Bản mô tả sáng kiến Biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động Âm nhạc
Góc âm nhạc không nên cố định, các kệ đóng sao cho vừa tầm trẻ khi sử dụng, trẻ có thể sử dụng những trang phục hay dụng cụ âm nhạc, khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác. Giáo viên cần cung cấp nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, chai đựng hạt đậu, hột hạt, gạo, khối gỗ. Giáo viên cần sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, dân ca,...
Tại góc âm nhạc, tôi tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay giáo viên cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc.
Tại góc âm nhạc, tôi tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay giáo viên cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc.
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả sáng kiến Biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả sáng kiến Biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động Âm nhạc
- Được sự quan tâm của các cấp, nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Trẻ được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của nhà trường, giúp trẻ được thể hiện và nâng cao tính tự tin. - Bản thân nắm vững phương pháp, có khả năng âm nhạc và giọng hát khá tốt. - Trẻ thích hát từ khi còn rất nhỏ, gần khi biết nói là trẻ học hát, trẻ được người lớn dạy cho nhiều bài hát, cũng như hiểu nội dung bài hát, chính điều này mà một phần nào đó trẻ đã được làm quen với môn âm nhạc. Đều đó giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc chuyền tải kiến thức. - Phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ cho các phong trào văn nghệ, hay hoạt động chung ở lớp, điều đó thuận lợi cho giáo viên xây dựng được những tiết học hay và chất lượng. 1.2 Khó khăn:. - Nhìn chung trẻ trong lớp nhận thức về kiến thức âm nhạc còn hạn chế, nhiều trẻ hát còn sai nhạc, khi vỗ tay hay gõ nhịp theo lời bài hát thì đa phần trẻ trong lớp gõ còn sai nhạc chưa khớp với lời bài hát. - Có góc âm nhạc nhưng còn sơ sài, chưa phong phú, chưa gây được sự hứng thú tham gia của trẻ. - Có trên 25% một số trẻ chưa thuộc được nhiều bài hát, khi hát còn sai lời, một số trẻ thì không hứng thú với môn âm nhạc. - Còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của trẻ, chưa tạo điều kiện cho trẻ được phát huy khả năng âm nhạc. Với những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã nghiên cứu tìm biện pháp giải quyết như sau: 2. Biện pháp: 2.1. Tạo môi trường thu hút trẻ hoạt động âm nhạc Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học một cách thoải mái cho trẻ. 2 quá trình học thuộc.Trong quá trình dạy hát, việc sử dụng đàn để lấy giọng giúp trẻ hát đúng âm vực, tránh bị cao hoặc thấp quá. Sửa câu hát sai bằng cách cho trẻ nghe đàn giai điệu nhiều lần giúp trẻ dần dần tự điều chỉnh tai nghe để hát cho đúng. Việc ghi sẵn giai điệu các bài hát, bài vận động, bài nghe vào bộ nhớ đàn phím điện tử giúp tôi đỡ vất vả và chủ động trong giờ dạy. - Khi trẻ khai thác hết, chơi liên tục, trẻ cảm thấy chán tôi sẽ thay đổi ngay. Ví dụ: Dùng lời kích thích trẻ: Hôm nay góc âm nhạc có đồ dùng đồ chơi mới các con hãy đến thử xem, mỗi lần nên thay đổi 3 - 4 đồ dùng đồ chơi, giáo viên khuyến khích trẻ tìm tồi, khám phá những đồ dùng đồ chơi mới. Ví dụ: Để gõ đệm cho bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách tre trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa gỗ, những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một tổ hợp âm thanh hài hòa rất hay. Trong quá trình trẻ chơi tại góc âm nhạc, tôi tận dụng để giới thiệu cho một số loại đàn dân tộc cho trẻ biết. 2.3. Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động. Không nhất thiết phải theo trình tự dạy hát, vận động, nghe hát, trò chơi mà tổ chức hoạt động theo tình hình thực tế của lớp của trẻ. Tôi thiết kế hoạt động âm nhạc bằng các hình thức như tổ chức trò chơi âm nhạc để mở đầu gây hứng thú cho trẻ, trò chơi tạo thành nhóm hoặc cá nhân để trẻ dễ dàng hơn đến với phần dạy hát. Trẻ cảm nhận giai điệu bài hát được dễ dàng và hát đúng bài hát. Nếu trọng tâm là dạy hát thì chú ý đến câu từ trẻ hát và giai điệu bài hát, hát và cảm thụ bài hát rất quan trọng trong dạy hát cho trẻ. Ví dụ : Dạy hát bài “Chú voi con ở Bản Đôn” dạy trẻ hát đúng bài hát và cảm nhận được bài hát vui tươi dí dõm, hồn nhiên như chú voi con như thế nào? Phần nghe hát phải dễ thương, nhẹ nhàng đặc biệt là khi cô hát phải thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát phải chính xác để trẻ thích nghe và cảm nhận được. Khi tổ chức nghe hát thì cô phải tổ chức hình thức như biễu diễn trên sân khấu nhằm đẻ thu hút trẻ, chuẩn bị kỹ bài hát, nhạc cụ hoặc đồ dùng để cho trẻ tham gia hát hay phụ họa cùng cô. 4 vòng một bài hát thì trẻ hứng thú tham gia hơn, âm nhạc cũng góp phần tạo không khí buổi hào hứng sôi nổi hơn. Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội cô giáo có thể tổ chức hoạt động âm nhạc theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà tất cả trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn âm nhạc. Ngoài ra tôi thường tổ chức các hội thi âm nhạc tại lớp, có đàn, có dụng cụ âm nhạc cho trẻ biểu diễn giống như một chương trình văn nghệ, cho trẻ đóng vai ban nhạc, nhạc công, ca sĩ và tôi cũng chuẩn bị những phần quà cho những trẻ đạt giải để trẻ thích thú, mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động âm nhạc Ví dụ: Lồng ghép giáo dục âm nhạc vào các ngày lễ như: Khai giảng, Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày mồng 08/03, lễ sơ kết, tổng kết. 2.6. Phối hợp với phụ huynh Để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục thì việc tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh là đều vô cùng quan trọng. Ngoài bài dạy trên lớp trẻ cần được ôn luyện, được trình bày, được thể hiện những gì mình học được ở lớp với cha mẹ, ông bà. Trẻ cần được những lời khen ngợi, khích lệ từ người thân của mình để trẻ mạnh dạn, tự tin khi thể hiện năng khiếu âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi. Hiểu được tầm quan trọng đó tôi đã có những biện pháp để phối hợp như: - Lên bảng tin về chương trình dạy theo chủ điểm và thay bản tin hàng tuần để phụ huynh biết phối hợp với giáo viên rèn luyện cho trẻ. - In lời một số bài hát trẻ được học trên lớp để gửi về cho phụ huynh theo dõi và kèm thêm cho trẻ để trẻ thuộc và hát đúng lời bài hát hơn. - Vận động phụ huynh hỗ trợ những nguyên vật liệu sẵn có như: Thùng giấy, ống lon, hộp sữa, quần áo cũ, dụng cụ hóa trang..để tôi sáng tạo thành những đồ dùng, dụng cụ phụ vụ cho hoạt động âm nhạc tốt hơn. 3. Kết quả: Sau khi thực hiện, tôi nghiên cứu và áp dụng trong dạy và học tôi đã đạt được những kết quả sau: * Đối với bản thân: 6 - Tôi thường xuyên thay đổi cách trang trí lớp cho đẹp, hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác cho trẻ luôn ở một môi trường mới lạ, sưu tầm và làm thêm đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh cho các cháu chơi và học tập nhằm kích thích trẻ tìm tòi, khám phá thế giới âm nhạc để trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, ngôn ngữ trẻ phát triển, từ đó trẻ rất thích đến trường. - Bản thân là giáo viên vậy tôi không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham gia học tập, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. - Việc lồng ghép tích hợp, cho trẻ làm quen hoạt động giáo dục âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập. - Trong quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp để đưa chất lượng đồng đều. III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Hoạt động âm nhạc là một trong những hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển cảm giác, trí giác, thẩm mỹ, tạo cơ hội cho trẻ luôn được tiếp xúc với cái đẹp, tạo cho trẻ sự hứng thú với nghệ thuật và say mê sáng tạo nghệ thuật. Các hoạt động âm nhạc được tổ chức trong giờ học âm nhạc, mọi lúc mọi nơi, điều này giúp trẻ ấn tượng về bài hát, gây hứng thú cho trẻ. Để tổ chức tốt các hoạt động này, giáo viên căn cứ vào khả năng của trẻ, vào tác phẩm âm nhạc cho trẻ biểu diễn tự tin, vui vẻ, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Ngoài ra giáo viên cần nắm vững kiến thức chuyên môn của giáo dục âm nhạc. Từ đó xây dựng các hoạt động giáo dục âm nhạc, nội dung tích hợp với các hoạt động khác nhằm tạo hứng thú, kích thích trẻ yêu thích nghệ thuật, âm nhạc, giúp trẻ phát triển tốt hơn, biết yêu thích cái đẹp và phát triển khả năng thẩm mỹ của trẻ. 2. Kiến nghị. - Đối với nhà trường: Triển khai và áp dụng biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc cho tất cả khối lớp trong đơn vị. 8 10
File đính kèm:
- ban_mo_ta_sang_kien_bien_phap_phat_trien_tham_mi_cho_tre_4_5.doc