Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện để thu hút trẻ 4 tuổi đến lớp
Trong những năm qua, toàn ngành giáo dục đã và đang tích cực phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Nếu trẻ được học trong một môi trường vật chất đầy đủ với phòng lớp phù hợp, thoáng mát, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi đa dạng phục vụ tốt cho nhu cầu của trẻ là điều kiện thuận lợi để giúp trẻ tiếp thu kiến thức, kỹ năng hiệu quả. Được học trong môi trường thiên nhiên tốt giúp trẻ có tinh thần thoải mái, trẻ được đến gần với thiên nhiên và phát triển ở trẻ cảm xúc thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện trí tưởng tượng phong phú, hướng đến cái đẹp cho cuộc sống trẻ sau này. Trẻ được vui chơi học hành trong môi trường xã hội tốt ở đó có bầu không khí thân thiện, gần gũi giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ như ở gia đình, giúp trẻ hứng thú tích cực thích được đến lớp, được vui chơi học tập và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện để thu hút trẻ 4 tuổi đến lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả Sáng kiến Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện để thu hút trẻ 4 tuổi đến lớp

Đảm bảo đạt yêu cầu theo từng độ tuổi. Nhà trường trang bị đủ các đồ dùng, phương tiện kĩ thuật để các lớp thực hiện. Giáo viên các khối lớp tích cực tham gia và thực hiện kế hoạch. . * Nhược điểm: Giải pháp đưa ra chung cho toàn trường, chưa cụ thể đến từng lớp, từng trẻ. Việc giám sát thực hiện kế hoạch đôi khi vẫn chưa sát sao. Sự phối kết hợp nhiều khi chưa được đồng nhất giữa các lớp với nhau. Nhiều trẻ vẫn chưa thích đi học, đi học và hoạt động chưa tích cực. Trẻ vẫn còn thụ động, ép buộc phải đi học, chưa tự nguyện đi học Việc tuyên truyên và huy động sự góp sức của phụ huynh còn hạn chế và chưa đạt kết quả cao. Phụ huynh còn phó mặc việc dạy dỗ con em mình cho giáo viên. Dựa trên những ưu, nhược điểm trên, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện để thu hút trẻ đến lớp” để góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học và chăm sóc của lớp và nhà trường, để phong trao thi đua” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thực sự có chiều rộng và bề sâu, đem lại hiệu quả cao, giúp trẻ chủ động, sáng tạo, hứng thú, có các mối quan hệ thật sự thân thiện. Bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở với bao câu hỏi tự đặt ra cho bản thân: “ Làm thế nào để trẻ đi học chuyên cần?”, “ Làm thế nào để trẻ hứng thú, hoạt động tích cực hơn?” “ Làm sao để trẻ có cảm giác : mỗi ngày đến trường là một ngày vui?”,” Làm sao để trẻ xem trường lớp là ngôi nhà thứ hai của trẻ?”...Vì vậy tôi nhận thấy muốn xây dựng được trường học thân thiện thì phải bắt đầu bằng việc xây dựng lớp học thân thiện. Xây dựng lớp học thân thiện là một yêu cầu cần thiết mà người giáo viên cần phải nỗ lực trong cả tư duy và hành động. III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến. III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: * Giải pháp 1: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học: “Xây dựng môi trường lớp học” là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động cho trẻ. Môi trường giáo dục trong và ngoài lớp mầm non bao gồm môi trường bên trong và ngoài lớp học. Trẻ sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang hoạt động. Vì vậy trẻ cần có cơ hội để chơi và học ở môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Trong lớp học giáo viên cùng trẻ xây dựng được “Lớp học thân thiện” với môi trường trong lớp học phải sạch sẽ thoáng mát, trang trí hài hòa phù hợp nổi bật được cô giáo là đoàn viên trong chi đoàn trường chăm sóc các cây cảnh, vườn hoa, xây dựng vườn rau sạch tạo môi trường thiên nhiên ngoài lớp học xanh – sạch - đẹp để cho trẻ dạo chơi quan sát đó cũng là điều thú vị, hấp dẫn để trẻ thích đến trường đến lớp. trẻlà nhu cầu tất yếu của trẻ, sự yêu thương đó thể hiện ngay cả ở trong từng việc làm nhỏ như dùng lược chải nhẹ mái tóc cho cháu, xúc cho trẻ từng muỗng cơm, muỗng sữa, săn sóc quan tâm khi cháu ốm với những cháu suy dinh dưỡng, những cháu biếng ăn uống tôi thường bón cho cháu từng muỗng cơm, dỗ dành, động viên cháu ăn hết khẩu phần ăn của mình, với cháu khó ngủ thì giờ ngủ tôi thường kể cho các cháu nghe những câu chuyện cổ tích, dỗ dành ấp ủ trẻ, sửa từng tư thế giấc ngủ cho trẻ giúp cho trẻ ngủ thoái mái và đi vào giấc ngủ nhanh hơnVới những việc tôi đã làm và cử chỉ thái độ nhẹ nhàng, tôi luôn nâng đỡ dìu dắt trẻ từng bước từng ngày, mong sao tất cả các cháu ngày một khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn và phát triển toàn diện hơn về mọi mặt . Chăm sóc giờ ăn của trẻ *Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo thu hút trẻ tích cực tham gia. Ngoài việc tạo môi trường ngoài lớp học hấp dẫn để lôi cuốn trẻ, tình yêu thương của tôi dành cho các cháu. Trẻ đến trường cần học tập, lĩnh hội một số kiến thức, kỹ năng thông qua các hoạt động như: Hoạt động học, hoạt động vui chơi, qua các trò chơi dân gian tập thể, qua tiếp xúc trò chuyện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻTừ đó để nhằm phát triển những khả năng của trẻ, hình thành những nét cơ bản ban đầu của nhân cách con người, tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non là dễ nhớ nhưng lại nhanh quên. Vì vậy tôi đã bám sát vào mục tiêu của từng chủ đề, đặc điểm tình hình của trẻ tại lớp mình để tìm ra trường, lễ phép trong giao tiếp với mọi người, cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, biết giúp cô lao động tự phục vụ và làm những công việc vừa sức. Để dạy trẻ kỹ năng sống trước hết giáo viên hãy tỏ ra rằng mình là người sống có kỹ năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua chính việc hình thành ý thức cho trẻ trong việc thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng như trong việc bảo vệ chính bản thân trẻ. Việc dạy hành động cho trẻ quá đơn giản: Như nhặt một chiếc lá rơi, nói một câu xin lỗi, một câu cám ơn, nhận biết những hành động, nơi chốn và con người có thể gây nguy hại cho trẻNhưng để trẻ hiểu được ý nghĩa của các hành động trên và thực hiện hành động trên và chính ý thức của trẻ thúc đẩy trẻ làm chứ không phải do bị ép buộc thì lại là một vấn đề khác. Ví dụ: Khi chúng ta dạy trẻ nói lời cám ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác hoặc khi người khác làm một điều gì đó cho mình thì cô giáo phải là tấm gương cho trẻ noi theo đó là cô giáo nói lời cám ơn với đồng nghiệp, với trẻ thì sẽ hình thành được ý thức của việc nên cám ơn người khác một cách tự nhiên cho trẻ. Hay sau tiết học xé dán cô hỏi trẻ: Các cháu thấy lớp học của mình bây giờ thế nào nhỉ? Đố các cháu biết để lớp học gọn gàng hơn thì cô cháu mình cần phải làm gì nào? Chỉ câu nói thế thôi trẻ đã biết mình cần làm gì và trẻ sẽ thực hiện việc làm của mình là dọn dẹp lớp, cất đồ dùng một cách hứng thú phấn khởi và chỉ vài phút sau lớp học sẽ đẹp hơn, gọn hơn và ngăn nắp hơn. Từ đó cô kịp thời khen ngợi trẻ để giúp trẻ phát huy trong những giờ hoạt động khác. Kỹ năng tự phục vụ * Giải pháp 5: Công tác phối kết hợp với đồng nghiệp và phụ huynh – Phối hợp với đồng nghiệp: Luôn trao đổi học hỏi kinh nghiệm của chị em, giáo viên trong trường. Phối kết hợp giữa hai cô trong lớp lựa chọn phương pháp, biện pháp, các hình thức tổ chức phù hợp, sáng tạo, cách tạo môi trường lớp học thân thiện để chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả cao. Phối kết hợp trong việc sưu tầm đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, các trò chơi phù hợp theo từng chủ điểm, phù hợp với trẻ để tổ chức trong các hoạt động được tốt. Trao đổi đề xuất với ban giám hiệu nhà trường các thông tin góp ý của phụ huynh, những vướng mắc trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đây cũng là một trong những biện pháp giúp cho tôi thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của giáo viên trong việc xây dựng lớp học thân thiện để thu hút trẻ tích cực đến lớp. – Phối kết hợp với phụ huynh: Công tác phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên là vấn đề rất cần thiết đối với trẻ. Đây chính là chổ dựa vững chắc cho các cháu, giúp các cháu khỏi thấy cô đơn, hụt hẫng, là động lực để các cháu tự tin hơn trong cuộc sống và phụ huynh phải III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến: Giải pháp đã được tiến hành thực nghiệm tại lớp 4 tuổi, kết quả thử nghiệm chứng minh được khả năng áp dụng có hiệu quả và giải pháp đánh giá có khả năng nhân rộng trong toàn huyện. Học sinh của tôi đã tích cực đến lớp, với tỉ lệ chuyên cần của lớp đạt từ 93- 97%. Tình trạng sức khoẻ của trẻ sau mỗi lần cân đo đạt 100% kênh bình thường, sức khoẻ loại A đạt 100%. Trẻ hứng thú đến lớp, thân thiện với bạn bè và các cô. Trẻ có các kĩ năng cần thiết như: lễ phép, rửa tay, lau mặt, mặc quần áo, đi giày dépTrẻ tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động của lớp và của trường. Giải pháp đã được hoàn thiện sau khi lấy ý kiến góp ý của đông đảo, các nhà quản lý giáo dục, đông đảo giáo viên trong trường và phụ huynh học sinh. III.4 Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến III.4.1. Hiệu quả kinh tế: Khi áp dụng giải pháp giáo viên sẽ rút ngắn được thời gian khi phải thường xuyên rèn trẻ ở lớp. Trẻ có khả năng tự phục vụ bản thân mình trẻ không cần phải nhờ tới sự giúp đỡ của người lớn. Nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh đã cùng ý kiến với các cô giáo để giáo dục con em mình. Tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh khi rút ngắn được thời gian chăm sóc, giáo dục, phục vụ trẻ và thay vào đó là để trẻ làm những công việc mà trẻ có thể tự làm. III.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội: + Đối với trẻ: Trẻ hứng thú tích cực hoạt động, chủ động, sáng tạo, yêu trường yêu lớp, thích đến lớp. Phụ huynh yên tâm, tin tưởng giáo viên. Trẻ có nề nếp khi tham gia các hoạt động. Trẻ được tạo mọi điều kiện để phát huy tính tích cực chủ động, tính tự lập, mạnh dạn, tự tin và năng lực cá nhân của trẻ trong các hoạt động giúp cho trẻ phát triển nhân cách toàn diện. Trẻ tạo được mối liên hệ mật thiết với các bạn và mọi người xung quanh. + Đối với giáo viên: Xác định được vai trò và trách nhiệm của giáo viên để từ đó nâng cao được chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Linh hoạt trong xây dựng kế hoạch, xác định đúng các mục tiêu để chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo viên có ý thức hơn trong việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
File đính kèm:
ban_mo_ta_sang_kien_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_than_t.docx