Bản mô tả sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 4 đến 5 tuổi

+ Những giải pháp tôi lựa chọn trong đề tài xuất phát từ trẻ và luôn lấy trẻ làm trung tâm, vì thế nội dung phải hết sức gần gũi với cuộc sống, và xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ, trẻ có điều kiện để cọ sát.
+ Trẻ được thể hiện, thảo luận theo nhóm, có nhiều ý kiến tranh luận và phân tích tình huống.
- Khả năng áp dụng, nhân rộng: Sáng kiến của tôi có thể thực hiện sử dụng trường mầm non Tây Hưng và các trường trong và ngoài huyện.
- Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp: Sáng kiến là những biện pháp được áp dụng trong các hoạt động giảng dạy nhằm mục đích phát triển kỹ năng âm nhạc cho trẻ góp phần đạt được mục tiêu giáo dục mầm non nên không tốn kém về kinh tế. Trẻ có các kĩ năng cơ bản về âm nhạc: Hát, múa, vận động…phát triển tính tích cực sáng tạo. Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng khiếu cho trẻ. Nhà trường và gia đình trẻ đều nhận thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ. Nâng cao kỹ năng sư phạm và nghệ thuật lên lớp của giáo viên. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Giáo viên tự bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách đạo đức để hoàn thiện bản thân mình hơn.
doc 16 trang skmamnon 30/05/2024 1990
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 4 đến 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 4 đến 5 tuổi

Bản mô tả sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 4 đến 5 tuổi
 trung tâm”. Với trái tim người mẹ thứ hai tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số 
biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”. 
 2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 - Tính mới, tính sáng tạo: Đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp 
nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” tôi nhận thấy 
bước đầu có những thành công rõ nét, thể hiện được sự mới mẻ và sáng tạo, cụ 
thể:
 + Đề tài có cải tiến nội dung của giải pháp đã đăng ký sáng kiến trước, đề 
tài chú trọng kỹ năng thể hiện và cảm thụ âm nhạc giáo dục dạy trẻ dưới nhiều 
hình thức đưa lồng ghép các hoạt động là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về 
thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những kỹ năng sống tích cực 
trong trẻ
 + Những giải pháp tôi lựa chọn trong đề tài xuất phát từ trẻ và luôn lấy trẻ 
làm trung tâm, vì thế nội dung phải hết sức gần gũi với cuộc sống, và xuất phát 
từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ, trẻ có điều kiện để cọ sát.
 + Trẻ được thể hiện, thảo luận theo nhóm, có nhiều ý kiến tranh luận và 
phân tích tình huống.
 - Khả năng áp dụng, nhân rộng: Sáng kiến của tôi có thể thực hiện sử 
dụng trường mầm non Tây Hưng và các trường trong và ngoài huyện.
 - Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp: Sáng kiến là những biện 
pháp được áp dụng trong các hoạt động giảng dạy nhằm mục đích phát triển kỹ 
năng âm nhạc cho trẻ góp phần đạt được mục tiêu giáo dục mầm non nên không 
tốn kém về kinh tế. Trẻ có các kĩ năng cơ bản về âm nhạc: Hát, múa, vận 
độngphát triển tính tích cực sáng tạo. Đóng vai trò quan trọng trong việc phát 
triển năng khiếu cho trẻ. Nhà trường và gia đình trẻ đều nhận thức được tầm 
quan trọng trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ. Nâng cao kỹ năng sư phạm và 
nghệ thuật lên lớp của giáo viên. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học 
trong nhà trường. Giáo viên tự bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách đạo đức để hoàn 
thiện bản thân mình hơn.
 3. Cam kết bản quyền
 Đây là sáng kiến của cá nhân tôi. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước 
pháp luật về nội dung cam kết này.
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ Tiên Lãng, ngày 30 tháng 11năm 2021
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Người viết đơn
 ........................................
 ........................................
 ........................................ Phạm Thị Thơm ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN LÃNG
 TRƯỜNG MẦM NON TÂY HƯNG
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục 
 âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi ”
 Tác giả: Phạm Thị Thơm
 Trình độ chuyên môn: Đại học 
 Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác:Trường mầm non Tây Hưng 
 Ngày 30 tháng 11 năm 2021 Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào trẻ ngay từ khi còn nằm trong 
nôi trẻ được nghe tiếng ru “à ơi” của bà, của mẹ. Tâm hồn trẻ hồn nhiên trong 
sáng, luôn luôn vui vẻ, cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu 
với trẻ. Bởi chính ở đây, âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn 
diện nhân cách cho trẻ. Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm 
đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn 
còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác 
nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo trẻ đã cảm nhận được những 
bài hát và những điệu nhạc một cách rõ ràng. Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ 
diệu đầy cảm xúc.
 Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, 
ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm 
xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận 
được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có 
trong tác phẩm. Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai 
nghe và cảm xúc cho trẻ.
 Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục âm nhạc là một hoạt 
động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, được trẻ yêu thích, và là nguồn hứng thú 
mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các 
hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời 
với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu và các cấp lãnh đạo, 
trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện 
pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen 
giáo dục âm nhạc. Trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc, có thể 
phân biệt được độ cao thấp của âm thanh, giọng hát vang hơn, trẻ có thể vận 
động một cách nhịp nhàng uyển chuyển, đôi khi có sự sáng tạo ở mức độ nhất 
định. Trẻ rất thích hát và vận đông theo nhạc bởi vậy giáo dục âm nhạc không 
chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa 
dưới nhiều hình thức khác nhau có chất lượng hiệu quả và luôn đi cùng với đồ 
dùng, dụng cụ âm nhạc. 
 Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát 
triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn tìm tòi và sáng tạo 
để tìm ra những hình thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng và tạo 
ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Là một giáo viên dạy lứa tuổi mẫu giáo 4- 
5 tuổi tôi luôn suy nghĩ: “Làm thế nào để giúp trẻ có kỹ năng năng âm nhạc 
thành thục và chất lượng của hoạt động âm nhạc ngày một nâng cao” Đây là 
vấn đề không đơn giản vì vậy bằng những kinh nghiệm của bản thân, sự nhiệt 
tình với công tác tôi xin chia sẻ với các bạn đồng nghiệp: “Một số biện pháp 
nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”. 
 II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 II.1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất chậm rãi. Quá trình giáo viên thể hiện, trẻ tiếp thu ca khúc một cách trọn vẹn, 
hiểu nội dung bài hát, tích lũy thêm kiến thức, năng khiếu nghệ thuật... trẻ tiếp 
thu quá trình giáo dục của cô để biến thành kinh nghiệm của mình và vận dụng 
vào hoạt động tái tạo ca khúc.
 Ví dụ 1: Khi dạy trẻ bài hát: “Ông cháu” ở chủ đề gia đình, cô hát với 
nhịp điệu nhanh, vui tươi, dí dỏm, thể hiện tình cảm yêu quý các cháu bé của 
ông để thu hút trẻ. 
 Ví dụ 2: Khi cho trẻ nghe bài hát: “Ba ngọn nến lung linh”, cô hát với 
nhịp điệu mượt mà, nhẹ nhàng, uyển chuyển, trầm bổng, với nét mặt tươi cười, 
gần gũi với trẻ thể hiện tình cảm yêu thương của cha mẹ với các con, để gây sự 
hứng thú cho trẻ.
 Ví dụ 3: Khi hát bài: “Múa đàn” cô có thể làm động tác gảy đàn, nhún 
chân theo nhịp điệu, sẽ gây thu hút hứng thú của trẻ tham gia vào bài hát.
 Múa là dạng vận động có tác dụng phát triển thẩm mĩ, hình thành tư thế 
dáng điệu. bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm 
nhạc, lời ca. Bởi vậy, khi dạy trẻ múa giáo viên phải làm mẫu đẹp, động tác rõ 
ràng, nhịp nhàng, chính xác và biết thể hiện cảm xúc khi múa sao cho phù hợp 
với nội dung tính chất bài hát.
 Ví dụ 4: Khi dạy trẻ múa bài: “Múa cho mẹ xem”. Giáo viên thể hiện 
động tác múa trên đôi bàn tay thật mềm dẻo kết hợp nhún chân nhịp nhàng, mắt 
nhìn theo tay, thể hiện sự vui tươi. 
 Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc, giáo viên phải có khả năng, có 
kiến thức âm nhạc, biết biểu diễn, vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến 
trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần biết đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ 
trong mối quan hệ với âm nhạc, đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ... để có 
phương pháp dạy thích hợp. Đặc biệt, giáo viên cần phải biết truyền đạt, biết thể 
hiện thật hấp dẫn và phù hợp với trẻ.
 Để xây dựng kế hoạch hoạt động âm nhạc theo đề tài trong hoạt động học, 
tôi đã kiên trì rèn luyện bằng nhiều hình thức: Trước hết nghiên cứu tài liệu về 
âm nhạc, tâm sinh lí lứa tuổi...tham gia học tập chuyên môn, dự giờ đồng nghiệp 
để cùng nhau trao đổi kiến thức kĩ năng âm nhạc và học tập qua truyền thanh, 
truyền hình, ti vi, băng đài... nắm chắc phương pháp, hình thức tổ chức hoạt 
động âm nhạc cho trẻ. Mỗi bài tôi chuẩn bị dạy cho trẻ, tôi phải học thuộc, hát 
đúng cao độ, trường độ, thể hiện được tình cảm và hòa mình vào với ca khúc. 
Với những bài vận động minh họa hay múa tôi phải lựa chọn những động tác 
phù hợp với giai điệu, lời ca của bài hát, phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, rồi 
tập luyện cho nhuần nhuyễn để chuẩn bị dạy cho trẻ...Từ đó tôi đã gây hứng thú, 
ngẫu hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc cho trẻ và trẻ muốn bắt chước, tái 
tạo lại ca khúc bằng khả năng của mình. Do đó, chất lượng âm nhạc của trẻ 
được nâng cao hơn.
 b) Giải pháp 2: Đổi mới hình thức tiết dạy âm nhạc cho trẻ triển ý tưởng. Giáo viên cho trẻ hoàn toàn tự do, diễn đạt biểu tượng, trẻ tự do 
nghĩ ra, cảm nhận và thể hiện ý tưởng của mình.
 Đối với những tiết dạy vận động, cô dạy cho trẻ các loại vận động khác 
nhau như: Vỗ tay theo tiết tấu nhanh, chậm, tiết tấu phối hợp, vận động minh 
họa hay múa. Trước khi để thẻ tham gia vào giờ học cô có thể cho trẻ nghe lại 
giai điệu trên đàn hay một loại nhạc cụ dân tộc với âm thanh lạ tạo không khí 
mới lạ cho trẻ và giúp trẻ hào hứng tham gia vào giờ học, trẻ đoán tên bài hát đã 
học. Sau đó cô dạy trẻ loại hình vận động phù hợp với bài hát cần dạy. Đến phần 
thi đua cô nâng cao cho trẻ bằng các hình thức vận động từ các bộ phận trên cơ 
thể, cô cho trẻ tự nghĩ cho mình một cách vận động và thể hiện.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu phối hợp, cô cho trẻ sáng tạo cách 
vận động bằng cách vỗ tay một tiếng và ba tiếng tiếp theo trẻ sẽ lắc hông nhún 
chân theo 3 phách còn lại hoặc có thể vỗ tay rồi vỗ đùi, vỗ vai...như vậy khiến 
trẻ thích thú tham gia vào hoạt động.
 Ví dụ: Với tiết dạy âm nhạc tham dự hội giảng mùa xuân đề tài: Dạy hát 
“Em thêm một tuổi” tôi đã sử dụng hình thức dẫn dắt vào bài một cách nhẹ 
nhàng bằng cách tổ chức cho trẻ tham dự chương trình Đôrêmí. Mở đầu cô ngồi 
đánh đàn trực tiếp và cho các cháu luyện giọng cao thấp theo tiếng đàn của cô. 
Sau đó cô trò chuyện về chương trình và hướng vào nội dung bài hát. Vào phần 
chính tôi tạo điều kiện cho tất cả các trẻ được tham gia biểu diễn với các dụng 
cụ âm nhạc như trống, micro, đàn... Để không khí tiết học thêm vui tươi, sôi nổi 
cô đặt tên cho mỗi nhóm những cái tên ngộ nghĩnh như: Năm anh em, mắt ngọc, 
nhóm ABC,... 
 Ví dụ: Với cá nhân trẻ lên biểu diễn cô đặt tên cho ca sĩ như: Tí sún, tóc 
tiên, sơn ca...Khiến trẻ cảm thấy mình như một ca sĩ đang biểu diễn trên sân 
khấu. Ngoài việc thay đổi không khí của giờ học thêm vui tươi hơn, còn giúp trẻ 
mạnh dạn, tự tin thể hiện khả năng của mình trên sân khấu
 Khi kết thúc một hoạt động nên làm cho nhóm trẻ lắng dịu xuống bằng 
giai điệu hay bài tập thư giãn. Giáo viên sẽ đạt kết quả cao nhất khi biết tạo sự 
chuyển tiếp nhẹ nhàng, uyển chuyển giữa các hoạt động. Nếu giáo viên dừng lại 
đột ngột, đứt quãng khi chuyển sang hoạt động kế tiếp sẽ làm cho trẻ mất tập 
trung, dễ xảy ra lộn xộn.
 Qua việc tổ chức tiết học linh hoạt sáng tạo tôi thấy trẻ hào hứng tham gia 
vào giờ học, tạo cho trẻ không khí vui tươi và cảm giác thoải mái, tự nhiên 
không gò bó ép buộc. Trẻ tiếp thu tác phẩm âm nhạc một cách hiệu quả nhất. 
Ngoài ra còn làm cho nghệ thuật lên lớp của giáo viên ngày càng linh hoạt hơn. 
 c) Giải pháp 3: Tạo môi trường âm nhạc cho trẻ
 Các hoạt động của trẻ trong trường mầm non luôn gắn liền với đồ dùng 
trực quan. Đây là điều rất cần thiết vì tư duy của trẻ mẫu giáo là tư duy trực 
quan hình tượng. Trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng mắt thấy tai nghe, 
cấm nắm những đồ dùng đồ chơi. Nếu không có đồ dùng đồ chơi thì trẻ không 
lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, nhanh chóng. Bởi vậy để có môi trường học 

File đính kèm:

  • docban_mo_ta_sang_kien_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_gia.doc