Bản mô tả sáng kiến Một số giải pháp trong việc xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hải Ba

Việc tạo môi trường học tập cho trẻ mầm non nói chung là việc làm đã được các giáo viên thực hiện từ lâu, nhưng nhìn chung việc tạo môi trường mới chỉ mang tính hình thức để trang trí theo đúng chủ đề đang thực hiện và việc xây dựng đó chưa xuất phát từ trẻ, chưa kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ, khi học và chơi trẻ đang còn rất thụ động. So với trước đây, điểm mới của đề tài mà tôi muốn đề cập đến đó là: Lấy trẻ làm trung tâm, tận dụng tối đa sản phẩm của trẻ, huy động phụ huynh tìm kiếm nguyên vật liệu làm đồ dùng để trang trí môi trường học tập trong và ngoài lớp. Coi trọng ý tưởng của trẻ về nội dung xây dựng môi trường học tập cho một chủ đề mới. Mặt khác, xây dựng môi trường mở cho trẻ hoạt động có nghĩa là giáo viên chỉ là người chuẩn bị các học liệu, các điều kiện gợi ý hướng dẫn trẻ, trẻ là người nghĩ ra cách hoạt động với các học liệu mà cô chuẫn bị sẵn.
docx 16 trang skmamnon 16/05/2024 1280
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả sáng kiến Một số giải pháp trong việc xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hải Ba", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả sáng kiến Một số giải pháp trong việc xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hải Ba

Bản mô tả sáng kiến Một số giải pháp trong việc xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hải Ba
 2
 Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài : “ Một số giải pháp trong việc xây dựng 
 môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hải 
 Ba ”
 1.2. Cơ sở thực tiễn
 1.2.1. Thuận lợi:
 Hoạt động của trẻ được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Phòng GD-ĐT, ban 
 giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn.
 Trường tôi là một trong những đơn vị được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất 
 kiên cố, trang thiết bị khá đầy đủ đảm bảo việc học tập và sinh hoạt của trẻ.
 Bản thân tôi luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu phế thải rồi xử lý 
 sạch để có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp 
 trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức.
 Đa số phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng đối với bậc học mầm 
 non, tích cực hỗ trợ nhà trường, lớp về tinh thần cũng như vật chất để xây dựng 
 môi trường trong và ngoài lớp cho trẻ học tập.
 1.2.2 Khó khăn
 Trang thiết bị dạy học tuy đã được đầu tư mua sắm qua hàng năm khá đầy 
 đủ song còn thiếu tính đồng bộ, ảnh hưởng phần nào đến việc chăm sóc giáo dục 
 trẻ.
 Kết quả trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực còn hạn chế, chưa hứng thú vào môi 
 trường trong lớp; cụ thể qua đợt khảo sát đầu năm như sau:
 Chưa Tỷ lệ Thỉnh Tỷ lệ Thường Tỷ lệ Ghi 
TT Tiêu chí
 có % thoảng % xuyên % chú
 Trẻ hoạt động tích cực 
 1 9/35 25,7 17/35 48,6 9/35 25,7
 vào môi trường đã tạo 
 Kỹtrong năng lớp sử dụng môi 
 2 11/35 31,4 18/35 51,4 6/35 17,1
 trường trong lớp
 Hứng thú tham gia các 
 3 13/35 37,1 14/35 40,0 8/35 22,9
 hoạt động
 1.2.3. Nguyên nhân:
 Trang thiết bị tuy đã được đầu tư qua hàng năm song vẫn chưa đáp ứng yêu 
 cầu của chương trình giáo dục mầm non mới. 4
dùng, đồ chơi cần học của trẻ trong năm như: (bút màu, đất nặn, bút chì, kéo, giấy 
tại hình, tranh lô tô các loại, bộ đồ dùng học toán cho cô và trẻ, vở toán...), đồ dùng 
cá nhân như: (dép đi trong nhà, khăn lau mặt, bàn chải răng, ca uống nước...) theo 
Thông tư 02 quy định để phối hợp với phụ huynh mua sắm đảm bảo cho trẻ học 
tập. Trong quá trình thực hiện, còn thiếu những đồ dùng gì thì chúng tôi trực tiếp 
tham mưu đề xuất để nhà trường có kế hoạch mua bổ sung cho lớp đảm bảo yêu 
cầu chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Vì vậy, đến thời điểm này lớp tôi 
được trang cấp đầy đủ tài liệu giảng dạy, thiết bị dạy học như: máy tính...
 Giải pháp 2: Làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
 Phải nói rằng việc tự học hỏi để nâng cao năng lực, kỹ năng nghề nghiệp là 
điều đặt lên hàng đầu cho mỗi giáo viên. Hiểu rõ điều đó, bản thân tôi đã tranh thủ 
mọi cơ hội, điều kiện có thể để tìm tòi, học hỏi, sáng tạo bằng nhiều cách khác 
nhau: Tham quan trường bạn, dự giờ, tìm hiểu qua sách, báo, các phương tiện 
thông tin đại chúng đặc biệt mạng internet là một kênh thông tin phong phú để tôi 
khám phá tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm cho bản thân.
 Luôn nắm vững đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi của trẻ để có các phương pháp 
tác động phù hợp, kích thích tính tò mò, hứng thú ở trẻ.
 Nghiên cứu chương trình GDMN mới để nắm vững mục tiêu, nội dung, 
phương pháp giáo dục nhằm xây dựng môi trường cho trẻ phù hợp.
 Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề của trường, của phòng, của sở, 
của Bộ GD&ĐT. Tham gia lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Luôn có ý thức học hỏi chị em đồng nghiệp trong trường, trong cụm như dự 
giờ, tham quan để rút những kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chăm sóc 
giáo dục trẻ.
 Giải pháp 3: Xây dựng môi trường trong lớp.
 * Trang trí môi trường xung quanh lớp học:
 Đối với trẻ mầm non, lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu 
tiên khi trẻ bước vào lớp đó là sự gần gũi, thân thiện giống nhà của mình. Trong ngôi 
nhà ấy phải có sự tươi mới, hấp dẫn của những bức tranh, bức ảnh trang trí phù hợp 
theo chủ đề, phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
 Vì vậy, để trẻ hứng thú khi đến lớp tôi đã mạnh dạn trang trí các mảng tường 
các góc hoạt động bằng nội dung tranh phong phú về chủ đề và hình thức hấp dẫn 6
 Hình ảnh: Bé cùng bạn chơi sách kỹ năng và đọc sách
 Bên cạnh việc sắp xếp phù hợp, tôi còn tạo ranh giới giữa các góc hoạt động 
như: Tận dụng các giá đồ chơi tạo thành ranh giới các góc, khoảng rộng ở các góc 
cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho trẻ vận động. Ranh giới ở 
các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát của giáo viên. 
Bố trí một số góc cố định, một số góc có thể thay đổi được cho phù hợp với chủ đề 
thực hiện, tạo sự mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. Đặt tên góc đơn giản, gần gũi, 
dễ hiểu phù hợp nội dung chủ đề đang thực hiện
 * Đồ dùng đồ chơi các góc:
 Đồ dùng đồ chơi trong góc quyết định nội dung chơi các góc. Vì vậy, đồ dùng 
đồ chơi trong các góc tôi không bày quá nhiều, tràn lan các chủ đề mà ý định tôi 
muốn trẻ làm được gì, học được gì, ôn luyện kỹ năng gì hay khám phá điều gì 
thông qua chủ đề đó tôi mới bày ra.
 Những đồ chơi nặng đặt ở dưới đất, những đồ chơi có nhiều bộ phận phải để 
rời đặt theo bộ nhằm phát huy các hoạt động tư duy ở trẻ.
 Đồ dùng đồ chơi để ở dạng mở, để theo từng loại, có ký hiệu riêng, vừa tầm 
với trẻ để trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn và dễ cất sau khi chơi xong. 8
 Khi trẻ quen dần với các góc chơi và vị trí các đồ chơi thì đầu giờ chơi tôi 
giới thiệu nội dung chơi của chủ đề nhánh.
 Khi chơi, tôi chú ý bao quát, động viên, hướng dẫn trẻ triển khai nội dung 
chơi, chú ý những trẻ rụt rè nhút nhát. Có thể nhập vai cùng trẻ để gợi ý nội dung 
chơi khi trẻ lúng túng hay gợi ý trẻ sáng tạo nên các nội dung chơi mới dựa trên ý 
tưởng của trẻ.
 Trong giờ chơi, tôi luôn giáo dục trẻ chơi cùng bạn, không giành đồ chơi của 
bạn, cất dọn đồ chơi gọn gàng vào chỗ cũ sau khi chơi xong.
 Muốn quản lý trẻ tốt, tôi đã làm kí hiệu ở các góc hoạt động để theo dõi trẻ 
nhằm giúp trẻ chơi ở tất cả các góc trong năm học. Kí hiệu của trẻ ở các góc trùng 
với các ký hiệu của trẻ ở đồ dùng cá nhân trẻ.
 * Ở hoạt động mọi lúc mọi nơi.
 Song song với việc tổ chức hoạt động học, hoạt động ở các góc chơi tôi luôn 
chú ý để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
 Trong các ngày lễ, ngày hội tôi tổ chức các hoạt động chiều, hoạt động theo ý 
thích...cho trẻ tham gia, qua đó giáo dục trẻ biết chia sẽ quan tâm và chăm sóc 
người thân. (Ví dụ: Ngày 8/3 tổ chức cho trẻ làm thiệp tặng mẹ, tặng bà, tặng cô 
giáo khơi gợi ở trẻ lòng biết ơn và kính trọng mẹ, bà, cô giáo qua những sản phẩm 
trẻ tự làm).
 Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh.
 Xã hội hóa giáo dục mầm non là một bài học thành công trong quá trình thực 
hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tại trường và cũng là một chủ trương lớn của 10
hỏi, sưu tầm, nghiên cứu, sáng tạo, khéo léo, tận tụy của bản thân trong việc xây 
dựng môi trường và làm đồ dùng, đồ chơi nên các cháu được học tập, vui chơi 
trong môi truờng an toàn, thân thiện, cởi mở giúp trẻ chủ động khám phá, trải 
nghiệm các hoạt động theo nhu cầu, phù hợp độ tuổi, ở đó trẻ được học mà chơi, 
chơi mà học; được bổ sung, củng cố, rèn luyện các kỹ năng.
 2. Đối với trẻ: 12
trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh đã tạo cơ hội cho trẻ 
được chia sẽ, giải bày tâm tư nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn. Nhờ 
vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên 
hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè 
hơn. Không chỉ có vậy, việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ đã nhận được 
sự đồng tình ủng hộ, tham gia đóng góp từ phía phụ huynh cả vật chất lẫn tinh thần 
để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ. Để xây dựng môi 
trường học tập trong lớp cho trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực, tôi đã tìm tòi, học hỏi 
nhằm chuẩn bị môi trường giáo dục linh hoạt sáng tạo, cung cấp phương tiện, học 
liệu và những hoạt động đa dạng, những tình huống có vấn đề và ngày càng phức 
tạp hơn, có tác dụng kích thích tư duy, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động 
tự tìm tòi, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, học qua thực hành, qua chơi một 
cách vui vẻ; qua đó trẻ trực tiếp lĩnh hội được tri thức, giúp trẻ phát triển hài hòa 
các lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.
 Kết quả của việc tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ hoạt động tích cực 
ở lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi trong năm học 2020 -2021 bước đầu có những hiệu quả 
tích cực đối với giáo viên, đối với trẻ và phụ huynh nhưng bản thân thân nhận thấy 
vần còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm 
ở các đơn vị bạn để làm thế nào xây dựng môi trường học tập trong lớp cho trẻ 4-5 
tuổi nói riêng và trẻ mẫu giáo trong trường nói chung để trẻ như được sống cuộc 
sống thực của mình. Bản thân rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi ý kiến của 
Hội đồng nhà trường và Hội đồng Phòng giáo dục và Đào tạo Hải Lăng để giúp tôi 
có kinh nghiệm tốt hơn trong việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ hoạt động 
tích cực.
 2. Kiến nghị:
 * Đối với nhà trường:
 Tham mưu với các cấp để có nguồn kinh phí mua sắm các loại đồ dùng, đồ 
chơi, trang thiết bị phù hợp phục vụ các hoạt động trong nhóm, lớp.
 Tổ chức cho giáo viên được đi tham quan trường bạn để học tập kinh nghiệm 
trong việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ hoạt động tích cực.
 Tổ chức tập huấn cho giáo viên chuyên đề xây dựng môi trường học tập cho 
trẻ hoạt động tích cực. 14
 MỤC LỤC Trang 1
 Trang 1
I. Tên đề tài Trang 1
II. Phần mở đầu Trang 3
 Trang 3
 1. Lý do chọn đề tài Trang 3
 2. Đối tượng nghiên cứu Trang 11
 Trang 11
 3. Phương pháp nghiên cứu Trang 13
 4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Trang
III. Nội dung nghiên cứu
IV. Kết quả nghiên cứu
V. Kết luận và kiến nghị
VI. Danh mục tài liệu tham khảo 13

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_trong_viec_xay_dung_moi_truong_hoc_tap.docx