, hột hạt, mút xốp, ống hút, lá cây khô, hoa khô.... để 
cô và trẻ cùng thực hiện các tiết tạo hình.
 2.5.2. Quá trình áp dụng biện pháp
 Xây dựng các mảng tuyên truyền về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình 
trong trường mầm non, tác dụng tuyệt vời của việc cho trẻ học vẽ. 
 Tôi thường xuyên trao đổi về khả năng tạo hình của trẻ, mức độ tiến bộ của 
trẻ như thế nào? Tư vấn cho phụ huynh học sinh tăng cường cho các con những cơ 
hội tích lũy cảm xúc thẩm mỹ trong những chuyến vui chơi, dã ngoại ngoài trời, cho 
trẻ được hòa mình với thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
 Cuối tuần, tôi luôn xây dựng bài tập cuối tuần về hoạt động tạo hình dành cho 
bé, mỗi tuần đều có một đề tài khác nhau để phụ huynh hướng dẫn trẻ tại nhà sau đó 
phụ huynh đưa lại bài vẽ của trẻ vào sáng thứ hai tuần sau.
 2.4.3. Kết quả áp dụng biện pháp
Phụ huynh rất đồng tình với việc xây dựng bài tập về nhà và tích cực phối kết hợp 
trong việc ủng hộ các nguyên liệu tái chế cũng như hướng dẫn trẻ các hoạt động tạo 
hình.
 Mảng tuyên truyền,trao đổi với phụ huynh về các kĩ năng tạo hình của trẻ. 
PHẦN C. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
1. Căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp
 Để có cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp; các báo cáo, số liệuvề việc áp dụng 
biện pháp và kết quả đạt được, sự tiến bộ của trẻ thu được ,tôi đã căn cứ các văn bản 
chỉ đạo, hướng dẫn làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp: 10
 Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Tăng 
 đạt (%) chưa (%) đạt (%) chưa (%) thêm
 đạt đạt (%)
Kĩ năng vẽ 5/25 20 20/25 80 25/25 100 0 0 80
Kĩ năng nặn 5/25 20 20/25 80 25/25 100 0 0 80
Kĩ năng xé 3/25 12 20/25 88 23/25 92 2 8 80
dán

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_b4_phat_tr.docx