Bản mô tả sáng kiến Giải pháp sử dụng các tình huống thực tế để rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Thực tế, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì nhiều bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, tình trạng trẻ em lạm dụng điện thoại thông minh thay vì việc học tập và vui chơi rất là nhiều và nhất là hiện nay tình trạng bạo hành và xâm hại trẻ em đang diễn ra xung quanh trẻ. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển về nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt là trẻ không có vốn kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ mình, kĩ năng tự phục vụ bản thân. Ở mỗi lứa tuổi trẻ cần có sự tác động khác nhau đến kỹ năng sống của trẻ.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4 tuổi của trường Mầm non Đồng Thái. Tôi nhận thấy rằng, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại trường là rất quan trọng và gần gũi. Ở trường trẻ có thể thảo luận theo nhóm, trẻ phải tự suy nghĩ, đóng vai, tranh luận và phân tích tình huống. Trẻ phải biết thích nghi, thể hiện cảm xúc, có khả năng hòa nhập và tự giải quyết vấn đề một cách tự lập. Đó là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Song tôi thấy thực tế đa số giáo viên đều chưa chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nên trẻ chưa hoàn toàn có những kỹ năng cơ bản ấy. Bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để có một phương pháp truyền đạt đến trẻ những kỹ năng sống tốt nhất, và dạy dưới hình thức nào?
docx 10 trang skmamnon 16/04/2024 1130
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả sáng kiến Giải pháp sử dụng các tình huống thực tế để rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả sáng kiến Giải pháp sử dụng các tình huống thực tế để rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

Bản mô tả sáng kiến Giải pháp sử dụng các tình huống thực tế để rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
 + Đề tài 2: "Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non". Tác giả: 
Giáo viên Nguyễn Thùy Dung - Trường mầm non Sao Mai viết năm 2021.
 - Ưu điểm: Giáo viên biết tận dụng những tình huống thực tế để giáo dục kĩ năng 
sống cho trẻ. Giáo viên đã quan tâm đến rèn trẻ các kĩ năng cơ bản tự phục vụ và học tập 
theo nhómTác giả đã đưa ra được giải pháp tuyên truyền với phụ huynh học sinh trong 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 - Hạn chế: 
 + Giáo viên chưa tạo được môi trường giáo dục kỹ năng sống, chưa tích hợp các nội 
dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, chưa có kế hoạch rõ ràng về nội dung kỹ năng sống 
cơ bản cần giáo dục.
 + Giáo viên đã tuyên truyền với phụ huynh về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
nhưng chưa thực sự chú trọng.
 + Giáo viên chưa đề cập đến xây dựng cụ thể kế hoạch lồng ghép giáo dục kỹ năng 
sống trong các hoạt động một cách cụ thể. 
 Những đề tài trên với các giải pháp cụ thể đã từng bước nâng cao hiệu quả của việc 
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tuy nhiên chưa tạo được nhiều cơ hội cho trẻ phát huy tính 
chủ động tích cực. Đối với đứa trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nếu không có kỹ năng sống 
thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho đứa trẻ sau này. 
Đây chính là lý do tôi nghiên cứu đề tài “Giải pháp sử dụng các tình huống thực tế để 
rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi ” để tìm ra một số giải pháp hiệu quả nhất giúp trẻ 
hình thành và phát triển nhân cách tốt.
 III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.
 III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.
 *Nội dung 1: Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục trẻ. Có môi trường 
trong lớp và môi trường ngoài lớp học. Môi trường trong lớp như các góc hoạt động, đồ 
dùng học tập có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và một số kỹ năng. Môi trường 
ngoài lớp như góc thiên nhiên, vườn câygiúp trẻ phát triển tình cảm xã hội. Để có môi 
trường dạy kỹ năng sống tốt cho trẻ tôi thực hiện như sau:
 Ngay từ đầu năm học, tại các góc chơi tôi thiết kế các nội quy cho từng góc có kèm 
theo hình ảnh và tôi cho trẻ học thuộc các nội quy, quy định số lượng trẻ chơi mỗi góc. 
Chính vì vậy mà trẻ lớp tôi có nề nếp chơi tốt như biết xếp hàng chờ đợi đến lượt, đoàn 
kết, chia sẻ khi chơi, phối hợp với bạn khi chơi, cất lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy 
định. 
 Nhiều bậc cha mẹ rất e ngại khi tham gia vào quá trình giáo dục trẻ, hơn nữa phần 
lớn cha mẹ thường lúng túng khi lựa chọn hình thức thực hiện. Tôi đã trang bị các bảng 
thông tin dành cho phụ huynh, dán các nội dung cần phối hợp với phụ huynh vào đó để 
các bậc cha mẹ có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng giúp nhà trường tuyên truyền đến 
 2 Với bảng kế hoạch theo chủ đề tôi phân phối ra từng chủ đề nhánh, từng tuần:
 - Với chủ đề: “Trường mầm non”: Tôi sẽ dạy trẻ kĩ năng giao tiếp chào cô khi đến 
lớp, chào cô, chào bạn khi ra về, biết lễ phép thưa gửi với người lớn, tôn trọng bạn bè, vui 
vẻ, thân thiện, đoàn kết với bạn bè, biết lắng nghe nêu ý kiến, giúp đỡ bạn khi cần thiết, 
biết cảm ơn khi được giúp đỡ, biết xin lỗi khi gây ra lỗi, biết tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần 
thiết. Tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, đi vệ sinh đúng nơi quy định, rửa tay rửa 
mặt, chào hỏi, mời cô mời bạn trước khi ăn, nhớ tên trường lớp, tên cô giáo
 - Với chủ đề: “Bản thân”: Dạy trẻ những kỹ năng tự phục vụ, tự mặc cởi quần áo, 
biết đi vệ sinh và bỏ rác đúng nơi quy định, biết sống gọn gàng ngăn nắp...dạy trẻ các kỹ 
năng tự bảo vệ mình trước tình huống nguy hiểm, không chơi ở nơi mất vệ sinh, nguy 
hiểm, không đi theo không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép, biết 
kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm, nói được một số thông tin quan trọng về bản thân, 
tên của con, con mấy tuổi, con học lớp nào? Dạy trẻ được khả năng sở thích, biết mình là 
con trai hay con gái, ứng sử phù hợp với giới tính của bản thân.
 - Với chủ đề Gia đình: Tôi dạy trẻ kỹ năng ứng xử phù hợp với những người gắn bó 
gần gũi xung quanh, lễ phép với người trên, quan tâm nhường nhịn các bạn, giúp đỡ ông 
bà, bố mẹ những việc vừa sức mình, khi giao tiếp phải lễ phép thân mật, chơi vui vẻ cùng 
các bạn, không quấy phá làm ồn, không tự ý sử dụng, nhận biết và thể hiện được cảm súc 
vui buồn, chia sẻ, đồng cảm.
 Ví dụ: Dạy trẻ nhớ số nhà; số điện thoại của bố mẹ, dạy trẻ giới thiệu về các thành 
viên trong gia đình mình và nêu đặc điểm của từng thành viên, dạy trẻ biết sử dụng các từ 
ngữ lễ phép với các thành viên trong gia đình. Dạy trẻ cách sử dụng và công dụng của các 
đồ dùng cần thiết trong gia đình như tivi; tủ lạnh; quạtDạy trẻ biết giữ gìn và bảo vệ nhà 
cửa sạch sẽ, gọn gàng
 - Với chủ đề: Nghề ngiệp - ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và ngày thành lập quân 
đội nhân dân Việt Nam: Dạy trẻ yêu thích các nghề, biết tôn trọng những sản phẩm thành 
quả lao động của các nghề, nuôi dưỡng cho trẻ những ước mơ, lựa chọn nghề nghiệp cho 
tương lai, dạy trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm, tuân thủ sự phân công biết phối hợp với 
bạn để hoàn thành công việc chung , rèn luyện cho trẻ, giúp trẻ có những kỹ năng diễn đạt, 
ý tưởng kỹ năng sáng tạo trong khi hoạt động.
 - Với chủ đề “Giao thông”: Dạy trẻ kỹ năng tuân thủ một số quy định giao thông 
(đi bộ trên vỉa hè, phía bên tay phải đi theo tín hiệu giao thông không chơi dưới lòng 
đường, có hành vi văn hóa nơi công cộng (đi nhẹ, nói khẽ, không mất trật tự, không chen 
lấn, xô đẩy chờ đến lượt vv...).
 - Với chủ đề: “Thực vật và Tết nguyên đán”: Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ứng sử lịch 
sự, lễ phép, biết yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp (hoa lá, cây xanh) biết trồng và chăm sóc 
bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
 4 Các hoạt động như: Hội chợ quê, tập gói bánh chưng ngày Tết, làm hoa...Đây là các 
hoạt động mang đậm tính chất dân tộc, qua đó trẻ hiểu biết hơn về phong tục tập quán quê 
mình. Khi trẻ được tự mình tham gia hội chợ quê với những sản vật, ẩm thực mang đậm 
chất Việt, hay việc trẻ được tự mình gói những chiếc bánh chưng, làm hoa trang trí cho 
ngày tết...Trẻ được tham gia, được tự m×nh sö dông làm ra c¸c sản phẩm qua đó rèn kỹ 
năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xử lý tình huống của trẻ.
 *Hoạt động góc:
 Cô giáo dục trẻ kỹ năng sống tự phục vụ bản thân biết tự kê bàn, đồ dùng để vào 
góc chơi kết hợp cùng bạn chơi trong các góc chơi: Bác sĩ, nấu ăn, xây dựng, bế em, nghệ 
thuật, học tập và chơi xong biết tự cất đồ dùng đúng nơi quy định ở các góc chơi và tự tạo 
ra sản phẩm ở các góc. Cô giáo dục trẻ kỹ năng sống biết cách tự phục vụ, chơi nhóm chơi 
đoàn kết, biết tạo ra sản phẩm tự bản thân trẻ làm.
 Với những trẻ hiếu động kém tập chung hoặc những trẻ ngôn ngữ kém cũng như 
thiếu tự tin trong giao tiếp thì tôi sẽ cho chơi xen kẽ với những bạn bạo dạn hơn, chăm chú 
hơn. Tôi sẽ giáo dục trẻ chơi hòa đồng cùng các bạn, trẻ có thể tự hướng dẫn bạn chơi 
cùng cũng như giúp đỡ bạn cùng nhau tạo ra sản phẩm để được cô khen, cô thưởng. Từ đó 
trẻ sẽ chăm chú và hứng thú chơi cùng nhau hơn. 
 - Giờ vệ sinh: Trẻ biết tự rửa tay bằng xà phòng theo đúng quy trình rửa tay, biết 
lấy đúng kí hiệu khăn mặt của mình để tự rửa mặt. Giáo dục trẻ phải thường xuyên rửa tay 
bằng xà phòng hoặc để đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
 - Giờ ăn: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ: Trẻ biết tự mình kê bàn ghế ngồi vào ăn và 
biết phối hợp cùng các bạn tự chia cơm về các bàn ăn cho các bạn, tự xúc ăn, ăn gọn gàng 
không rơi vãi. Ăn xong trẻ biết kê ghế xếp gọn gàng đúng nơi quy định. Qua đó cô giáo 
đã hình thành giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 - Giờ ngủ: Tôi dạy trẻ tự đi lấy gối của mình, tự mình gấp chăn và cuộn chiếu giúp 
cô. Có những bạn vẫn còn hay đái dầm tôi sẽ rèn trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ và trong khi 
ngủ cô giáo sẽ gọi trẻ dậy dục trẻ đi vệ sinh. Như vậy nhiều lần thì trẻ sẽ thành thói quen 
và tự biết đi vệ sinh khi buồn.
 - Giờ hoạt động chiều:
 Tôi dạy trẻ cách tự gấp và mặc quần áo. Trên thực tế rất nhiều bé không thể tự vận 
dụng các kỹ năng để có thể tự phục vụ bản thân. Mặc dù đó là những kỹ năng đơn giản 
như mặc quần áo, mở cúc áo hay gấp quần áo. Do nhiều cha mẹ thường làm hộ con mà 
không để trẻ có cơ hội tự làm. Muốn bé phát triển chúng ta cần tạo môi trường cho trẻ tự 
lập. Tự lập từ nhỏ sẽ dạy trẻ biết rèn luyện tính kiên trì, làm việc có mục tiêu, yêu thiên 
nhiên, hăng say lao động. Bé cũng tự tin hoạt bát và linh động hơn.
 Dạy trẻ thể hiện lòng biết ơn: Tâm lý chung của chúng ta là muốn mang đến cho trẻ 
những điều tốt đẹp nhất, nhưng chúng ta cần nhớ không nên bỏ qua việc dạy trẻ lòng biết 
ơn và trân trọng những gì mình đang có. Khi giáo dục trẻ cô có thể lồng ghép vào những 
 6 giải pháp mà tôi tìm hiểu hay đã từng áp dụng, đồng thời giúp trẻ biết thích nghi, thể hiện 
cảm xúc, có khả năng hòa nhập và tự giải quyết vấn đề một cách tự lập. Đó là tiền đề gieo 
mầm hạt giống nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ trong cuộc sống hằng ngày.
 Sự sáng tạo của đề tài thể hiện qua xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho 
trẻ. Thời gian các con sinh hoạt, học tập và vui chơi ở lớp có thể nói nhiều hơn ở nhà, xuất 
phát từ đặc điểm tâm lý các con ham học hỏi, tìm tòi, khám phá và thích quan sát, lĩnh hội, 
thực hành với mọi sự vật ở môi trường xung quanh nên việc xây dựng môi trường giáo 
dục kỹ năng sống trong và ngoài lớp học trở thành một phương tiện phù hợp nhất, quan 
trọng nhất, gần gũi nhất ảnh hưởng đến kết quả giáo dục trẻ. Trẻ được rèn luyện các kỹ 
năng sống thực tế hằng ngày tại các góc chơi như: thực hiện theo nội quy góc, thao tác vai 
chơi với nhiều nội dung chơi khác nhau (rót nước mời khách, chào hỏi cảm ơn khi mua 
hàng hay khám bệnh, hợp tác đoàn kết thoả thuận cùng xây công trình đẹp); kỹ năng 
khéo léo tạo sản phẩm đẹp,đặc biệt tôi quan tâm tủ sách dành cho cha mẹ và trẻ với 
nhiều truyện hay như: Kỹ năng tự lập, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tự bảo vệ bản 
thân, dạy trẻ không cáu giậnphụ huynh có thể lấy sách truyện đọc và trò chuyện cùng 
con mỗi ngày thật ý nghĩa và thiết thực.
 Việc thực hiện chương trình giáo dục là nhiệm vụ rất quan trọng và cốt lõi của mỗi 
chúng ta. Và việc tích hợp các nội dung, lựa chọn các nội dung kĩ năng sống của từng chủ 
đề sao cho phù hợp với từng chủ điểm để xây dựng kế hoạch giáo dục. Tất cả đòi hỏi mỗi 
giáo viên cần tỉ mỉ, quan tâm đến từng trẻ vì mỗi trẻ sẽ có tâm sinh lí và là một cá thể khác 
nhau nên cách giáo dục, cách lựa chọn nội dung kĩ năng sống cho mỗi trẻ cũng phải khác 
nhau.
 Với những giải pháp "Lựa chọn các nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ phù hợp 
với từng chủ đề chủ điểm trong năm học; Vận dụng linh hoạt các tình huống trong nội 
dung câu chuyện hay tình huống thực tế trong chế độ sinh hoạt như: hoạt động vui chơi 
đón trả trẻ, giờ sinh hoạt ăn ngủ, học tập, hoạt động chiều, hoạt động học của trẻ trong 
ngày để giáo dục kĩ năng sống, tình cảm cho trẻ.
 Điểm nổi bật mới của giải pháp ở công tác phối hợp với phụ huynh để giáo dục kĩ 
năng sống cho trẻ". Tôi thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng và 
là một nhiệm vụ của giáo dục mầm non. Bởi vì trẻ em nếu được chăm sóc và giáo dục 
những kĩ năng cơ bản ngay từ ban đầu thì khi lớn lên bước ra ngoài đời trẻ sẽ tự tin hơn 
rất nhiều vì bản thân đã có đủ những kĩ năng cơ bản.
 Giáo viên có sự trao đổi tích cực với phụ huynh thông qua: giao tiếp hàng ngày, 
bảng tuyên truyền và thông qua các tài liệu trực quan sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục. Phụ 
huynh ngày càng tin tưởng vào cô giáo, đồng thời cô giáo đã góp phần tuyên truyền phổ 
biến kiến thức cho cộng đồng, vận động cộng đồng cùng chung tay giáo dục trẻ.
 8

File đính kèm:

  • docxdon_yeu_cau_cong_nhan_sang_kien_giai_phap_su_dung_cac_tinh_h.docx